Bài viết của Lý Phi

[MINH HUỆ 15-06-2021] Rất nhiều sự việc đều có một quá trình đi từ thay đổi lượng cho đến cải biến chất. Nếu đã biến chất rồi thì thường khó mà thay đổi nữa. Đáng tiếc là, con người thường không để ý lúc thay đổi lượng, đến khi bản chất cải biến rồi mới thấy giật mình. Những việc xảy ra gần đây như bầy voi di cư lên phía Bắc, dân số sụt giảm và vụ án giết hại giáo sư ở Phục Đán, chẳng phải đều là như vậy hay sao?! Nếu như không thể thoát ra, thì người Trung Quốc còn phải trả giá bao nhiêu cho những việc thế này?

Bầy voi di cư lên phía Bắc, dân số sụt giảm, vụ án giết người ở Phục Đán

Bầy voi di cư lên phía Bắc đã thu hút sự chú ý của toàn xã hội về hoàn cảnh sinh tồn của chúng. Khu rừng thiên nhiên ở Tây Song Bản Nạp, nơi sinh tồn của loài voi lớn đã bị hủy hoại, thay vào đó là những rừng cao su và rừng chè béo bở. Nhiều năm trở lại đây, bầy voi ăn không đủ no, thường hay ra khỏi khu bảo tồn đi đến vùng đất nông nghiệp phụ cận tìm kiếm thức ăn như bắp ngô … dẫn đến nhiều xung đột xảy ra giữa người và voi, gây thiệt hại về kinh tế và mạng người. Lần này, chỉ bất quá là bầy voi đi xa hơn đến Côn Minh. Đây chẳng phải là cái giá phải trả cho việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mù quáng phát triển kinh tế, giết gà lấy trứng kiếm tiền cho nhanh hay sao?

Theo kết quả điều tra dân số phổ thông lần thứ 7, người ta mới giật mình tỉnh ngộ hóa ra chính sách về kế hoạch sinh đẻ nên sớm dừng lại. Đầu năm 1991, Trung Quốc vẫn luôn xuất hiện tỷ lệ sinh đẻ thấp hơn mức 2.1; 20 năm sau dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu thu hẹp; vào năm 2012 chi phí lao động tăng cao, tức là tiền lương tăng trưởng nhanh hơn so với năng suất lao động. Hãy thử hỏi ĐCSTQ đang làm gì vào lúc đó? Vào tháng 6 năm 2012, Trấn Bình ở Thiểm Tây cưỡng bức thai phụ không đóng nổi tiền phạt phá thai 7 tháng tuổi! Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên toàn thế giới tiến hành xử phạt kinh tế đối với những gia đình sinh nhiều con. Cưỡng chế phá thai và bạo lực giết người càng khiến người ta cảm thấy kinh hãi. Như hiện nay đã quá muộn để đưa ra chính sách sinh ba con, gánh nặng về chi phí nhà ở và chi phí giáo dục đắt đỏ khiến người ta không dám sinh con. Một số người từng bình luận, người của thế hệ 6x, 7x muốn sinh nhưng không dám sinh, bây giờ người của thế hệ 8x, 9x không muốn sinh nhưng lại bắt người ta sinh, ĐCSTQ đã hủy cả hai thế hệ người. Còn có người bình luận rằng, chúng tôi trước hết là một con người, sau đó mới nói đến chuyện dân số, chứ nếu không xem người ta là con người, thì làm sao có dân số được?

