Bài viết của học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại

[MINH HUỆ 15-04-2021] Câu chuyện về cái chết của một học viên Pháp Luân Công đăng tải trên trang Minh Huệ Net đã khiến tôi nhớ lại cái chết của con trai mình cách đây 16 năm. Con trai tôi là Diệp Hạo, một kỹ sư tại Viện Thiết kế Kiến trúc Trung Nam ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã qua đời ở tuổi 35 trong cuộc bức hại Pháp Luân Công do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động.

2021-4-13-wuhanyehao.jpg

Anh Diệp Hạo

Người con trai tốt bụng và chính trực

Hạo tốt nghiệp Trường Đại học Công nghệ Hoa Trung, tỉnh Hồ Bắc với chuyên ngành khoa học máy tính. Từ khi còn nhỏ, cháu đã là một đứa trẻ ngoan ngoãn và hiểu chuyện. Ở trường, cháu là học sinh giỏi và được chỉ định làm lớp trưởng. Cha của cháu qua đời khi còn trẻ, một mình tôi nuôi dưỡng hai đứa con và cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi Hạo mắc bệnh viêm gan B ở tuổi đôi mươi và không được trị khỏi hoàn toàn.

Hạo may mắn có cơ hội tham dự khóa giảng Pháp thứ 4 của Nhà sáng lập Pháp Luân Công ở Vũ Hán được tổ chức tại Hội trường Ủy ban Thành phố Vũ Hán vào năm 1993. Kể từ đó con trai tôi bắt đầu tu luyện và từ đó mỗi ngày cháu đều sống rất vui vẻ. Mỗi ngày cháu đều dậy sớm để tới công viên luyện công, chịu khổ khi đả tọa và chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể bắt chéo chân ngồi song bàn.

Sau khi tu luyện chưa đầy sáu tháng, Hạo đã hồi phục sức khỏe. Được trải nghiệm sự mỹ hảo của Pháp Luân Công, Hạo vô cùng biết ơn sự từ bi cứu độ của Sư phụ Pháp Luân Công.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Hạo làm kỹ sư tại Viện Thiết kế Kiến trúc Trung Nam. Trong công tác, cháu chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công và làm việc chăm chỉ, xem nhẹ danh lợi. Hạo luôn sẵn lòng đảm nhận những công việc mà nhiều người không yêu thích, nhưng vẫn đạt được thành quả cao, và nhận được sự khen ngợi của cấp trên và đồng nghiệp.

Trong trận lũ lụt kinh hoàng ở Trung Quốc vào năm 1998, Hạo đã nhiều lần quyên góp quần áo và tiền bạc. Cháu luôn nghĩ đến người khác. Đôi khi tôi còn phàn nàn về sự hào phóng của con trai, nhưng cháu với tôi: “Mẹ à, nếu mẹ có thể đối xử với người khác giống như đối với con thì thật là tốt.”

Tìm công lý cho Pháp Luân Công

Một ngày sau khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công tàn khốc vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Hạo cùng một số học viên khác đã tới chính quyền tỉnh Hồ Bắc với mục đích nói cho các quan chức tỉnh về chân tướng Pháp Luân Công. Tuy nhiên, họ không được phép vào trong khu phức hợp của chính quyền tỉnh.

Đêm 21 tháng 7 năm 1999, rất nhiều phụ đạo viên ở Vũ Hán bị bắt giữ. Khi đó, có khoảng 10.000 học viên nghe được thông tin và tới chính quyền tỉnh để thỉnh nguyện suốt đêm gồm cả tôi (lúc đó tôi cũng đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công). Rất nhiều xe cảnh sát tới và bắt các học viên đi, trong số đó có tôi. Nhiều người trong chúng tôi bị đưa tới trung tâm tẩy não.

Khi cuộc bức hại bắt đầu, Hạo đang trong quá trình làm thủ tục chuyển đến Canada để làm việc. Hạo đã từ bỏ kế hoạch nhập cư vào Canada của mình và quyết định ở lại Trung Quốc.

Ngày 30 tháng 9 năm 2000, sau khi tôi và con trai được trả tự do, chúng tôi tới Văn phòng thỉnh nguyện ở Bắc Kinh để kêu gọi công lý cho Pháp Luân Công. Tối ngày 7 tháng 10, khi chúng tôi về thì nhà tôi đã trở thành một mớ hỗn độn. Vụ đột nhập xảy ra trong khi chúng tôi đang không có ở địa phương. Hạo quyết định tới Bắc Kinh ngay lập tức để thỉnh nguyện một lần nữa. Vào buổi tối cùng ngày, con trai tôi lên tàu để tới Bắc Kinh mà không kịp uống một ngụm nước.

Hạo đi tới Quảng trường Thiên An Môn và giơ cao biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!” và “Trả lại sự thanh bạch cho Sư phụ! Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công!” Khi đó có 11 học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên cả nước có mặt trên Quảng trường Thiên An Môn. Chín người trong số họ đã bị cảnh sát lôi đi. Nhưng cảnh sát dường như không chú ý đến Hạo. Nó cùng một học viên ở Sơn Đông không bị bắt giữ.

Tại Bắc Kinh, Hạo gặp một học viên vừa trốn thoát khỏi Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng ở Liêu Ninh, người học viên này đã kể lại sự bức hại tàn bạo học viên Pháp Luân Công ở đó. Hạo ghi lại thông tin và nhanh chóng gửi tới Minh Huệ Net để phơi bày trại lao động cưỡng bức này.

Bức hại đến chết

Bởi cuộc bức hại mà Hạo bị đuổi việc và phải rời khỏi nhà sống trôi giạt khắp nơi. Cảnh sát và Phòng 610 treo giải thưởng lên tới 70.000 Nhân dân tệ cho ai bắt giữ được con trai tôi.

Một thời gian sau, cháu quay lại Vũ Hán. Con tôi đã tận sức sản xuất tài liệu Pháp Luân Công cho các học viên ở xung quanh bất chấp hoàn cảnh gian nan cực độ mà bản thân đang đối mặt.

Tháng 3 năm 2001, cảnh sát đã tìm ra con tôi. Một trong số họ giả mạo là học viên Pháp Luân Công và đề nghị được gặp Hạo để vì có “vấn đề quan trọng“ muốn nói.

Ngay sau khi tới nơi hẹn, Hạo bị cảnh sát đánh đập tàn bạo và đá cho ngã xuống đất, và sau đó cảnh sát còng tay nó và đẩy vào xe cảnh sát.

Lúc đó, tôi đang bị giam giữ trong trung tâm tẩy não. Sau đó, một viên chức Phòng 610 đã nói với tôi rằng họ đã theo dõi Hạo trong suốt thời gian qua. Thậm chí họ còn biết nó rút tiền tại một ngân hàng ở Bắc Kinh. Sau khi nó về Vũ Hán thì họ mới tiến hành bắt giữ.

Ban đầu Hạo bị giam giữ trong Trại tạm giam Số 2 Thành phố Vũ Hán và sau đó bị chuyển tới trại tạm giam Thanh Lăng ở quận Hồng Sơn. