Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Washington DC
[MINH HUỆ 19-07-2021] Ngày 16 tháng 7 năm 2021, khoảng 2.000 học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một buổi thắp nến tưởng niệm tại thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ. Khi màn đêm buông xuống, các học viên lặng lẽ tập trung trước Đài tưởng niệm Washington. Mọi người trang nghiêm dâng nến để tưởng nhớ các học viên đã bị bức hại đến chết vì không chịu từ bỏ đức tin của họ.
Khoảng 2.000 học viên Pháp Luân Công tham gia lễ thắp nến tưởng niệmtại Washington D.C., ngày 16 tháng 7 năm 2021
Các học viên luyện công trước Đài tưởng niệm Washington trước lễ thắp nến tưởng niệm
Khi màn đêm buông xuống, các học viên thắp nến để tưởng nhớ các học viên đã bị bức hại đến chết vì đức tin của họ
Trong số những người tham dự sự kiện này, nhiều người đã trực tiếp bị bức hại trong khi những người khác có người thân trong gia đình là nạn nhân của cuộc đàn áp. Họ cho biết bất chấp cuộc bức hại tàn bạo đang diễn ra, niềm tin của họ vào Pháp Luân Công vẫn không thay đổi. Tất cả họ đều cảm thấy bản thân có trách nhiệm to lớn phải nói cho mọi người biết đến những hành vi tàn bạo đó và mong muốn mang đến cho mọi người niềm hy vọng.
Cô gái trẻ mất cha vìcuộcbức hại: Cơ hội để lên tiếng
Cô Từ Hâm Dương, 19 tuổi, hiện đang học tại một tiểu bang khác. Cô và mẹ đã mất hơn hai giờ đồng hồ đi xe đến Washington DC để tham gia lễ thắp nến tưởng niệm này. Cô nói: “Cha cháu đã bị giết vì đức tin của ông. Hôm nay cháu đến đây để tưởng nhớ ông ấy.”
Cô Từ Hâm Dương (bên trái) và mẹ cô, bà Trì Lệ Hoa (bên phải) cầm những bức ảnh của ông Từ Đại Vĩ, người đã bị tra tấn đến chết vì đức tin của mình
Cha của Từ Hâm Dương, ông Từ Đại Vĩ , đã bị kết án 8 năm tù vì sản xuất tài liệu Pháp Luân Công. Đến khi được trả tự do, ông bị suy nhược về cả tinh thần và sức khỏe. Ông đã qua đời sau đó chưa đầy hai tuần, ở tuổi 34.
“Những người khác có cha, còn tôi thì không. Khi nhìn lại, tôi tự hào rằng cha tôi đã không từ bỏ đức tin của ông dù bị giam cầm và tra tấn trong một thời gian dài như thế”, cô nói.
Nhìn di ảnh các nạn nhân đã qua đời vì bị tra tấn trên tay các học viên xung quanh, cô nói: “Tôi luôn nghĩ rằng mình đã bị bức hại nghiêm trọng nhất. Nhưng hôm nay, sau khi nhìn thấy rất nhiều học viên khác cầm trên tay di ảnh của các nạn nhân, mỗi bức chân dung đều có một câu chuyện đằng sau – tất cả họ đều bị tra tấn dã man. Có lẽ họ còn chịu đựng nhiều hơn tôi, ngoại trừ việc hôm nay tôi có cơ hội để nói ra và làm điều gì đó để chấm dứt việc này.”
Niềm tin vào Đại Pháp giúp người phụ nữ vượt qua những khoảnh khắc đen tối nhất
“Tôi sẽ mang di ảnh của cha tôi đến các buổi thắp nến tưởng niệm diễn ra hàng năm”, cô Stephanie Trương, một học viên nói khi nhìn vào bức ảnh của cha mình với đôi mắt ngấn lệ.
Học viên Pháp Luân Công Stephanie Trương cầm bức di ảnh của cha cô, ông Trương Thủ Nhân
Ông Trương Thủ Nhân, cha của cô Trương, là giám sát viên nhà máy trước khi nghỉ hưu. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997, bệnh cao huyết áp di truyền và các bệnh về tim của ông đã biến mất.
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, người đứng đầu ĐCSTQ thời điểm đó, đã phát động một chiến dịch bức hại Pháp Luân Công. Tháng 10 năm 2000, ông Trương Thủ Nhân, khi đó 65 tuổi, và vợ đã đến Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện cho Đại Pháp. Ông đã bị bắt và trải qua hơn 3 tháng ngủ trên sàn nhà lao trong mùa đông khắc nghiệt của miền Bắc. Trong thời gian bị giam giữ, ông đã bị đánh đập và cơ thể bị suy sụp. Vài tháng sau, vợ ông cũng bị bắt. Ông Trương qua đời vào tháng 8 năm 2001 do áp lực tinh thần quá lớn.
Mẹ của cô Trương bị bắt, cha của cô qua đời, và trường đại học nơi cô giảng dạy ở Trung Quốc liên tục gây sức ép buộc cô phải viết tuyên bố từ bỏ đức tin của mình. Mỗi ngày cô đều phải sống trong áp lực rất lớn. “Cuộc bức hại này đã khiến tôi thấy rõ bản chất thực sự của ĐCSTQ. ĐCSTQ dùng mọi cách để bức hại một nhóm người sống theo nguyên lý ‘Chân-Thiện-Nhẫn’. Điều đó cho thấy chế độ này tàn ác như thế nào.“
Chính niềm tin đã giúp cô vượt qua những thời khắc khó khăn nhất trong cuộc đời. “Người bình thường sẽ không thể chịu đựng nổi nỗi thống khổ như vậy. Tôi chỉ có một suy nghĩ: tín Thần và có tín ngưỡng không có gì là sai cả”.