Vụ án giết giáo sư ở Phục Đán khiến cho trong ngoài nước nghe mà khiếp vía. Hiện nay, 80% du học sinh tiến sỹ ở nước ngoài không trở về nước. Nếu như họ biết hoàn cảnh gặp phải sau khi về nước, thì sẽ có nhiều người hơn nữa vứt bỏ ý muốn về nước. Trên thực tế, “cải cách giáo dục” kiểu “chạy theo mục tiêu” ở các trường cao đẳng và đại học đã đưa vào thực tiễn rất nhiều năm. Ở nước ngoài cũng có chế độ này, nhưng ở nước ngoài có đến 70%, 80% giáo viên dạy thuê có thể lưu lại trường. Trong khi đó, ở Trung Quốc tuyển dụng lượng lớn giáo viên dạy thuê, rồi lại đào thải lượng lớn, hoàn toàn không nghĩ tới cảm thụ của những giáo viên trẻ, tạo thành lãng phí nguồn nhân lực cực lớn, gây ra rất nhiều mâu thuẫn và bất mãn. Vụ án giết người ở Phục Đán bất quá chỉ là biểu hiện cực đoan của mâu thuẫn kích phát đến một mức độ nhất định. Kẻ giết người và người bị giết không may trở thành vật hy sinh dưới chế độ giáo dục của ĐCSTQ.

Căn nguyên: Từ cải cách ruộng đất cho đến hôm nay

Như vậy, căn nguyên của những vấn đề này là gì? Lẽ nào là dân số Trung Quốc đông nên không đủ tư nguyên, dẫn tới xã hội phức tạp? Hay là tài lực chính phủ không đủ, khuyết thiếu đầu tư vào giáo dục và chữa trị y tế? Câu trả lời là không phải. Trung Quốc là quốc gia kiểm soát nhiều nhất trên thế giới. Nếu như ĐCSTQ biết sử dụng nguồn tiền kiểm soát của người dân và hàng nghìn tỷ nhân dân tệ chi phí quân sự duy trì ổn định hàng năm đầu tư cho dân sinh, sử dụng số tiền thuế đầu tư bừa bãi vào các tòa nhà chính phủ dùng cho người dân, không tiến hành cưỡng chế đóng cửa trường học tư thục dành cho con em của người làm công ăn lương, thì hệ thống giáo dục và dịch vụ chữa trị y tế của đất nước sẽ tốt hơn nhiều. Con em của những nông dân làm thuê cũng không phải về quê đi học, dẫn tới tình cảnh gia đình ly tán.

Điều khiến người Trung Quốc đau đầu nhất hiện nay là chi phí nhà ở đắt đỏ. Không biết các bạn đã từng nghĩ tới điều này chưa?! Tại sao ở những nước khác, đất đai thuộc về cá nhân, chính phủ chỉ thu thuế giao dịch và thuế bất động sản; trong khi đó, đất đai ở Trung Quốc lại thuộc về nhà nước, chính phủ có thể thu lấy lượng lớn tiền chuyển nhượng đất và chỉ cho người mua quyền sử dụng đất trong 70 năm?

Trên thực tế, trước khi ĐCSTQ cải cách ruộng đất vào năm 1950, nông dân không phải hoàn toàn không có đất đai, chỉ là phú nông và trung nông sở hữu đất nhiều hơn, mà đây cũng là tài sản hợp pháp nhờ họ bỏ công sức làm giàu, tích lũy mà nên. Nông dân làm thuê cho địa chủ nhận được tiền công nuôi sống gia đình, điều này cũng giống như con người hiện đại làm việc lãnh lương ở công ty. Nhưng ĐCSTQ lại xách động thù hận giai cấp, coi địa chủ là giai cấp bóc lột; xách động nông dân cải cách ruộng đất gió tanh mưa máu, đấu tố địa chủ; từ đó nông dân giành được ruộng đất trong thời gian ngắn. Nhưng ĐCSTQ sớm đã có một âm mưu khác ── trước cải cách ruộng đất, ĐCSTQ quyết định đi theo con đường hợp tác xã nông thôn của Liên Xô. Do đó, văn kiện trên giấy của ĐCSTQ hoàn toàn quy đất đai của nông dân vào diện sở hữu tập thể; ngay cả trước khi tiến hành cải cách ruộng đất, đất đai sở hữu đều phải nộp hết lên trên, bần nông trở thành những người trắng tay, nghèo rớt mồng tơi. Trong khi đó, ĐCSTQ lắc mình biến hóa trở thành tên địa chủ lớn nhất Trung Quốc. Chuyện hoang đường hơn nữa là, trước cải cách ruộng đất, ĐCSTQ từng nói nông dân nuôi sống địa chủ, nhưng sau khi nó biến thành địa chủ thì nó lại nói ĐCSTQ nuôi sống nông dân.

