Bài viết của Svetlana
[MINH HUỆ 09-07-2021] Chiến tranh thế giới thứ hai do Hitler khởi xướng là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại với số người thiệt mạng cao nhất (đặc biệt là dân thường). Cuộc diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã đã gây ra nhiều nỗi đau mà nhân loại sẽ không bao giờ quên.
Nhiều người cho rằng biểu tượng chữ Vạn 卍 là dấu hiệu của Đức Quốc xã và sợ nó. Tuy nhiên, biểu tượng này đã tồn tại trong suốt lịch sử văn minh nhân loại, từ 6.000 năm, thậm chí 10.000 năm trước. Từ phương Đông sang phương Tây, từ cung điện hoàng gia đến nhà ở nông thôn, đâu đâu cũng có thể thấy biểu tượng này– tại sao người ta quý trọng biểu tượng chữ Vạn 卍?
Phải chăng biểu tượng chữ Vạn 卍 thuộc về Hitler và Đức Quốc xã? Nếu như Hitler có sống đến hôm nay, ông ta cũng chỉ 132 tuổi. Thế nhưng, biểu tượng chữ Vạn 卍 đã tồn tại hơn 10.000 năm rồi.
Đối với con người ngày nay, biểu tượng chữ Vạn 卍 mang lại may mắn gì cho chúng ta?
Mục lục:
Chương I: Biểu tượng cát tường mà con người biết đến cách đây ít nhất 6.000 năm
Chương II: Chữ Vạn trong lời tiên tri của người Hopi
Chương III: Cứu Thế Chủ đã trở lại
Lời mở đầu
Adolf Hitler sinh vào tháng 4 năm 1889. Là một nhân vật chính trị người Đức, lãnh tụ Đảng Quốc xã (Nazi), kẻ phát động Chiến tranh Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, làm bùng phát Thế chiến thứ hai ở châu Âu. Hitler tự sát vào ngày 30 tháng 4 năm 1945, khi Đức thua trận.
Hitler là một trong những kẻ chủ yếu hoạch định và khởi xướng cuộc diệt chủng người Do Thái (1941-1945). Dưới sự chỉ huy của ông ta, Đức Quốc xã đã tàn sát ít nhất 5,5 triệu người Do Thái, bất kể nam nữ, già trẻ. Đồng thời, Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đã khiến 29,3 triệu quân nhân và dân thường ở châu Âu thiệt mạng, trở thành cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, với số dân thường bị thiệt mạng lớn nhất.
Không chỉ gây ra nỗi đau sâu sắc không thể quên cho nhân loại, Hitler còn để lại cho thế giới nhiều ấn tượng khó phai bằng sức hút cá nhân, tài diễn thuyết và tuyên truyền của hắn. Biểu tượng chữ Vạn 卍 mà ông ta lợi dụng là ví dụ đáng chú ý nhất.
Ngày nay, những người Do Thái còn sống sót sau vụ thảm sát của Hitler còn lại không nhiều, nhưng nhiều người trong số họ khi nhìn thấy biểu tượng chữ Vạn 卍 vẫn hoảng sợ. Nói cách khác, Hitler đã thành công khi tạo ra khái niệm rằng “biểu tượng chữ Vạn là thuộc về Đức Quốc xã”, đồng thời khiến người ta hễ nói đến chữ Vạn là nghĩ đến biểu tượng màu đen cách đây gần 80 năm.
Thực ra, biểu tượng chữ Vạn 卍 hoàn toàn không thuộc về Hitler và Đức Quốc xã. Cho dù Hitler có sống đến hôm nay thì ông ta cũng chỉ mới 132 tuổi. Biểu tượng chữ Vạn 卍 đã được nhân loại tôn sùng từ 6.000 năm qua, thậm chí hơn 10.000 năm lịch sử.
