Bài viết của Long Diên

[MINH HUỆ 20-07-2021] Nhiều người biết Giang Trạch Dân là thủ phạm chính ra lệnh bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Vậy mọi người có thắc mắc “Tại sao ông ta phải tấn công Pháp Luân Công và đã làm những gì với Pháp Luân Công trong 22 năm qua?”

Ở Trung Quốc, có một câu nói phổ biến, “Tiện mộ, tật đố, hận” (nghĩa là, ngưỡng mộ dẫn đến đố kỵ, đố kỵ dẫn đến hận). Câu nói này đã mô tả chính xác sự thay đổi thái độ của Giang đối với Pháp Luân Công. Sau khi được truyền ra công chúng lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1992, với những lợi ích to lớn về sức khỏe cùng sức hút của nguyên tắc đạo đức Chân-Thiện-Nhẫn, Pháp Luân Công đã nhanh chóng được hồng truyền khắp Trung Quốc. Số người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc gia tăng nhanh chóng. Khi ngày càng có nhiều người cố gắng sống và trở thành người tốt hơn theo nguyên lý của Pháp Luân Công, môn tu luyện này đã có tác động tích cực to lớn đến sự ổn định xã hội của Trung Quốc.

Theo một tiểu sử về Giang Trạch Dân, ban đầu Giang rất ngưỡng mộ Pháp Luân Công, đến mức bắt chước phong thái của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công. Dần dần, ngày càng có nhiều người bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, trong đó có nhiều cán bộ hưu trí và đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ước tính ở Trung Quốc vào năm 1999, có khoảng 70~100 triệu học viên Pháp Luân Công, cao hơn 66 triệu đảng viên của ĐCSTQ. Giang Trạch Dân ngày càng trở nên tật đố với Pháp Luân Công. Là tổng bí thư của ĐCSTQ, ông ta cho rằng dân chúng sẽ không tuân theo mệnh lệnh của ông ta nếu họ tu luyện Pháp Luân Công. Tâm tật đố của ông ta biến thành thù hận. Sau đó, ông ta quyết định rằng Pháp Luân Công phải bị tiêu diệt.

1. Cục An ninh Nội địa trường kỳ sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công

Ngay từ năm 1994, ĐCSTQ đã bí mật điều tra về Pháp Luân Công nhưng không tìm thấy bất kỳ vấn đề nào. Vào đầu năm 1997, đang tìm lý do để cấm Pháp Luân Công, La Cán, khi đó là người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) một lần nữa đã chỉ thị cho Cục Công An điều tra về Pháp Luân Công. Sau khi cuộc điều tra kết luận rằng “Không tìm thấy vấn đề gì”, La Cán đã ban hành thông tư, do Cục 1 thuộc Bộ Công an, nhằm dán nhãn cho Pháp Luân Công là “tà giáo”. Ông ta cũng chỉ thị cho bộ máy an ninh của quốc gia thu thập bằng chứng một cách có hệ thống. Một lần nữa, nỗ lực này đã chẳng đi đến đâu.

Mặc dù nhà chức trách không phát hiện ra bất kỳ vấn đề gì về Pháp Luân Công, nhưng cảnh sát ở nhiều tỉnh, như Tân Cương, Hắc Long Giang, Hà Bắc, Phúc Kiến, Giang Tô, Liêu Ninh và Sơn Đông, v.v., đã cưỡng chế giải tán các học viên Pháp Luân Công đang luyện công ngoài trời với danh nghĩa “tụ tập bất hợp pháp”. Một số học viên đã bị tịch thu tài sản cá nhân, một số bị giam giữ và đánh đập.

Vào nửa cuối năm 1998, ông Kiều Thạch, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc đã nghỉ hưu, cùng một số cán bộ ĐCSTQ khác đã nghỉ hưu bắt đầu cuộc điều tra riêng về Pháp Luân Công. Sau nhiều tháng điều tra, họ kết luận rằng “Pháp Luân Công đối với nước với dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại.” Báo cáo này đã được gửi đến Ban Thường vụ Bộ Chính trị, do Giang đứng đầu. Giang rất không hài lòng với bản báo cáo này và đã chuyển bản báo cáo cho La Cán, kẻ chống Pháp Luân Công bấy lâu nay.

