Bài viết của Bút Canh

[MINH HUỆ 06-08-2021] Anh Vương Dũng (王勇) không bao giờ nghĩ sẽ phải bỏ chạy khỏi chiếc ô-tô của mình. Sau khi đến thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, trong một chuyến công tác tỉnh, ngày 21 tháng 7 năm 2021, anh chuẩn bị bắt đầu hành trình 125 dặm về nhà tại thành phố Chu Khẩu.

Chiều hôm đó, anh Vương xuất phát khá sớm để tránh giờ cao điểm ở Trịnh Châu. Hành trình ban đầu khá suôn sẻ. Nhưng đến 3 rưỡi chiều, anh bị kẹt xe ở đường hầm đường cao tốc Bắc Kinh-Quảng Châu, một trục đường Bắc-Nam chính ở Trung Quốc.

Ở Trịnh Châu, thủ phủ của Hà Nam, trời đã mưa to mấy ngày liền. Dù có chỗ trũng nhất của đường hầm có đọng ít nước, nhưng các tài xế không hề lo lắng. Dù gì thì truyền thông đã đưa tin thành phố gần đây đã chi 50 tỷ nhân dân tệ (7,7 tỷ USD) để cải thiện hệ thống thoát nước. Các nhà chức trách thậm chí còn cường điệu rằng Trịnh Châu là “thành phố bọt biển”, có nghĩa là nó có thể dễ dàng tiêu thoát nước.

Đến 4 giờ 30 phút chiều, anh Vương vẫn bị mắc kẹt trong đường hầm. Giao thông hầu như đình lại, còn mọi thứ khác đều ổn.

Tuy nhiên, đến khoảng 5 giờ chiều, nước bất ngờ tràn xuống hầm như sông. Mực nước dâng lên nhanh chóng. anh Vương lao ra khỏi chiếc SUV của mình và nhìn thấy chiếc xe phía sau bắt đầu nổi lên. Do nước ngập đến đầu gối, anh Vương quay lại kéo bạn mình ra khỏi cửa sau. Nước cứ ào ạt đổ xuống và dâng lên. Hai người bạn giữ chặt lấy nhau và lội qua dòng nước. Họ tìm cách đi đến dải phân cách giữa đường và đi ra khỏi đường hầm. Trong hai phút, chiếc SUV của anh Vương đã biến mất, chìm ngỉm trong nước.

Chỉ có năm phút mà cơn lũ ngập kín đường hầm. Anh Vương và bạn của anh là những người cuối cùng ra khỏi đường hầm. Có bao nhiêu người bị mắc kẹt trong dòng nước đang lên đó? Anh Vương không biết. Tất cả những gì anh biết là đã có rất nhiều xe bị kẹt trước mặt anh.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông báo rằng có sáu người chết do lũ lụt trong hầm đường cao tốc Bắc Kinh-Quảng Châu. Nhiều người nghi ngờ tính chính xác của con số đó. Đường hầm có ba làn xe mỗi hướng và dài hơn một dặm. Ô tô san sát nhau vào thời điểm xảy ra lũ. Ngoài ra, chỉ trong năm phút, có bao nhiêu người có thể quyết định nhanh chóng thoát ra và tìm cách lội qua dòng nước để ra khỏi đường hầm?

Trong khoảng thời gian này, một trận lụt tương tự cũng xảy ra ở các ga tàu điện ngầm ở Trịnh Châu. Nước dâng lên ngập hầu hết toàn bộ các toa tàu. Nhiều người đã chết vì thiếu oxy. Song, tổng số người chết vẫn chưa được xác định.

Thảm kịch này có thể đã không xảy ra nếu như các nhà chức trách đưa ra chỉ đạo đúng. Thực ra, một ngày trước khi thảm họa này xảy ra, Cục Khí tượng đã đưa ra 5 cảnh báo đỏ về mưa bão, nhưng chính quyền Trịnh Châu đã ban hành chỉ thị rằng mọi hệ thống giao thông chính, bao gồm cả đường hầm và tàu điện ngầm, vẫn phải tiếp tục hoạt động.

Tệ hơn, ngay trước khi xảy ra thảm kịch ngày hôm đó, chính phủ đã cho phép xả nước từ hồ chứa Thường Trang, ngay sát Trịnh Châu, vì mực nước trong hồ vượt quá mức báo động. Dòng nước dâng lên mà anh Vương và những người khác trong các đường hầm và tàu điện ngầm nhìn thấy không phải do mưa mà là do nước từ hồ chứa này được xả ra.

Tuy nhiên, rất ít người dân ở Trung Quốc biết nguyên nhân thực sự của thảm kịch này. Đối với cư dân địa phương, ĐCSTQ đã tuyên bố sai lệch rằng Trịnh Châu có lượng mưa lớn chưa từng có, nghìn năm có một, theo đó, thoái thác trách nhiệm của Đảng. Ngoài khu vực đó, hầu như không ai biết thông tin cụ thể nào về những thảm kịch này vì ĐCSTQ có hệ thống kiểm duyệt khổng lồ.

Dối trá về các thảm họa

Có nhiều điểm tương đồng giữa cách ĐCSTQ xử lý lũ lụt ở Trịnh Châu và giai đoạn đầu của đợt bùng phát virus Vũ Hán. Chiêu bài chủ yếu vẫn là che đậy thảm họa và kiểm soát dư luận, gồm cả điều hướng dư luận sang sự việc khác. Như vậy, chính quyền này về cơ bản chỉ tập trung bảo vệ quyền lực và quyền kiểm soát của nó, chứ không hề coi trọng mạng sống và an sinh của người dân.

Chẳng hạn trong một trận mưa khác – một trận mưa lớn hơn, cũng ở tỉnh Hà Nam, xảy ra vào tháng 8 năm 1975. Vào thời điểm đó, 58 đập lớn nhỏ bị sập do chất lượng xây dựng kém. Bảy quận bị ngập trong nước sâu mấy thước. Hơn 12 triệu người ở 29 quận và thành phố bị ảnh hưởng, 6,8 triệu ngôi nhà bị đổ nát. Trận lụt cũng đã phá hủy hơn 60 dặm đường sắt Bắc Kinh-Quảng Châu, làm ngưng trệ hoạt động vận chuyển bằng tàu hỏa trong 18 ngày và dẫn đến thiệt hại trực tiếp về kinh tế lên tới 10 tỷ nhân dân tệ (1,5 tỷ USD).

Tám ủy viên của Ủy ban Quốc gia của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân đã viết bài báo cho biết số người chết trong trận lũ lụt năm 1975 là hơn 230.000 người. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã bóp nghẹt hầu hết các báo cáo về thảm họa này.

Một ví dụ khác là virus SARS lần đầu tiên được báo cáo ở tỉnh Quảng Đông vào tháng 11 năm 2002. Vào thời điểm đó, ĐCSTQ đang tổ chức Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 16. Lãnh đạo ĐCSTQ bấy giờ là GiangTrạch Dân đã ra lệnh cho giới truyền thông không đưa tin về dịch bệnh này để tránh làm hỏng tâm trạng “vui vẻ” của công chúng đối với Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng.

Mãi đến tháng 3 năm 2003, khi một bác sỹ ở Quảng Đông chết vì bệnh SARS ở Hồng Kông, thế giới mới biết bệnh SARS đã lây lan ở Trung Quốc. Nhưng lúc đó đã quá muộn.

Ngay sau đó, vào ngày 2 tháng 4 năm 2003, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã tuyên bố rằng Trung Quốc đã kiểm soát hiệu quả dịch bệnh SARS. Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Zhang Wenkang cho biết trong cuộc họp báo ngày hôm sau, “Tôi tuyên bố một cách có trách nhiệm rằng làm việc, sinh sống và đi lại ở Trung Quốc là an toàn.”

Tuy nhiên, người Trung Quốc vẫn tiếp tục nhiễm bệnh SARS vào thời điểm đó. Tiểu Thang Sơn, trung tâm cách ly bệnh SARS của Bắc Kinh, bận rộn với việc hỏa thiêu thi thể người chết vì SARS. Lãnh đạo ĐCSTQ là Giang Trạch Dân đã đi “chuyến tàu chủ tịch nước đặc biệt” khắp Trung Quốc để tránh bị lây nhiễm.

Trong một ví dụ khác, ngày 23 tháng 7 năm 2011, hai tàu cao tốc đụng nhau gần thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Năm giờ sau, chính quyền thông báo kết thúc nhiệm vụ cứu hộ vì không có “dấu hiệu nào cho thấy có người sống sót”. Vụ va chạm đã phá hủy đoàn tàu, các toa hành khách và chôn vùi tất cả. Tuy nhiên, 16 giờ sau, bé gái hai tuổi rưỡi Hạng Vỹ Y đã được người thân tìm thấy còn sống trong toa tàu chưa được tìm kiếm.