Chẳng hạn, người Hopi là một bộ tộc da đỏ cổ đại sống ở Hoa Kỳ. Họ có một tảng đá tiên tri quý giá nằm trong khu bảo tồn của người Hopi. Tảng đá vẽ những hình ảnh tiên tri quan trọng nhất đối với bộ tộc Hopi từ hơn 10.000 năm trước. Trong đó, có một biểu tượng chữ Vạn 卍 mang hàm nghĩa vô cùng quan trọng.
Hiện nay, dịch bệnh đã kéo dài 18 tháng và vẫn còn tiếp diễn. Rất có thể hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai, những bí ẩn tối thượng về nhân loại và lịch sử chẳng mấy chốc sẽ được giải khai. Biểu tượng chữ Vạn 卍 này rất có thể chứa đựng một thông điệp quan trọng của vũ trụ. Ngày hôm nay, chúng ta hãy dành mấy phút nhìn lại lịch sử để hiểu được ý nghĩa chân thực của biểu tượng này.
Chương I:Biểu tượng cát tường mà con người biết đến cách đây ít nhất 6.000 năm
Biểu tượng chữ Vạn 卍 trong tiếng Phạn gọi là “Srivatsa”, tiếng Anh là “Swastika”, tiếng Nhật là “Manji”. Ý nghĩa của nó trong tiếng Phạn cổ là “Đám mây lành trên biển” trong tiếng Phạn. Biểu tượng chữ Vạn 卍 có thể thấy ở trên ngực của các vị Phật.
Biểu tượng chữ Vạn 卍 đại biểu cho năng lượng tích cực của vũ trụ và sự cát tường, và đã xuất hiện trong nền văn minh cổ đại của cả phương Đông lẫn phương Tây.
Có người nói, biểu tượng chữ Vạn 卍 được phát hiện sớm nhất ở Ấn Độ và Trung Á vào khoảng năm 2.500 trước Công nguyên. Một nghiên cứu vào năm 1933 chỉ ra rằng, khả năng vào khoảng năm 1.000 trước Công nguyên, biểu tượng chữ Vạn 卍 đã từ Ấn Độ qua Ba Tư và Tây Á, rồi đến Hy Lạp, sau đó tới Ý và Đức.
Bảo tàng Sia ở Berlin, Đức có một bộ sưu tập đĩa Samarra của Iraq. Các nhà khảo cổ học tin rằng chúng có niên đại khoảng 5.000 trước Công nguyên. Những chiếc đĩa này có hình chữ Vạn 卍 ở trung tâm.
Bảo tàng Louvre ở Pháp lưu giữ một chiếc bát gốm Lưỡng Hà. Chiếc bát 6.000 năm tuổi này cũng có vẽ biểu tượng chữ Vạn 卍.
“Nền văn minh Lưỡng Hà”, hay còn gọi là “Nền văn minh Mesopotamian”, là nền văn minh cổ đại phát triển trên các thung lũng màu mỡ giữa sông Tigris và Euphrates, nằm trên lãnh thổ Iraq ngày nay.
Nền văn minh này đã xuất hiện chữ viết hình nêm do người Sumer phát minh ra vào khoảng 3.200 năm trước Công nguyên; Thư viện Barnebas của người Assyria, chứa 24.000 bảng chữ đất sét nung từ hơn 2.600 năm trước; Bộ luật Hammurabi có lời mở đầu, lời kết, và 282 điều luật; các phép tính lượng giác của người Babylon cổ đại; và dự đoán chính xác về nhật thực, nguyệt thực của người Babylon vào năm 747 trước Công nguyên.
Điều đáng ngạc nhiên, chiếc bát gốm của nền văn minh Lưỡng Hà cũng có vẽ mấy biểu tượng chữ Vạn 卍.
Ở Trung Quốc, bình gốm Mã Gia Diêu (马家窑) trong Bảo tàng Tỉnh Cam Túc có họa tiết chính là hình chữ Vạn 卍. Chiếc bình này có niên đại khoảng 5.000 năm.
Ở Anh, một khối cự thạch được chạm khắc hình chữ Vạn 卍 4.000 năm tuổi đã được tìm thấy ở Yorkshire.
