Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-03-2021] Sư phụ đã giảng:

“Ai cũng có công tác nào đó, hơn nữa cũng cần làm công tác cho tốt.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Tháng Tư vừa rồi tôi đã tìm được một công việc mới là làm người phục vụ bãi đậu xe ca tối. Ở đó chỉ có vài nhân viên, nhưng các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau rất phức tạp. Tiền công trả cho các công nhân dưới mức lương tối thiểu, nhưng họ lại tranh đấu vì danh lợi. Đây là môi trường tu luyện mới của tôi. Tôi đã quyết định phải tu luyện chính mình mỗi khi có xung đột. Tôi muốn lan truyền sự chân thành và tốt bụng cho người bên cạnh trong mỗi công việc hết sức bình thường, tất cả từ những việc nhỏ mà tôi làm.

Có ngay công việc mới khi tôi tìm thấy thiếu sót của bản thân

Mấy năm qua, tôi tìm việc khá khó khăn và tôi đã không thể tìm được một công việc ổn định. Công việc trả lương cao thì lại phải làm quá nhiều thời gian. Công việc có thể linh hoạt hơn thì lại không phù hợp với kỹ năng của mình. Tôi dường như lúc nào cũng phải đi tìm một công việc mới và nó làm tôi rất mệt mỏi.

Một học viên khác đã chỉ ra rằng: “Một học viên Pháp Luân Đại Pháp sẽ không bị đói.” Tôi cũng nghĩ thế. Mọi người tu luyện đều được ban phúc lành và đều có thể tìm được việc làm. Nhưng tại sao tình trạng công việc của tôi lại khó khăn thế nhỉ? Trước đây, mục tiêu của tôi quá cao. Tôi đã muốn tìm được việc gì đó hợp với trình độ kỹ năng của mình và tôi cũng quá kén chọn về mức lương và công việc. Cuối cùng tôi nhận ra rằng tôi đã chưa trừ bỏ hết được các chấp trước này hoặc có thể vẫn có các chấp trước khác mà tôi chưa nhận ra.

Tôi làm công tác kỹ thuật cho các hạng mục Đại Pháp. Vì thế trước đây, tôi muốn công việc của mình phải liên quan đến kỹ thuật và tôi còn muốn có nhiều thời gian rảnh rỗi. Mặc dù trên bề mặt có vẻ như là tôi đặt tu luyện lên hàng đầu, thực ra, tôi đã vô tình trộn lẫn tu luyện với công tác.

Sư phụ (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) đã giảng:

“Vậy thì trong tu luyện chúng ta đã biết một cách hết sức minh xác [thì] chính là đang chủ động tu bản thân mình. Trong cuộc sống chúng ta cần hết mức phù hợp với hình thức xã hội người thường, do vậy công tác của người thường và tu luyện của chư vị phải tách ra, nhất định phải tách ra. Công tác chính là công tác, tu luyện chính là tu luyện.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ)

Sư phụ cũng đã giảng:

“Tu luyện không có điều kiện nào hết; muốn tu luyện, thì tu luyện thôi.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Nhưng tôi đã gộp cả công việc bình thường cùng với tu luyện thay vì tách bạch chúng. Phải chăng là đã thêm điều kiện cho tu luyện? Hèn gì mà tôi đi tìm việc không được suôn sẻ như vậy. Đó là do chấp trước của tôi và vì tôi đã chưa minh bạch về Pháp lý.

Sau khi nhận ra điều này, chẳng bao lâu tôi đã nhận được điện thoại từ chồng của một đồng tu. Anh ấy kể với tôi về một công việc và đề nghị tôi đến đó xem sao. Tôi đến theo lịch hẹn, và tôi đã bắt đầu làm việc ngay đêm hôm đó. Đó là công việc làm ca đêm như tôi vẫn mong muốn, và nó không ảnh hưởng tới hạng mục chứng thực Đại Pháp của tôi trong ngày. Tôi biết đó là an bài từ bi của Sư phụ. Tôi cho rằng lần này rất suôn sẻ bởi vì tôi đã có thể sắp xếp đúng đắn mối quan hệ giữa công tác và tu luyện. Trong công việc của mình, chúng ta gặp phải những sự việc giúp chúng ta đề cao tâm tính, nhưng công việc lại không phải là tu luyện.

Không tranh đấu vì bất kỳ cái gì

Khi tôi bắt đầu làm việc ở đó, tất cả các tủ đựng đồ đều đã bị chiếm giữ và một số đồng nghiệp thậm chí còn chiếm hai hay nhiều hơn hai cái tủ. Các tủ đựng tài liệu trong văn phòng cũng đều bị chiếm hết rồi. Thường thì người ta sẽ trông đợi người quản lý giao cho mình một cái tủ để đựng đồ cá nhân. Nhưng bà ấy đã không làm thế, và không một đồng nghiệp nào từ bỏ mấy cái tủ chiếm thêm của họ.

Tôi không nói gì cả. Tôi nghĩ là một học viên Đại Pháp, mình không nên tranh đấu vì cái đó. Tôi chỉ cất các đồ thiết yếu và đồ vệ sinh hàng ngày của mình trong một hộp giày.

Phần lớn các trụ cảnh báo trong bãi đỗ xe đã bị vỡ do va chạm. Một số thì bị mất chóp. Tôi mang đến một vài dụng cụ và vật liệu từ nhà. Trước hết tôi đổ ít cát vào chân các cột để chúng có thể trụ được trước gió. Rồi tôi dùng mỏ hàn để tạo ra mấy cái lỗ ở giữa các đoạn và dùng dây buộc chúng lại với nhau. Cuối cùng, tôi lau sạch từng cái cột và băng chúng lại để chúng không bị thấm nước. Cứ thế, các cột cảnh báo đã được gắn lại.

Cái ấm đun nước trong văn phòng rất ồn ào vì đáy của nó bám đầy cát, các mảnh nhựa đường, và những thứ khác. Do những mảnh vụn ở dưới đáy, nên phải đun rất lâu nước mới sôi. Tôi dùng một cái tuốc nơ vít đầu dẹt, một con dao, và một cái bàn chải thép cứng hình cầu để làm sạch đáy ấm từng chút một. Rồi tôi nhúng nó vào dung dịch làm sạch để làm sạch hơn đáy ấm. Từ đó, nó đun sôi nước nhanh hơn và không còn gây bất kỳ tiếng ồn nào nữa.

Tôi cũng mang đến từ nhà màn, chiếu, và giẻ lau nhà. Mặc dù quản lý không bao giờ nói gì với tôi, bà ấy đã để ý mọi điều tôi làm và đã biểu dương tôi với mọi người.

Tâm không động khi đối mặt với lợi ích vật chất

Tôi thường uống trà vì tôi làm ca đêm. Tôi mang lá trà trong một cái bình nhỏ và để nó trên bàn. Mỗi đêm tôi uống hết một ấm trà, nên tôi biết khá rõ mỗi ngày tôi dùng bao nhiêu lá trà.

Thế rồi tôi phát hiện ra rằng các lá trà trong bình hết nhanh hơn số lượng mà tôi đã dùng, nhưng tôi không cho đó là một việc gì lớn. Một hôm, đồng nghiệp Ying nói với tôi: “Anh Liu đã uống hết lá trà của bạn. Từ khi bắt đầu làm việc ở đây, anh ta luôn uống trà của người khác. Mọi người đều biết nên cho trà vào tủ đựng đồ khóa lại. Chỉ trà của bạn là ở trên bàn.” Tôi mỉm cười nói: “Anh ấy uống trà đó cũng được. Ít ra như thế thì cũng không phí.” Trước khi thực hành Pháp Luân Đại Pháp, ở nơi làm việc tôi uống rất nhiều trà và thậm chí còn lấy một ít về nhà. Tôi cho rằng có thể đó là một cách giúp mình trả nợ.

Lần khác, một đồng nghiệp khác nghỉ một ngày và tôi làm thay cô ấy. Nhân viên kế toán đã nói với tôi: “Tháng này bạn sẽ được trả thêm một ngày công.” Tuy nhiên, tháng đó khi chúng tôi được trả lương, tôi đã không nhận được khoản nào thêm cả. Cô Ying nói: “Chẳng phải tháng vừa rồi bạn làm thêm ngày hay sao? Sao người ta không trả thêm tiền cho bạn nhỉ? Chúng ta không kiếm được nhiều và đồ ăn của chúng ta đều phải dựa vào tiền công! Bạn nên hỏi xem sao. Nếu không, nhân viên kế toán sẽ cho rằng bạn không phát hiện ra và sẽ không chuyển cho bạn.” Tôi nói “Cô ấy quả là rất bận, có thể chỉ là cô ấy đã quên thôi. Nó không phải là chuyện gì lớn.” Tôi thật sự đã không hề nghĩ về nó. Rồi sau một tháng, tôi đã thấy mình được trả thêm 50 nhân dân tệ. Nhân viên kế toán đã nói với tôi rằng tháng trước cô ấy đã quên khuấy việc đó.