Hà Tộ Hưu, anh vợ của La Cán, là một học giả tại Viện Khoa học Trung Quốc và là một tín đồ thân cận của ĐCSTQ. Ngày 11 tháng 4 năm 1999, ông ta đã công bố một bài viết trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thanh Thiếu niên (tạp chí này là ấn phẩm của Đại học Sư phạm Thiên Tân). Trong bài viết, ông ta bịa ra những câu chuyện về việc Pháp Luân Công dẫn đến bệnh tâm thần, ngụ ý rằng Pháp Luân Công có thể trở thành một tổ chức tương tự như Nghĩa Hòa Đoàn, là tổ chức dẫn đầu một cuộc nổi dậy vào thế kỷ 19 tàn phá khắp Trung Quốc.

Một số học viên ở Thiên Tân cho rằng cần phải làm sáng tỏ những vu khống đó. Từ ngày 18-24 tháng 4, họ đã đến Đại học Sư phạm Thiên Tân để trao đổi với các biên tập viên của tạp chí này và cố gắng xóa tan ảnh hưởng tiêu cực của bài báo. Tuy nhiên, vào ngày 23-24 tháng 4, Sở Công an Thiên Tân đã cử hơn 300 cảnh sát chống bạo động đến đánh đập các học viên và bắt giữ 45 người.

Khi những học viên khác đến chính quyền thành phố Thiên Tân để yêu cầu thả người, họ được thông báo rằng Bộ Công an đã vào cuộc và họ không thể thả các học viên mà không có sự chấp thuận của Bắc Kinh. Cảnh sát Thiên Tân nói với các học viên, “Các vị đến Bắc Kinh đi. Chỉ có đến Bắc Kinh mới có thể giải quyết được vấn đề này.”

Những kẻ cầm quyền biết các học viên sẽ mạo hiểm tính mạng để bảo vệ sự thật và thỉnh nguyện cho đức tin của họ. Họ cũng biết có nhiều học viên sẽ nói cho nhau về cuộc thỉnh nguyện ở Bắc Kinh. Khi nhiều học viên xuất hiện ở Bắc Kinh, họ sẽ bị dán nhãn “bao vây chính quyền trung ương”.

2. Tâm tật đố của Giang Trạch Dân bùng nổ

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, tại Bắc Kinh, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung bên ngoài Văn phòng Kháng cáo Quốc gia, ở gần khu phức hợp của chính phủ ở Trung Nam Hải. Thủ tướng lúc đó là Chu Dung Cơ đã gặp gỡ các học viên Pháp Luân Công và chỉ thị các quan chức của văn phòng kháng nghị thảo luận về tình hình với các đại diện của Pháp Luân Công. Cuộc họp kéo dài cả ngày, trong thời gian đó, các học viên yên lặng chờ đợi bên ngoài. Khoảng 9 giờ tối cùng ngày, các học viên ở Thiên Tân đã được thả và đám đông đã giải tán trong trật tự. Sự kiện này được gọi là cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4.

Cách giải quyết hòa bình của cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 đã thu hút sự chú ý rộng rãi của quốc tế. Các học viên Pháp Luân Công và ông Chu đã được giới quan sát và truyền thông quốc tế đánh giá cao vì đã tạo tiền lệ cho việc giải quyết các vấn đề xã hội thông qua đàm phán của chính phủ Trung Quốc. Nó được coi là một cột mốc quan trọng trong sự tiến bộ của xã hội văn minh.