Sinh viên tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa: Tôi muốn bảo vệ hy vọng của nhân loại
Anh Vương Hân, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, bị kết án 9 năm tùở Trung Quốc
Anh Vương Hân, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, đã bị ĐCSTQ giam giữ khi anh 25 tuổi. Anh đã trải qua nhiều cuộc tra tấn vô nhân đạo trong 9 năm cầm tù và bằng tiến sỹ của anh cũng bị thu hồi.
Anh Vương thường xuyên bị tra tấn về thể xác và tinh thần khi ở trong tù. Anh bị tát vào mặt, bị đũa tre đâm vào ngực, bị giật tóc, bị sốc bằng dùi cui điện và bị bắt đọc các tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công. Anh đã tuyệt thực trong hơn 300 ngày để phản đối cuộc bức hại.
Một ngày nọ, trong thời gian đang tuyệt thực, lính canh đã dùng dùi cui sốc điện và bắt anh uống nước muối. Anh nhớ lại: “Những chiếc dùi cui điện phát ra âm thanh lớn khi chúng đánh vào người tôi nhưng tôi không cất lời. Người lính canh nghĩ rằng dùi cui bị hỏng và đập nó vào giường. Khi thấy nó hoạt động bình thường, họ tiếp tục sốc điện vào tay và chân của tôi. Căn phòng trở nên tĩnh lặng lạ thường. Người ta chỉ có thể nghe thấy âm thanh tanh tách của chiếc dùi cui. Điều đó làm những người bị tra tấn phải hoảng sợ. Sau đó, họ bắt tôi uống nước muối đậm đặc và cấm tôi không được nhổ ra. Nếu tôi nôn ra, họ sẽ tiếp tục bức thực tôi.”
Một tuần sau, phổi của Vương Hân xuất hiện hai lỗ thủng do điện giật. Anh bất tỉnh và không thể kiểm soát việc đại tiểu tiện của mình.
Trong 9 năm ở tù, đã có 500 học viên Pháp Luân Công cùng nhà ngục với anh Vương bị lính canh tra tấn đến chết. Một người trong số họ đã qua đời vì bị đánh đập tàn bạo.
Anh Vương nói: “Nhiều học viên đã phải trả giá bằng cả mạng sống của họ. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người bị tra tấn trong các nhà tù của ĐCSTQ ở Trung Quốc. Nhưng chúng tôi biết rằng một ngày nào đó ánh sáng sẽ xuất hiện và điều đó không còn xa nữa.”
“Chỉ có Sư phụ Lý Hồng Chí mới có thể giúp một nhóm lớn người như vậy nâng cao tiêu chuẩn đạo đức và cải thiện sức khỏe trong một thời gian ngắn. Đại Pháp đã mang lại hy vọng cho nhân loại. Cho dù cho bản thân chúng ta hay cho những người được hưởng lợi ích, chúng ta phải bảo vệ hy vọng này.”
“Ngày càng có nhiều người trở thành học viên Pháp Luân Đại Pháp. Khi có càng nhiều người biết được sự thật về cuộc bức hại và ký tên vào bản kiến nghị phản đối nó, cuộc đàn áp này sẽ kết thúc. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nỗ lực và kiên trì trong quá trình này, và cần phải có người tiến lên phía trước.”
Kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ giúp chấm dứt cuộc bức hại
Anh Hunter Mackay, một sinh viên đại học, cho biết anh đã chứng kiếnsự chuyên chế của ĐCSTQ khi sốngở Trung Quốc trong 3 năm.
Anh Hunter Mackay, một sinh viên đại học từ Utah lần đầu tiên biết đến Pháp Luân Công thông qua sự kiện này. Anh ngay lập tức rất muốn biết thêm thông tin và giải thích rằng anh đã từng sống ở Trung Quốc 3 năm cùng với cha anh, vốn là một nhà ngoại giao nước ngoài. Anh nói, “Chúng tôi đã có dịp chứng kiến tận mắt sự đàn áp của ĐCSTQ. Chúng tôi thấy ý thức hệ Cộng sản đã phá hủy toàn bộ đất nước và người dân đang ao ước tự do như thế nào.”
“ĐCSTQ đã không bị trừng phạt vì đàn áp dã man người dân của nó. Mỹ cần phải áp dụng một lập trường cứng rắn hơn, như ngọn hải đăng dẫn đường cho tự do của toàn bộ thế giới và ngăn chặn việc ĐCSTQ đối xử như thế với người dân. Họ đang vi phạm quyền của chính người dân của họ và điều này cần phải được chấm dứt.”
Ông Barry Liberon,bác sỹ điều trị các bệnh nặng, lần đầu tiên biết đến nạn thu hoạch nội tạng
Ông Barry Liberon đến từ Texas là một bác sỹ chuyên điều trị các bệnh nặng. Đây là lần đầu tiên ông nghe nói đến việc nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bị mổ lấy mà không được sự đồng ý của họ. Ông cho hay ông sẽ nghiên cứu về vấn đề này khi trở về nhà và nói nạn thu hoạch nội tạng là một vấn đề rất nghiêm trọng.
Bối cảnh: Pháp Luân Công là gì?
Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Tới nay, môn tu luyện này đã truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng, môn tu luyện đã được hàng triệu người đón nhận và bước vào tu luyện, họ đều được trải nghiệm sự đề cao cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng, nên đã ban hành lệnh cấm vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên đã mất mạng trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.
Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức ngoài vòng pháp luật có quyền vượt trên cả hệ thống cảnh sát và tư pháp, và có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.
Mọi bài viết, hìnhảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/18/428343.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/19/194151.html
Đăng ngày 23-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.