Sư phụ đã giảng:

“Cái gì của chư vị thì sẽ không mất.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Đó không phải là một rắc rối lớn và số tiền cũng không nhiều. Đối với một người tu luyện, đó là một khảo nghiệm về chấp trước đối với lợi ích vật chất.

Có một khách hàng trả phí hàng tháng và thường rời bãi đỗ xe vào lúc 6 giờ sáng. Tôi nhớ chủ nhân chiếc xe, biển số xe, và màu xe. Một buổi sáng có một chiếc xe rời đi vào khoảng thời gian đó, nhưng qua tấm rèm tôi không nhìn được rõ. Nên tôi đã để anh ta đi ra mà không nghĩ gì. Mấy phút sau, chiếc xe mà vẫn thường sáng sáng rời đi đi ra cổng, và tôi đã nhận ra rằng mình đã để một chiếc xe khác đi ra mà không yêu cầu anh ta trả phí. Tôi lên hệ thống và thấy rằng lẽ ra anh ta phải trả 10 nhân dân tệ. Tôi lấy ra 10 nhân dân tệ và để vào ngăn kéo. Tôi cảm thấy đó là lỗi của mình, nên tôi cần phải trả lại khoản đó.

Thể hiện lòng tốt của người tu luyện

Không lâu sau khi tôi bắt đầu làm việc ở đó, một phụ nữ trẻ với cô con gái nhỏ đến chỗ tôi và muốn vay 10 nhân dân tệ. Cô ấy nói: “Tôi đến đây để mua bánh bao cho cháu, nhưng tôi lại quên mang theo tiền.” Tôi lấy ra 10 nhân dân tệ đưa cho cô ấy và hỏi thế đã đủ chưa. Cô ấy nói: “Xin cảm ơn, chừng này đủ rồi. Tôi sẽ trả lại anh.” Lúc đó tôi là người mới và tôi đã kể chuyện đó với một đồng nghiệp.

Cô Ying nói tôi ngốc và rằng người phụ nữ đó đã lừa tôi. Tôi nghĩ: “Nếu 10 nhân dân tệ có thể giải quyết mối nghi ngờ đối với ai đó, chẳng phải là rất tuyệt sao?” Hóa ra ngày hôm sau cô ấy đã quay lại và trả tôi tiền. Chắc hẳn cô ấy đã kể với chồng mình về chuyện này, nên lần nào đến đỗ xe, anh ấy cũng nồng nhiệt chào tôi.

Theo lịch trực của chúng tôi, đêm Giao thừa năm nay là ngày tôi được nghỉ. Một đồng sự tên Trương đã đề nghị tôi liệu có thể làm thay anh ta hay không. Anh ta nói vợ anh ta tàn tật. Tôi đã đồng ý. Cô Ying nói với tôi: “Đừng làm thay anh ta. Vào dịp năm mới nhà ai mà không có việc chứ!” Tôi nói: “Không sao. Không phải chuyện gì lớn.” Gia đình cô Ying tụ tập vào một ngày sau dịp năm mới, nên cô ấy đã đề nghị tôi đổi cho cô ấy, và tôi cũng đã đồng ý.

Khi anh Trương quay lại, anh ta nói: “Tôi thấy áy náy vì anh đã làm thay tôi vào đêm Giao thừa. Tôi sẽ trả thêm cho anh 20 nhân dân tệ.” Tôi chỉ lấy của anh ấy 50 và trả lại 20 nhân dân tệ thêm đó. Anh ấy rất cảm kích.

Sau đó, tôi nghe nói rằng thực ra anh ta đã đi nghỉ, nhưng tôi không quan tâm. Tôi nghĩ là một học viên chúng ta chỉ cần làm điều tốt nhất cho mọi người.