Năm giờ sau, người phát ngôn của Bộ Đường sắt Vương Dũng Bình đã được hỏi trong một cuộc họp báo tại sao lại tìm được một bé gái còn sống sau khi chính phủ ngừng nỗ lực cứu hộ. Giang trả lời: “Có lẽ có thể gọi đây là điều kỳ diệu của sự sống.”

Tệ hại không kém sự che đậy và dối trá của ĐCSTQ là việc đánh giá sai các thảm họa, không có khả năng giải cứu, và coi thường mạng sống con người. Điều quan trọng nhất đối với ĐCSTQ là bảo vệ quyền lực của nó bằng bất cứ giá nào.

Xử lý tình huống sau thảm họa

Nhiều thảm họa ở Trung Quốc là do chính quyền gây ra. Tuy nhiên, bất kể nguyên nhân thực sự là gì, ĐCSTQ vẫn liên tục nói với công chúng rằng người Trung Quốc có thể tồn tại là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bởi vậy, mọi thảm họa tự nhiên hay nhân tạo đều kết thúc bằng “Cảm ơn Đảng”.

Ngày 12 tháng 5 năm 2008, huyện Vấn Xuyên tỉnh Tứ Xuyên đã xảy ra trận động đất cấp 8,2. Con số chính thức được công bố vào ngày 25 tháng 9 là 69.227 người chết; 374.643 người bị thương; và 17.923 người mất tích. Cuộc điều tra của một tổ chức tư nhân cho hay có khoảng 300.000 trường hợp tử vong, bao gồm 30.000 học sinh, trong đó nhiều học sinh ở bậc tiểu học.

Các kênh truyền thông của ĐCSTQ chỉ đưa tin Đảng vĩ đại như thế nào và mọi người đã chung tay với Đảng hỗ trợ các nỗ lực giải cứu. Trong ngày kỷ niệm 10 năm trận động đất, ngày 12 tháng 5 năm 2018, chính quyền Vấn Xuyên đã tuyên bố là “Ngày tri ân [ĐCSTQ].”

Nhưng chính quyền này không hề đề cập đến các công trình trường học không đạt chuẩn bị sụp đổ, làm chết các học sinh bên trong, chưa kể rằng họ chưa từng điều tra xem ai phải chịu trách nhiệm cho các công trình tồi tệ này.

Những phụ huynh có con bị chết trong vụ sập trường đã phải tự điều tra. Họ đến gặp tất cả các cấp chính quyền để yêu cầu công lý hơn chục năm qua. Họ không những không nhận được phản hồi mà còn bị đàn áp, đánh đập, thậm chí bị bắt giữ. Họ còn không được phép tưởng niệm những người đã khuất. Khi họ tìm cách nộp đơn kiện dân sự đối với trường học và nhà thầu xây dựng, nhà chức trách đã từ chối thụ lý với lý do quy định về thời hạn khởi kiện là tám năm, và giờ đã quá hạn.

Đầu năm 2020, “Virus Trung Cộng”, hay virus COVID-19, bùng phát ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. ĐCSTQ lại diễn lại vở cũ: “che đậy, kiểm soát truyền thông, và trấn áp những người thổi còi”.

Trong khi đại dịch vẫn đang lan rộng trên toàn thế giới, ĐCSTQ đã xuất bản cuốn sách “Một Đất nước vĩ đại chiến đấu với đại dịch”, tuyên bố rằng họ đã chiến thắng trong cuộc chiến chống “Virus Trung Cộng” dưới sự lãnh đạo của Đảng vĩ đại. Ngày 8 tháng 9 năm 2020, ĐCSTQ cũng đã tổ chức một buổi lễ trao huy chương cho các “anh hùng” đã chiến đấu chống virus. Tất cả đã tạo nên cảm giác tự hào dân tộc sai lầm và ảo tưởng rằng ĐCSTQ đã chiến thắng virus trong khi các nước khác vẫn đang phải chịu đựng. Đặc biệt, nhiều thanh niên Trung Quốc đã sùng bái Chung Nam Sơn, một chuyên gia y tế hết mình cổ vũ cho những câu chuyện về ĐCSTQ chống virus.

Năm nay, để đánh lạc hướng dư luận khỏi trận lũ lụt ở Trịnh Châu, khiến họ không phát hiện ra thủ phạm thực sự, ĐCSTQ đã tạo ra một số “vấn đề nóng”, như một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng bị kiện vì nhiều vụ cưỡng hiếp và chính quyền phạt các công ty lớn. Mọi người sau đó không còn chú ý đến Trịnh Châu và các nạn nhân ở đó nữa.

