Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 21-12-2020] Nhóm học Pháp của tôi có một đồng tu lớn tuổi bị nghiệp bệnh trường kỳ không có chuyển biến. Mọi người lần lượt tới giúp ông: “Ông nên thế này, thế kia…” Ai cũng đều nói: “Có lẽ ông nên thế này, thế kia…” Có lúc mọi người bàn luận rất hăng, rất khí thế. Cuối cùng, đồng tu này vẫn qua đời.

Bởi vì tôi biết rõ ông ấy, nên một thời gian dài tâm tình cảm thấy đau buồn, thương tiếc cho ông ấy, trong lòng còn có chút trách móc: “Ngộ tính ông ấy không tốt. Nếu chính niệm mạnh mẽ thì đã không rời đi như vậy.” Mấy năm sau tôi mới ngộ ra, cách suy nghĩ như vậy là sai, tôi vẫn luôn luẩn quẩn trong cái “tự ngã”, trên bề mặt là vì tốt cho người khác, thực tế là xem trọng ngộ của bản thân, trong lòng có sự không phục: “Nếu như nghe lời tôi, ông ấy đã không rời đi.” Tôi phát hiện cũng có rất nhiều đồng tu ôm giữ loại tư tưởng này.

Dù là đồng tu vượt quan nghiệp bệnh hay quan tâm tính, người giao lưu chia sẻ cần phải đặt cơ điểm ở đúng chỗ: Không được xem bản thân mình như “bác sĩ”, thao thao bất tuyệt đưa ra các loại “phương thuốc” khác nhau, cách làm này thông thường người ta không nhận thức được. Người trợ giúp phải rõ ràng: Đồng tu đang trong khó nạn có cần bạn như vậy không? Nếu như giao lưu chia sẻ không khởi tác dụng, bạn nói nhiều mấy cũng vô ích. Người tu luyện còn có lậu, không cần chuyện bé xé ra to. Người còn đang trong tu luyện không thể đâu đâu cũng thông suốt, mấu chốt là điều gì khiến bạn không chấp nhận được? Điều gì khiến bạn lo lắng? Bạn nóng lòng uốn nắn và đánh giá cái gì? Phải chăng đằng sau là biểu hiện của nhân tâm mà bản thân khó có thể phát hiện ra? Cho dù không có, đồng tu đang ở trong nạn cũng phải tự mình cải chính thì mới được tính, bạn không cần sốt ruột.

Một khoảng thời gian rất dài, tôi có một loại biểu hiện như thế này: Nghe nói ai có quan nghiệp bệnh không qua được, hoặc ai có quan tâm tính đang náo động gây ảnh hưởng rất không tốt, tôi liền kích động, tới khuyên bảo giáo huấn. Về sau tôi nghĩ, tại sao lại có cái tâm này? Tìm tới tìm lui, vẫn là tự bản thân mình: cảm thấy những năm qua bản thân tu được vững vàng, trên thân thể không xuất hiện bệnh tật gì lớn, đồng tu cũng nói là “ổn”. Nghĩ đi nghĩ lại, chính cái “ổn” này đã khiến tôi rơi vào một chủng trạng thái tự mãn, tự khen ngợi bản thân. Đây là đại kỵ của người tu luyện, đem khuyết điểm của đồng tu so sánh với ưu điểm của mình, so thế nào cũng thấy mình tốt.

Đại Pháp vô biên, tự mãn và không thể ngồi yên là biểu hiện của sự tuỳ tiện. Tôi thao thao bất tuyệt cùng người khác, giáo huấn người khác, thậm chí đem những sự tình mình trải qua mười mấy năm qua nói sống động như thật. Đây không phải vì tự cảm thấy mình tu được “ổn” hay sao? Người tu luyện cần thấy rõ một điểm: Ba việc dù làm được tốt bao nhiêu, hoặc người khác đánh giá tốt thế nào, bạn đều đang ở trong Đại Pháp chỉ đạo và Sư phụ bảo hộ mà đi tới. Không có Sư phụ từ bi bảo hộ và điểm hoá, đừng nói tới đề cao, cái sinh mạng này có lẽ chẳng còn trên đời. Người tu luyện hết thảy đều là Sư phụ trợ giúp mà thành tựu. Khiêm tốn mới nhanh tiến bộ, tự coi bản thân là trung tâm tất sẽ trượt ngã. Bạn bảo trì trạng thái bình ổn và lý trí, người khác mới nghe lời bạn nói. Trong trạng thái này, mới dễ dàng thấy rõ từng điểm trong tư tưởng của bản thân, mới nhanh chóng trừ bỏ đi nhân tâm.

Giúp đỡ người khác cũng là giúp mình, thành tựu người khác cũng là thành tựu bản thân. Nhìn thấy đồng tu có vấn đề, có lẽ là giả tướng. Không nên tự đề cao bản thân, bước qua hỏi một câu: “Tôi có thể làm được gì cho bạn không?” Một câu nói ấm áp, giống như ánh mặt trời khiến cho đồng tu ở trong nạn dần dần khởi tín tâm. Nếu bạn nói: “Thế này không được, thế kia không được…” có thể khiến đồng tu đang trong nội tâm yếu đuối càng gia tăng áp lực, thậm chí bức họ đến đường cùng.

Đừng sắp đặt đường đi cho đồng tu, áp đặt người khác. Rất nhiều nhận thức là không có tuyệt đối đúng hay sai, chỉ là không cùng cảnh giới. Không cần tranh đấu ép đối phương phải có cùng nhận thức, đối phương không tiếp thụ có thể vì không cùng trên một nền tảng. Nếu như bạn cứ cố chấp nói, thì sẽ hình thành gián cách. Tôi thường nghĩ: Tại sao chia sẻ của bạn thất bại? Bạn nói suốt nửa ngày, đối phương không tiếp thu một điểm nào, thậm chí còn bị áp lực và khổ sở. Đây chính là thất bại của bạn. Người ta thường không chú ý tới loại thất bại này, lần sau lại thao thao bất tuyệt. Nếu như trong giao lưu không thể giúp người khác đề cao và cảm động, chính là lãng phí thời gian.

Tôi còn thể ngộ rằng, phải đứng trên cơ điểm giúp đỡ đồng tu. Bất kể trạng thái của đối phương không tốt thế nào, đều cần thông cảm cho người khác, không to tiếng, mắt nhìn thẳng, không coi thường người khác, như vậy đối phương mới bằng lòng để bạn nói những lời trong lòng, mới cảm thấy bạn ôn hoà, đáng tin. Đặc biệt nếu có đồng tu nói với bạn những chuyện xấu sợ mất mặt, bạn cần chú ý tu khẩu, không nên gặp ai cũng kể ra, như vậy là không có trách nhiệm với đồng tu, là hại đồng tu. Tại sao có người đến chết cũng không chịu nói ra những chuyện không đúng mà mình từng làm? Vì cảm thấy không có ai đáng tin nên không dám nói, sợ xôn xao dư luận.

Trên đây là chút thiển ngộ của tôi. Nếu có điều gì không phù hợp với Pháp, mong các đồng tu chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/21/在帮同修中修去“自我”的一点浅悟-416749.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/22/191063.html

Đăng ngày 25-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share