Trong thời gian đại dịch thì có rất ít xe đến bãi đậu và việc kinh doanh tại bãi đỗ xe về cơ bản đã ngừng. Nhưng công ty mẹ của chúng tôi không cho chúng tôi đóng cửa bởi vì chúng tôi còn chịu trách nhiệm an ninh của khu dân cư bên cạnh. Vì vậy quản lý đã yêu cầu mọi người ngừng làm việc chỉ trừ có bà ấy và tôi. Bà ấy làm ca ngày còn tôi vẫn làm ca đêm. Ca của tôi thường bắt đầu lúc 9 giờ tối, nên ca của bà ấy dài hơn ca của tôi một chút. Tôi nghĩ: “Là học viên, chúng ta cần phải luôn nghĩ cho người khác.” Nên tôi đã gợi ý rằng mỗi chúng ta có thể làm việc trong 12 tiếng. Mặc dù điều đó có nghĩa là tôi phải làm thêm thời gian là 1 tiếng rưỡi, nhưng tôi nghĩ chúng ta phải luôn làm theo tiêu chuẩn của Đại Pháp.

Thường mỗi tuần tôi có một ngày nghỉ, nhưng vì chỉ có hai chúng tôi làm việc, nên tôi phải làm việc mọi ngày trong tháng. Khi chúng tôi được trả lương, bà ấy đã đưa thêm cho tôi 200 nhân dân tệ. Tôi nói: “Công ty chúng ta khá là khó khăn do đại dịch. Nếu chị không đưa thêm tiền cho tôi cũng được.” Bà ấy nói: “Anh đã làm thêm bốn ngày nên đây là số tiền anh kiếm được. Tôi thực sự cảm kích vì anh đã nghĩ cho tôi và cho công ty.”

Có một đêm trời mưa rất to, và nước thì ngập trên mắt cá chân tôi. Một chiếc xe đến đậu tầm 2 giờ sáng, nên tôi đã đi giúp họ. Đó là một cái “xe đi chung” có ba sinh viên. Đó là một kiểu xe cho thuê ngắn hạn đặc biệt. Người lái xe đã để lại xe trong bãi đậu và rời đi. Ba sinh viên chỉ có một cái ô. Tôi bảo họ đợi một lát và tôi quay lại văn phòng để lấy thêm hai cái ô cho họ nên họ đã không bị ướt. Tôi bảo họ hôm sau mang trả ô cho nhân viên làm ca ngày. Họ đã rất biết ơn.

Sáng hôm sau tôi kể cho cô Ying. Cô ấy thở dài và nói: “Có thể tin đám sinh viên không?” Tôi cười và nói: “Tôi tin rằng họ sẽ mang trả. Nếu không, tôi sẽ bù lại. Tôi sẽ không để công ty bị mất gì đâu.” Hóa ra họ thực sự đã mang chúng đến trả vào ngày hôm sau.

Tôi luôn tin rằng con người bẩm sinh vốn là tốt và tôi muốn chia sẻ lòng tốt của mình với mọi người.

Hướng nội và tu luyện bản thân

Trong khi tìm việc tôi đã nhận ra rằng các nhân viên an ninh đều mặc đồng phục. Tôi nghĩ: “Hy vọng mình sẽ không phải mặc đồng phục nếu mình làm cho một công ty an ninh. Nếu phải mặc đồng phục, mình sẽ xé bỏ đi cái logo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.” Hóa ra thực sự ở đây tôi không phải mặc đồng phục và có thể mặc quần áo bình thường.

Ở bãi đậu xe, chúng tôi bị gọi bằng đủ loại tên và người ta không tôn trọng chúng tôi. Đôi khi khách hàng say rượu và chửi rủa chúng tôi, lần khác thì người ta cố tình lăng mạ chúng tôi. Khi việc này xảy ra, tôi chỉ đọc lại Pháp của Sư phụ:

“Chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Cá nhân tôi không chấp vào sự lăng mạ đó và cố gắng không nghĩ về chúng.

Một số người thích bóp còi khi ra khỏi bãi đỗ. Thỉnh thoảng khi tôi nhấc thanh chắn lên hơi chậm một chút, lái xe bóp còi liên tục hay thậm chí giữ còi dài. Đầu tiên, tôi thấy bối rối và nghĩ: “Không phải là tôi không để anh qua! Anh không thể đợi vài giây được sao? Sao lại bóp còi liên tục vậy? Có gì gấp đến thế hay sao?” Nhưng rồi tôi tự hướng nội. Hết lần này đến lần khác, khi gặp các đồng tu chậm chạp hơn tôi hay thực hiện công việc bằng một cách khác, chẳng phải tôi cũng muốn hối thúc họ sao? Chẳng phải tôi cũng giống những người thích bóp còi này sao?