Sau này, có tin cho hay, chiều ngày 25 tháng 4, Giang đã đi vòng quanh Trung Nam Hải trong một chiếc xe chống đạn có kính đen. Ông ta không ra khỏi xe hay trao đổi gì với các học viên. Tuy nhiên, ông ta đã nhìn thấy hàng chục học viên trong trang phục quân đội; điều này khiến ông ta vô cùng tức giận. Việc cộng đồng quốc tế đánh giá cao về giải pháp hòa bình cho cuộc thỉnh nguyện, sự phổ biến của Pháp Luân Công, đặc biệt là trong giới quân nhân, đã đẩy Giang đến chỗ mất cả lý trí.

3. Giang tự cho mình quyền cao hơn luật pháp và ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công

Tối ngày 25 tháng 4 năm 1999, Giang viết một lá thư cho Ban Thường vụ Bộ Chính trị, tuyên bố ĐCSTQ phải chiến thắng Pháp Luân Công. Ngày 8 tháng 5, Giang gửi thêm chỉ thị cho các ủy viên Bộ Chính trị, Văn phòng Bí thư Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương ĐCSTQ. Chỉ thị này thường được gọi là Công văn số 19 [1999] của Văn phòng Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Nội dung của công văn này bàn về việc bí mật chuẩn bị cho cuộc bức hại Pháp Luân Công. Giang đã bắt đầu bí mật lên kế hoạch triển khai cuộc bức hại.

Ngày 7 tháng 6, tại cuộc họp Bộ Chính trị, Giang có bài phát biểu kêu gọi mọi người tập trung xử lý và giải quyết vấn đề Pháp Luân Công. Bài phát biểu này sau đó đã được truyền xuống cho tất cả các đảng viên ĐCSTQ nghiên cứu, học tập. Kết quả trực tiếp của bài phát biểu này là việc thành lập “Phòng 610” ba ngày sau đó, vào ngày 10 tháng 6.

Tối ngày 19 tháng 7, tại cuộc họp của các lãnh đạo thuộc Ủy ban cấp tỉnh, Giang đã có một bài phát biểu khác nhằm vận động mọi người sẵn sàng bắt đầu cuộc bức hại. Tâm tật đố của Giang đã khiến ông ta mất cả lý trí; khiến ông ta cho mình có quyền cao hơn pháp luật và ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, ở các thành phố trên khắp Trung Quốc, hàng trăm phụ đạo viên Pháp Luân Công địa phương đã bị bắt giữ ngay tại nhà. Hai ngày sau, ngày 22 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã ban hành công văn tuyên bố cấm tu luyện Pháp Luân Công.

4. Giang đich thân hành động để thu hút sự ủng hộ cho cuộc bức hại

Vào thời điểm đó, trong bảy ủy viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, đã có sáu người phản đối việc bức hại. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, một lượng lớn học viên Pháp Luân Công tiếp tục đến Bắc Kinh và chính quyền địa phương để thỉnh nguyện một cách ôn hòa. Cuộc bức hại đã vấp phải sự phản kháng ngay từ đầu. Tuy nhiên, Giang đã tự mình xây dựng sự ủng hộ cho cuộc bức hại.

Công khai phỉ báng Pháp Luân Công

Trước chuyến công du cấp quốc gia sang Pháp vào ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Giang, ông ta đã nhận lời mời phỏng vấn của tờ báo Pháp Le Figaro. Đây là lần đầu tiên Giang công khai gọi Pháp Luân Công là “tà giáo”, trước khi bất kỳ văn bản hay phương tiện truyền thông nào do ĐCSTQ kiểm soát sử dụng thuật ngữ này. Vài ngày sau, Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của ĐCSTQ, đã đăng các bài xã luận, đặc biệt lặp lại tuyên bố của Giang. Kể từ đó, ĐCSTQ đã sử dụng thuật ngữ vô căn cứ này để phỉ báng Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết là, Pháp Luân Công chưa bao giờ nằm trong danh sách 14 tà giáo do ĐCSTQ xác định. Cho đến nay, cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn không có cơ sở pháp lý nào, có nghĩa là tu luyện Pháp Luân Công luôn hợp pháp ở Trung Quốc.

