Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-03-2021] Gần đây khi gặp nhau để đọc các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp, chúng tôi đã chia sẻ những nhận thức của mình về cách phân biệt những niệm đầu bất hảo và loại bỏ chúng.

Suy nghĩ của người ta quyết định những gì họ nói và làm. Ngày nay, xã hội nhân loại đang lao dốc, đạo đức của con người tiếp tục suy đồi. Những niệm đầu bất hảo trong tâm thao túng họ vô tình làm những điều xấu.

Sư phụ đã giảng,

“Có người làm điều xấu, chư vị nói rằng anh ta đã làm điều xấu, anh ta cũng không tin; anh ta thật sự không tin rằng mình đã làm điều xấu; có một số người dùng chuẩn mực đạo đức đang trượt dốc kia mà tự đo lường bản thân mình, cho rằng mình tốt hơn người khác, vì tiêu chuẩn để đánh giá đã thay đổi rồi.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng chúng ta tu luyện giữa những người thường. Nếu chúng ta không thể nhanh chóng phân biệt được những ý niệm bất hảo, chúng ta có thể sẽ chạy theo những niệm đầu bất hảo và làm theo. Những niệm đầu bất hảo này cũng có thể được gia trì bởi các sinh mệnh ở không gian khác, khiến cho việc tu luyện của chúng ta trở nên khó khăn hơn.

Sư phụ đã giảng,

“Tư tưởng chư vị miễn là phù hợp với sinh mệnh loại hình nào, thì nó lập tức khởi tác dụng, ấy vậy mà chư vị không biết được tư tưởng ấy của chư vị có nguồn xuất ra từ đâu, chư vị còn cho rằng đó là tự mình muốn làm thế. Kỳ thực chỉ là vì chấp trước của chư vị dẫn đến việc nó khởi tác dụng, từ đó tăng cường chấp trước của chư vị.” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Các học viên khó có thể trụ vững khi gặp can nhiễu, giữa những thử thách và khổ nạn, hoặc khi bị áp lực. Ví dụ, giả sử một người tu luyện không chú ý đến tâm sắc dục. Trong trường hợp đó, các sinh mệnh bất hảo ở các không gian khác có thể lợi dụng sơ hở này và gia tăng chấp trước dơ bẩn này, những ý niệm về sắc dục sẽ thao túng học viên đó. Vì vậy, khổ nạn sẽ khó khăn hơn và người ấy sẽ cần nhiều thời gian hơn để loại bỏ chấp trước này.

Giả sử một học viên đã phát sinh tình (tình cảm). Những suy nghĩ về tình sẽ thao túng anh ấy hoặc cô ấy. Người học viên này sau đó có thể bị chúng lèo lái, nghĩ và làm những việc sai trái mà không nhận ra. Họ sẽ khó có thể buông bỏ chấp trước vào tình.

Chúng ta nên làm gì? Sư phụ đã dạy cho chúng ta,

“Chư thần nắm rất vững toàn thể xã hội nhân loại. Tuy nhiên, có một điểm, trong vũ trụ này có một [Pháp] lý rằng, khi người ta muốn làm điều gì, con người, là một cá thể, họ muốn làm gì, còn phải xem tư tưởng của người đó. Chư vị muốn tu luyện, được, tôi sẽ giúp chư vị tu luyện; nếu người ta không muốn trở thành người tốt, thế thì tùy chư vị, người đó sẽ trở thành rất xấu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999])

Nếu chúng ta có thể duy trì một chủ ý thức mạnh và đo lường mọi việc từ phương diện Pháp lý, thì chúng ta có thể nói rằng những niệm đầu bất hảo không xuất phát từ bản nguyên của sinh mệnh. Chúng ta có thể phủ nhận và bài trừ chúng. Chúng ta sẽ đề cao trong tu luyện nếu chúng ta có thể làm được việc này. Những học viên đã buông lơi tu luyện trong thời gian dài cần đặc biệt lưu ý điều này.

Trong một bài viết “Tôi đã sống sót một cách kỳ diệu sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng như thế nào” được đăng trên Minh Huệ, người học viên nghe thấy một giọng nói thì thầm bên tai mình, “Ngươi nên được chôn trước mộ mẹ ngươi.” Người học viên không để tâm đến điều đó. Một giọng nói lại vang lên, “Được chôn trước mộ của mẹ ngươi.” Mẹ của học viên đã qua đời chưa đầy một năm trước. Người học viên nói trong tâm, “Ta sẽ không chết. Ta có Sư phụ của mình.” Không phải là giọng nói của một sinh mệnh đang cố gắng thao túng học viên hay sao? Khi học viên nhận thức rõ ràng rằng giọng nói không phải là niệm đầu của mình và bài trừ nó, sinh mệnh kia không thể thao túng anh. Khổ nạn đã biến mất cùng với chính niệm của anh ấy.

Những niệm đầu bất hảo rất mạnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm tốt ba việc của chúng ta, trong trường hợp đó, chúng ta nên phát chính niệm thường xuyên hơn để loại bỏ những niệm đầu bất hảo. Khi chúng ta có chính niệm mạnh, Sư phụ sẽ giúp chúng ta loại bỏ những niệm đầu bất hảo này.

Đôi khi những sinh mệnh ở không gian khác sẽ lợi dụng những niệm đầu bất hảo của người khác để lừa gạt chúng ta. Chúng có thể tạo ra những niệm đầu bất hảo khiến chúng ta thấy rằng những niệm đầu bất hảo là đúng làm cho chúng ta không nhận thức được những niệm đầu bất hảo của mình. Càng khó cho chúng ta vượt qua khổ nạn trong tình huống này.

Sư phụ đã giảng,

“Sư phụ: Vì toàn thể quá trình tu luyện tâm tính, đều là loại bỏ những tư tưởng bất hảo và các chủng dục vọng của chư vị. Nói rằng trong quá trình tu luyện chư vị loại bỏ nó đi cả rồi, không còn sản sinh tư tưởng bất hảo nào nữa, vậy chẳng phải chư vị đã tu luyện tới đích rồi sao? Chư vị đã công thành viên mãn rồi sao? Cho nên trong quá trình tu luyện vẫn sẽ xuất hiện. Có lúc lóe lên niệm đầu bất hảo đó đều là bình thường, nhưng cũng phải chú ý những thứ này, phải chú ý bài trừ nó. (“Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Tế Nam” Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Những niệm đầu bất hảo là những linh thể. Chúng ta giữ vững chính niệm để nhận ra, bài trừ và loại bỏ chúng.

Chúng ta thật may mắn khi trở thành đệ tử Đại Pháp được Sư phụ dẫn dắt để phân biệt chính niệm và những niệm đầu bất hảo. Chúng ta nên đo lường mọi ý niệm dựa trên Pháp của Sư phụ và chân tu.

Ghi chú của người biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/23/识破坏思想-422425.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/28/191613.html

Đăng ngày 21-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share