Vậy thì nông dân đã nhận được gì? Từ năm 1998 đến 2020, ĐCSTQ dựa vào bán đất tích lũy thu lấy 58,8 nghìn tỷ nhân dân tệ tiền chuyển nhượng đất, nhưng số tiền chia cho nông dân chưa tới 3 nghìn tỷ nhân dân tệ. Nếu như nông dân có quyền sở hữu đất đai, thì ngay cả trường hợp tính theo biểu thuế trưng thu cao nhất ở các nước trên thế giới là 40%, đáng ra chính phủ nên chia cho nông dân 60% số tiền, tức là 35 nghìn tỷ nhân dân tệ. Điều này nói rõ rằng, ĐCSTQ đã cuỗm mất 35 nghìn tỷ nhân dân tệ khỏi tay nông dân sau khi nó độc chiếm đất đai. Đây không chỉ là căn nguyên vì sao nông dân có thu nhập thấp; mà còn là căn nguyên của việc ĐCSTQ lũng đoạn thu đất và bán đất, dẫn đến chi phí nhà ở tăng vọt. Số liệu qua các năm cho thấy, giá đất tăng vọt khiến giá nhà tăng vọt, do đó các nhà đầu tư bất động sản chỉ còn biết xây nhà càng lúc càng cao.

Nói cách khác, ĐCSTQ chính là kẻ cướp đất, kẻ phân phối đất và kẻ thu lợi nhiều nhất ở Trung Quốc. Trong khi đó, người Trung Quốc ắt sẽ trở thành đối tượng bị cướp bóc. Có lẽ có người từng nói, chính phủ cũng muốn khống chế giá nhà cao nhưng khống chế không nổi, kỳ thực đây chính là chỗ tồn tại vấn đề. Năm nay, ĐCSTQ chuyển đổi phương thức bán đất, tung ra nguồn cung cấp đất tập trung để kìm hãm giá đất tăng cao; nhưng do chính phủ địa phương sống nhờ vào tiền chuyển nhượng đất, cùng với cơn khát đất đai của nhà đầu tư và nguồn cung ứng tiền tệ dồi dào trên thị trường nên đã gây ra hiệu ứng ngược, nó khiến cho giá đất đạt ngưỡng cao mới. Như vậy, vấn đề ĐCSTQ làm ngược với quy luật thị trường trong thời gian lâu đã trở thành thói xấu khó mà thay đổi. Bây giờ, dù có sử dụng chính sách quy định thì cũng không cách nào giải khai bế tắc này.

Cũng giống như việc ĐCSTQ tuy không thừa nhận kế hoạch sinh đẻ, kiểm soát hộ tịch, thể chế nhị nguyên thành phố và nông thôn vào thời đại kinh tế kế hoạch là sai lầm; nhưng cũng không thể né tránh hậu quả xấu tệ mà nó mang lại. Ông Lâu Kế Vĩ là quan chức cấp cao trong thể chế của ĐCSTQ, trước đây giữ chức Bộ trưởng Bộ tài chính đã từng chỉ ra, đất đai, lực lượng lao động và nguồn vốn là những yếu tố sản xuất quan trọng nhất; thể chế nhị nguyên hình thành cơ cấu nhị nguyên thành phố và nông thôn cho đến chế độ sở hữu tập thể căn bản nhất của nông thôn đã trở thành lực lượng kéo nền kinh tế Trung Quốc đi xuống, bởi vì chúng đã hạn chế sự chu chuyển của lượng lớn đất nền nhàn rỗi ở nông thôn. 376 triệu nhân khẩu lại không thể giải quyết vấn đề chỗ ở và giáo dục công bình sau khi nông dân lên thành phố làm thuê, dẫn đến một loạt vấn đề xã hội phát sinh.