Ban hành chính sách bức hại tàn bạo

Giang thề sẽ xóa sạch Pháp Luân Công trong ba tháng, nhưng không thể. Theo Lý Bách Căn, cựu Giám đốc Phòng Quản lý Khảo sát và Thiết kế thuộc Ủy ban Thiết kế và Quy hoạch Đô thị Thành phố Bắc Kinh, hiện đang sống ở Hoa Kỳ, ngày 30 tháng 11 năm 1999, ba quan chức cấp cao ở Phòng 610 đã triệu tập 3.000 quan chức chính phủ và tổ chức một hội nghị tại Đại lễ đường Nhân dân để thảo luận về cuộc bức hại Pháp Luân Công, vì ngày càng có nhiều học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, cho dù cuộc đàn áp khắc nghiệt đã diễn ra mấy tháng. Trong hội nghị, Lý Lam Thanh, kẻ đứng đầu Phòng 610 trung ương, đã khẩu truyền lại chính sách mới của Giang là “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.

Mật lệnh “Giết không tha”

Ban đầu, mọi người cảm thấy mệt mỏi với chiến dịch chống Pháp Luân Công theo phong cách Cách mạng Văn hóa này. Nhiều quan chức địa phương thờ ơ với lệnh đàn áp. Vào cuối năm 2000, dường như cuộc bức hại đã mất đi khí thế. Trước tình hình đó, Giang và vây cánh của ông ta đã dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào đêm Giao thừa, ngày 23 tháng 1 năm 2001. Trong những tuần sau đó, nhiều bằng chứng (trong đó có bài báo của Washington Post cho thấy hai trong số những kẻ tự thiêu chưa bao giờ tập Pháp Luân Công) đã chỉ ra rằng vụ việc đã được dàn dựng. Tuy nhiên, do không tiếp cận được thông tin này, nhiều người Trung Quốc đã bị mắc lừa, và dư luận đã quay lưng lại với Pháp Luân Công.

Đối mặt với sự vu khống và bức hại của toàn bộ bộ máy nhà nước, các học viên Pháp Luân Công đã cố gắng hết sức để vạch trần sự dối trá của ĐCSTQ và mang chân tướng đến cho dân chúng. Ngày 5 tháng 3 năm 2002, các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã chặn tám mạng truyền hình cáp trong tỉnh. Trong gần một giờ đồng hồ, họ đã phát các chương trình vạch trần trò lừa bịp như “Là tự thiêu hay là vở kịch?”. Hơn 100.000 khán giả đã theo dõi các chương trình và nhận ra vụ tự thiêu đầy sơ hở. Vương Tiến Đông, một trong những kẻ tự thiêu, đã bị bỏng nặng, nhưng chai nhựa Sprite chứa đầy xăng giữa hai chân ông ta vẫn còn nguyên vẹn. Một người tự thiêu khác là Lưu Xuân Linh đã bị một cảnh sát đánh vào đầu. Bé gái Lưu Tư Ảnh mới phẫu thuật mở khí quản ba ngày đã có thể nói chuyện và hát. Tất cả những sơ hở này đã cho thấy rõ rằng vụ tự thiêu này là một vở kịch.

Tin tức về vụ chèn sóng truyền hình nhanh chóng được truyền đến Trung Nam Hải. Giang đã rất tức giận; ông ta tự ý ban hành lệnh “giết không bỏ sót”. Chưa đầy sau một giờ chèn sóng, cảnh sát đã tiến hành bắt giữ hàng loạt các học viên Pháp Luân Công. Hơn 5.000 học viên ở Trường Xuân đã bị bắt giữ, ít nhất 8 người bị đánh đến chết và 15 người bị kết án từ 4 đến 20 năm tù.

Thu hoạch nội tạng

Việc giết các học viên Pháp Luân Công để cung cấp nội tạng cho hoạt động cấy ghép lần đầu tiên bị đưa ra ánh sáng vào tháng 3 năm 2003. Đây là kết quả trực tiếp của chính sách “hủy hoại thân thể” của Giang. Tội ác như vậy là chưa từng có.

Khi thu thập bằng chứng trong quá trình điều tra, Tổ chức Thế giới Điều tra về Cuộc bức hại Pháp Luân Công phát hiện ra rằng Giang là kẻ đầu tiên ra lệnh thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công để cấy ghép.

5. Kích động bức hại ở nước ngoài

Tháng 9 năm 1999, trong các cuộc họp của APEC ở New Zealand, trước sự ngạc nhiên của nhiều quan chức cao cấp, Giang đã đưa cho Tổng thống Hoa Kỳ bấy giờ là Clinton một bản tài liệu tuyên truyền chống Pháp Luân Công chứa đầy những hình ảnh rùng rợn.

Trong cuộc phỏng vấn với Mike Wallace trên chương trình “60 Phút” (60 Minutes) vào tháng 9 năm 2000, Giang đã bịa ra câu chuyện rằng, nhà sáng lập Pháp Luân Công tự nhận là hóa thân của Phật tổ và cũng là Chúa Jesus tái sinh. Giang cũng tuyên bố rằng Pháp Luân Công đã khiến hàng nghìn học viên tự tử. Con số này thậm chí còn cao hơn tuyên bố của cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ rằng 1.400 “học viên” đã chết “do luyện tập Pháp Luân Công.” Rõ ràng Giang là thủ phạm chính trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

6. Đưa Giang ra công lý

Khi cầm đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, Giang đã vi phạm Hiến pháp Trung Quốc, chà đạp nhân quyền và gây tổn thất khôn lường về tính mạng và tài sản. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã kháng cự lại cuộc bức hại ngay từ đầu và tiếp tục kêu gọi đưa Giang ra công lý.

Các vụ kiện Giang bên ngoài Trung Quốc

Khi Giang có chuyến công du đến Chicago vào ngày 22 tháng 10 năm 2002, ông ta bị các học viên Pháp Luân Công kiện về tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Đây là vụ kiện Giang đầu tiên bên ngoài Trung Quốc, cũng là lần đầu tiên một tổng bí thư ĐCSTQ kiêm chủ tịch nước đương nhiệm bị kiện ở nước ngoài.

Nó đã gây ra một cú sốc lớn trong giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ. Kể từ đó, các học viên Pháp Luân Công ở các quốc gia khác đã kiện Giang và đồng bọn. Các tòa án ở các quốc gia khác đã thụ lý các vụ kiện Giang theo nguyên tắc luật pháp về quyền tài phán quốc tế, cho phép các tòa án nước sở tại xét xử các vụ án diệt chủng và tội ác chống lại loài người bất kể chúng xảy ra ở đâu.

Năm 2009, một thẩm phán Tây Ban Nha đã kết tội Giang và bốn quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ về tội ác tra tấn và diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công. Tòa án đã ban hành lệnh bắt giữ năm thủ phạm này vào năm 2013. Do đó, họ sẽ phải đối mặt với việc bị dẫn độ nếu đến bất kỳ quốc gia nào có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha.

Hơn 200.000 đơn kiện Giang Trạch Dân

Theo trang Minh Huệ Net, kể từ tháng 5 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục đã phát động một làn sóng đệ đơn kiện Giang. Hiện nay đã có hơn 200.000 học viên cùng gia đình họ đệ đơn kiện lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao, yêu cầu đưa Giang ra công lý.

Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ bức hại trong 22 năm qua. Mệnh lệnh “tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng” và “ĐCSTQ phải chiến thắng Pháp Luân Công” của Giang đã hoàn toàn thất bại. Các chính sách hủy diệt do Giang và thuộc hạ của ông ta đề ra vẫn đang được thực thi. Tuy nhiên, lịch sử sẽ sớm phán xét Giang về vai trò là thủ phạm cầm đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/20/428315.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/21/194186.html

Đăng ngày 28-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share