Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Thượng Hải, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-03-2021] Theo tờ Forbes, Thượng Hải hiện là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Trái ngược với sự tập trung số lượng tỉ phú lớn thứ sáu sống ở thành phố hiện đại, xa hoa này thì cũng có những người mỗi tháng chỉ kiếm được 1.000 nhân dân tệ hoặc không có gì.

Những người này không phải là thành phần “dân số rẻ tiền” mà chính quyền Bắc Kinh đang cố đưa ra khỏi thành phố. Nhiều người trong số họ là cư dân lâu năm của Thượng Hải từng có công việc ổn định và lương hưu đầy đủ sau khi về hưu.

Vậy tại sao những người này không nhận được tiền hưu trí kiếm được của họ? Họ là những học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần và thiền định đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Vì kiên định đức tin và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại, họ đã bị bắt và kết án. Sau khi trở về nhà sau nhiều năm bị tra tấn trong tù, họ phát hiện rằng lương hưu của mình đã bị đình chỉ và họ phải trả lại những gì mà họ nhận trong khi thụ án tù.

Mặc dù không có luật nào ở Trung Quốc nói rằng các học viên Pháp Luân Công khi đang thụ án tù vì đức tin của họ không được hưởng lương hưu, nhưng Phòng An sinh Xã hội, cơ quan phụ trách cấp lương hưu làm việc và bảo hiểm hưu trí xã hội, đã trích dẫn hai tài liệu do Tổng Văn phòng Bộ Lao động và An sinh Xã hội, số 44 năm 2001 và 315 năm 2003, để biện minh cho hành động của họ.

Khi hỏi tại sao họ phải chờ đến gầy đây để thực thi hai luật ban hành vào năm 2001 và 2003, nhân viên trả lời rằng họ đã không nhận được chúng trước đây.

Rơi vào tình thế tuyệt vọng

Ngày 14 tháng 5 năm 2008, bà Phổ Ngọc Anh, 77 tuổi, đã bị bắt và sau đó bị kết án ba năm. Ngày 4 tháng 11 năm 2020, bà nhận được một bức thư từ Phòng An sinh Xã hội Quận Tĩnh An, lệnh rằng bà phải trả lại tất cả lương hưu mà bà đã nhận từ năm 2008 đến 2011. Bức thư nói rằng bà sẽ mất trợ cấp hưu trí, y tế và phương tiện đi lại nếu bà không trả sạch “nợ”.

Bà Phổ đã đến phòng An sinh Xã hội để giải quyết với nhân viên. Những người này nói chuyện rất thô lỗ và không cho bà nói. Một giám đốc nói rằng đây là một “quyết định của toà án và văn phòng tư pháp” nhưng không nói rõ là toà án hay văn phòng tư pháp nào.

Phòng An sinh Xã hội đã gửi một “hoá đơn” khác cho bà Phổ vào đầu tháng 12 năm 2020. Khi bà kiên quyết không trả thì chính quyền đã cắt lương hưu của bà từ ngày 9 tháng 12.

Tháng 3 năm 2021, một nhân viên uỷ ban dân cư đã yêu cầu bà Phổ ký vào một thoả thuận trả lại mọi thứ mà bà đã nhận trong ba năm tù giam nhưng bà từ chối hợp tác.

Tương tự bà Phổ, bà Thi Nhã Quyên đã nhận một lá thư từ Phòng An sinh Xã hội Quận Hoàng Phổ vào ngày 5 tháng 12 năm 2020, yêu cầu bà trả lại tiền lương hưu đã nhận khi đang thụ án từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 3 năm 2010, tổng cộng là 139.269,6 nhân dân tệ. Vì bà từ chối trả tiền nên chính quyền đã đình chỉ lương hưu hàng tháng của bà là 4.504,4 từ tháng 1 năm 2021.

Ngày 8 tháng 2 năm 2021, bà Thi đã khiếu nại với Cục An sinh Xã Hội và Nhân sự Thượng Hải và họ bảo rằng khiếu nại của bà sẽ không đi đến đâu cả.

Tháng 1 năm 2013, bà Trương Tiểu Anh và bà Viên Tiếu Lan đã bị kết án lần lượt bốn năm tù và năm năm tù vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Từ tháng 12 năm 2021, chính quyền bắt đầu giữ lại hai phần ba lương hưu của họ để trả lại tiền mà họ đã nhận trong thời gian thụ án. Hiện họ chỉ nhận được hơn 1.000 nhân dân tệ mỗi tháng, thấp hơn mức sống tiêu chuẩn tối thiểu ở Thượng Hải.

Ông Vương Tác Thiện đã thụ án ở Nhà tù Đề Lam Kiều từ ngày 7 tháng 5 năm 2008 đến 6 tháng 5 năm 2012. Từ tháng 12 năm 2020, chính quyền đã cắt lương hưu của ông và lệnh ông phải trả lại 179.000 nhân dân tệ đã nhận trong khi bị giam.

Ngày 9 tháng 8 năm 2018, bà Ngô Dục Cầm, 70 tuổi, đã bị bắt sau khi các camera giám sát ghi hình bà phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Toà án Quận Tĩnh An đã kết án bà 1,5 năm tù. Vào ngày 24 tháng 12 năm 2020, Phòng An sinh Xã hội Quận Hoàng Phổ đã thông báo với bà rằng họ bắt đầu giữ lại lương hưu của bà từ ngày 8 tháng 1 năm 2021.

Ngày 4 tháng 1, bà Ngô và chồng đã đến phòng An sinh Xã hội. Nhân viên ở đó rất thô lỗ và từ chối nhận bất cứ tài liệu nào mà họ muốn nộp, bao gồm một bức thư từ luật sư của họ. Bà Ngô vẫn đang khiếu nại quyết định này.

Bà Quản Long Muội đã thụ án 3,5 năm từ 2014 đến 2017. Từ tháng 1 năm 2021, lương hưu của bà đã bị ngừng. Sau khi thương lượng với chính quyền, phòng An sinh Xã hội đã đồng ý khấu trừ 600 nhân dân tệ từ lương hưu mỗi tháng của bà để trở “khoản nợ” của bà.

Bà Lưu Văn Anh, 76 tuổi, đã bị kết án ba năm vào tháng 9 năm 2012 và bị tra tấn trong tù vì không từ bỏ đức tin của mình. Chính quyền đã cắt lương hưu của bà từ tháng 2 năm 2021. Hiện bà đang khiếu nại việc này.

Bên cạnh những trường hợp trên, những tháng gần đây đã có thêm bốn học viên ở Thượng Hải bị bức hại tài chính.

Lương hưu của bà Lý Mỹ Trân bị đình chỉ từ tháng 9 năm 2020.
Lương hưu của bà Thái Ngọc Phương bị đình chỉ từ tháng 10 năm 2020.
Tháng 11 năm 2020, bà Đường Liên Đệ bị lệnh phải trả lại lương hưu mà bà đã nhận trong ba năm thụ án trước đây.
Bà Vưu Tú Anh, 77 tuổi, bị đình chỉ lương hưu từ tháng 11 năm 2020.

Bài liên quan:

Sau khi bị cầm tù oan sai vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công, một người phụ nữ Thượng Hải đang đối mặt với việc bị tống tiền và khấu trừ tiền lương

Sau 10 năm bị giam giữ, một người phụ nữ Thượng Hải 75 tuổi gần đây đã bị giữ lại lương hưu

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/29/422688.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/28/192069.html

Đăng ngày 25-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share