Đúng như cuốn sách Cửu Bình từng viết “tà ác, lừa dối, xúi bẩy, lưu manh, gián điệp, trấn lột, đấu tranh, diệt chủng, khống chế” là chín nhân tố lớn của ĐCSTQ. ĐCSTQ không phải “phú nông”, mà nó là kẻ cướp bóc dân chúng. Kẻ cắt cổ người dân Trung Quốc không phải là bất cứ thế lực nước ngoài nào, cũng không phải là người Mỹ hạn chế xuất khẩu chíp điện tử và hạt giống để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, mà chính là ĐCSTQ không muốn để cho người Trung Quốc ngóc đầu lên.

Thức tỉnh: Từ dối trá đến hiện thực

Trước ngày 1 tháng 7, ĐCSTQ trấn áp cao độ, duy trì ổn định; thế nhưng vấn đề xã hội và sự kiện đột xuất xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Những tin tức xấu xí và tiêu cực như thảm họa tiêm vắc-xin, biểu tình trường học ở Giang Tô, nộp 40 tỷ nhân dân tệ chủ động chỉnh đốn giáo dục ở Nội Mông v.v. đã đến mức không thể ém nhẹm. Thử hỏi chỗ nào còn chĩa mũi dao sang “thế lực nước ngoài và thế lực phản Hoa” nữa? Hàng ngày, người Trung Quốc giống như tự thân gánh chịu hết thảy những thứ này. Người Trung Quốc chính là cái giá cho sự tồn tại của ĐCSTQ.

Gần đây, ĐCSTQ cao giọng tuyên truyền vở kịch cộng sản “Thời đại thức tỉnh” miêu tả sự thức tỉnh của thế hệ thanh niên năm 1919. Phân cảnh hai người con của Trần Độc Tú đến nơi pháp trường đã trở thành điểm lấy nước mắt trong vở kịch, thế nhưng ĐCSTQ không hề nhắc đến sự thức tỉnh vào những năm cuối đời của Trần Độc Tú ── ông đã triệt để phủ định sự thống trị độc tài của ĐCSTQ và Stalin của Liên Xô, nhận ra chế độ dân chủ Tây phương mới là lối thoát dành cho xã hội; và con gái của ông đã mạo hiểm trốn sang Hồng Kông do không thể chịu nổi bức hại của Cách mạng Văn hóa, cuối cùng cô ấy đào thoát đến Hoa Kỳ, cả đời không muốn quay trở về Trung Quốc.

Người thức tỉnh không chỉ một mình Trần Độc Tú, mà các lãnh tụ thời đầu của ĐCSTQ như Trương Quốc Đào và Cù Thu Bạch cũng nhìn thấu sự tàn nhẫn trong đấu đá nội bộ của ĐCSTQ và ĐCSTQ giả dối chống Nhật đi ngược với đại nghĩa dân tộc, từ đó họ đã lựa chọn vứt bỏ ĐCSTQ. Cho nên mới nói, thế hệ người năm 1919 không phải là thức tỉnh, mà là bị chủ nghĩa cộng sản cám dỗ nên mới kéo đất nước Trung Quốc xuống vực sâu thăm thẳm. Đối với người Trung Quốc mà nói, nhìn thấu bản chất của ĐCSTQ, vứt bỏ tà linh cộng sản mới là thức tỉnh thật sự. Người viết tin rằng những người Trung Quốc từng trải qua nhiều lần vận động và tai họa như Nạn đói lớn, Cách mạng Văn hóa, Thảm sát Lục Tứ v.v. Cũng không hy vọng tấn bi kịch trong lịch sử sẽ lặp lại lần nữa.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/6/15/觀察與覺醒-誰在把中國人當代價–426987.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/10/194544.html

Đăng ngày 19-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share