Biểu tượng chữ Vạn 卍 cũng được sử dụng rộng rãi ở Hy Lạp cổ đại (800 TCN). Nó được tìm thấy trong các đền thờ, trên các đồ thờ, cũng như bình gốm.
Một bình ngũ cốc được khai quật ở Hy Lạp, có niên đại vào khoảng năm 700 trước Công nguyên, trên đó có hình vẽ nữ thần Artemis (vị thần săn bắn và thần mặt trăng), xung quanh là hình chữ Vạn 卍.
Một chiếc vò hai quai từ đảo Syra trong bộ sưu tập của Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Athens, mô tả về trận chiến thành Troy nổi tiếng, vào khoảng năm 900 trước Công nguyên, có vẽ ba biểu tượng chữ Vạn 卍 phía trên một con ngựa.
Biểu tượng chữ Vạn 卍 cũng được khắc trên các bàn thờ La Mã cổ đại (753-476 TCN).
Biểu tượng chữ Vạn 卍 gắn liền với các vị thần trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Nó được nhìn thấy vào thời kỳ đầu của Cơ Đốc giáo, được những người theo Cơ Đốc giáo trân quý, tôn sùng. Sau đó, nó xuất hiện nhiều hơn trong các đồ trang trí nhà cửa và vật dụng hàng ngày.
Các nước coi trọng tu luyện Phật giáo như Ấn Độ cổ đại, Tây Tạng, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã quen với biểu tượng chữ Vạn 卍. Người Trung Quốc và các nước Đông Nam Á xem chữ Vạn 卍 là biểu tượng có liên hệ với Phật. Trong nhiều kinh sách và tranh vẽ Phật cổ, trước ngực của Đức Phật đều mang biểu tượng chữ Vạn 卍.
Ở Israel, những viên gạch trang trí hình chữ Vạn 卍 đã được tìm thấy trong tàn tích của thị trấn cổ Mamshit, có niên đại từ những năm 400 sau Công nguyên.
Những khám phá về sự xuất hiện của chữ Vạn 卍 trong lịch sử, chứng tỏ biểu tượng chữ Vạn 卍 không liên quan gì đến chủ nghĩa bài Do Thái, mà chẳng qua Hitler đã gán ý nghĩa đó cho biểu tượng này.
Đáng tiếc là, vì Hitler tùy tiện lấy chữ Vạn 卍 mà nhân loại mấy ngàn năm trước trân quý, biến thành màu đen và dùng làm biểu tượng của Đức Quốc xã để thu hút và kích thích cảm quan của người ta.
Tuy nhiên, chúng ta có quyền tự do lựa chọn. Mặc cho Hitler đã lợi dụng biểu tượng chữ Vạn 卍 cổ thế nào, nếu chúng ta chọn ý nghĩa cát tường và năng lượng tích cực, thì biểu tượng này sẽ không còn thuộc về Hitler như mọi người vẫn nghĩ.
Đĩa Samarra từ Iraq
Đĩa Samarra từ Iraq
Khối cự thạch được chạm khắc hình chữ Vạn 卍 4.000 năm tuổi ở Yorkshire, Anh
Bát gốm của nền văn minh Lưỡng Hà
Bình gốm Mã Gia Diêu ở Trung Quốc
Bình ngũ cốc được khai quật ở Hy Lạp
Tượng Phật lớn trên Đảo Đại Dữ Sơn (Lantau), Hồng Kông
Hình chữ Vạn 卍 ở Nhật Bản
Gạch trang trí hình chữ Vạn 卍 ở Israel
Hình chữ Vạn 卍 trên các đồ khảm sứ trong các nhà thờ cổ ở Israel
Hình 卍 Màu đen mà Hitler sử dụng làm biểu tượng của Đức Quốc xã
(Còn tiếp)
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/9/挥走纳粹(1)-427930.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/8/194508.html
Đăng ngày 19-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.