Ngược đãi nạn nhân

Một số người có thể lập luận rằng ĐCSTQ đã cử quân lính đến giải cứu các nạn nhân lũ lụt và tổ chức công tác cứu trợ thiên tai. Chẳng phải những người lính đó đúng là những anh hùng đã liều lĩnh mạng sống của mình để cứu người khác sao?

Đúng, họ đúng là những anh hùng, nhưng ĐCSTQ luôn cố gắng thu hút sự chú ý của mọi người vào nó khi cường điệu rằng Đảng vĩ đại như thế nào trong các nỗ lực giải cứu và nó là vị cứu tinh của người dân Trung Quốc. Nhiều quốc gia khác trên thế giới cố gắng hết sức để cứu công dân của họ khi các thảm họa xảy ra, nhưng họ coi những nỗ lực đó là nghĩa vụ của chính phủ, chứ không phải là vốn chính trị để khoe khoang rằng chính phủ vĩ đại như thế nào.

ĐCSTQ chưa bao giờ quan tâm đến cuộc sống của người dân. Tất cả những gì nó quan tâm là duy trì quyền lực. Do đó, nó có thể biện minh cho việc hy sinh một nhóm người nhỏ hơn vì lòng trung thành của một nhóm lớn hơn. Nó không quan tâm đến nhóm thiểu số đó – cho dù họ có chết cũng không quan trọng. Chừng nào đa số còn bị đánh lừa bởi tuyên truyền của ĐCSTQ và tin rằng ĐCSTQ là vị cứu tinh, thì ĐCSTQ vẫn giữ được quyền lực của nó – đó là điều quan trọng nhất đối với chế độ này. Vì vậy, ĐCSTQ luôn ra sức che đậy hết thảm họa này đến thảm họa khác để không làm mất lòng và làm thức tỉnh những người không phải là nạn nhân trực tiếp của thảm họa, thậm chí tổ chức các lễ tưởng niệm sau thảm họa để khiến những người không phải nạn nhân rơi lệ trước sự lãnh đạo tuyệt vời của Đảng trong công tác đập tan thảm họa.

Vì vậy, khi dịch SARS hay virus Trung Cộng lan rộng ở Trung Quốc, trọng tâm chính của ĐCSTQ không phải là những người bị nhiễm bệnh hay tiếp xúc với mối nguy hiểm này, mà là bình ổn những người còn lại. Khi có động đất hay lũ lụt, trọng tâm chính của ĐCSTQ không phải là các nạn nhân mà là công chúng nói chung ở các nơi khác của Trung Quốc.

Ngày 20 tháng 7 năm 2020, đập Vương Gia ở tỉnh An Huy đã mở cửa xả nước sông Hoài, làm ngập hai huyện nơi có 200.000 người sinh sống. Người dân ở đó đã mất tất cả và phải xây dựng lại nhà ở. Đây là lần thứ 16 chính quyền xả nước vào khu vực này kể từ năm 1953.

Mọi người hỏi: An Huy có 15 khu vực được chỉ định là nơi xả lũ, tại sao chính quyền chưa bao giờ di dời dân ở đó đến những nơi khác? Tối thiểu, chẳng phải chính phủ nên chuẩn bị lều, vật tư cứu hộ, và quỹ cứu hộ hàng năm sao? Tại sao không cung cấp gì cho nạn nhân khi xả nước?

Câu trả lời là: ĐCSTQ hoàn toàn không quan tâm đến những người đó – đó là nhóm người mà ĐCSTQ có thể xóa sổ bất cứ lúc nào, miễn là có thể xoa dịu đại chúng.

Kết luận

Văn hóa Trung Hoa truyền thống tin rằng khi nhà cầm quyền làm sai hoặc trái với đạo, sẽ bị Thiên thượng khiển trách bằng những thảm họa để cảnh tỉnh.

ĐCSTQ theo chủ nghĩa vô thần, tẩy não và không có tự do tín ngưỡng, đã đưa người dân Trung Quốc đi vào con đường sai trái.

Nhiều thảm họa, dù là do tự nhiên hoặc do ĐCSTQ gây ra, đã xảy ra ở Trung Quốc. Đã đến lúc mọi người phải nhìn thấu bản chất của ĐCSTQ và rời xa nó.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/6/429151.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/27/194813.html

Đăng ngày 31-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share