Nóng vội cũng là một chấp trước. Khi ai đó mất kiên nhẫn, họ sẽ đánh mất trí huệ của mình và không thể nhẫn chịu. Đây thực sự là một vấn đề tu luyện. Tôi nghĩ: “Rất có thể họ có việc gì đó gấp nên phải vội vàng. Nếu mình có thể giúp họ nhanh được một giây so với lịch hẹn, chẳng phải rất tuyệt sao? Mình phải giúp đỡ mọi người và không được ích kỷ.”

Một lần tôi cần đổi ca cho đồng sự, nhưng không ai muốn giúp và mọi người đều nói ngày hôm đó họ bận. Tôi cảm thấy rối loạn tâm trí và nghĩ: “Tất cả các bạn đều thích đến muộn về sớm, nhưng tôi chưa bao giờ bóc mẽ điều đó. Khi tất cả các bạn đề nghị tôi đổi ca, tôi luôn đồng ý giúp đỡ. Nhưng giờ tôi cần sự giúp đỡ, thì tất cả các bạn đều bận? Đây là lần đầu tiên tôi đề nghị!” Nhưng rồi tôi nghĩ: “Mình không phải là người tu luyện sao? Chẳng phải việc này chỉ ra chấp trước của mình sao? Nó không phải là để giúp mình đề cao sao?” Nên tôi đã sắp xếp lại lịch những gì tôi cần làm.

Lần khác quản lý để lại cho tôi một tờ tin nhắn. Bà ấy nói rằng trong đêm đó tôi phải đi theo các phương tiện để đảm bảo rằng họ đỗ đúng chỗ. Đôi khi họ đỗ xe vào giữa hai chỗ đỗ và sẽ làm ảnh hưởng đến việc đỗ xe vào thời gian cao điểm trong ngày. Tôi cảm thấy hơi khó chịu khi nhìn thấy mảnh giấy đó: “Sao bà ấy hay nhúng mũi vào việc của người khác thế?” Chỉ vài ngày sau, bà ấy còn giao thêm việc cho tôi bao gồm cả việc trông đám xe đạp điện và lau dọn một số khu vực nhất định, mà đó không phải là trách nhiệm của người làm ca đêm.

Lúc đầu tôi hơi khó chịu. Nhưng rồi lại nghĩ: “Đây có phải là trùng hợp ngẫu nhiên không? Nó không phải là việc tốt sao? Đây là thời điểm để mình lại đề cao tâm tính. Không cái nào trong những cái này là to tát cả, nhưng chúng cùng nhau khảo nghiệm liệu mình có thể chấp nhận người ta phê bình mình hay không và liệu mình có muốn đề cao hay không. Nếu tôi chỉ muốn thực hiện những nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của mình, mà không muốn làm việc gì thêm, thì có phải là mình ích kỷ và có chấp trước vào sự an dật hay không?”

Tôi cũng từng có vấn đề tương tự trong các hạng mục Đại Pháp. Tôi chỉ muốn làm những thứ nằm trong phạm vi nhiệm vụ thường hằng của mình-nếu không, tôi sẽ không làm. Nhưng khi một đồng tu đề nghị tôi một việc gì đó, nếu tôi từ chối, thì anh ấy sẽ phải tìm một người khác; nếu người thứ hai cũng từ chối, anh ấy sẽ cần tìm một người khác nữa. Rốt cuộc là sẽ liên quan đến quá nhiều người và uổng phí quá nhiều nỗ lực và thời gian của các học viên Đại Pháp, mà tất cả đều là nguồn lực của Đại Pháp. Vì thế tôi nghĩ rằng mình nên nhận nếu mình có thể. Tất cả đều liên quan đến tu luyện.

Mặc dù vẫn còn nhiều việc mà tôi vẫn chưa làm tốt và tôi chưa đạt được tiêu chuẩn của Pháp, tôi có tâm nỗ lực để làm tốt và có mong muốn luôn đề cao chính mình. Tôi sẽ tiếp tục tu luyện bản thân trong tất cả những việc nhỏ, tận dụng từng cơ hội để đề cao bản thân, và hoàn thành sứ mệnh của mình.

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org].


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/12/-421923.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/24/191544.html

Đăng ngày 22-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share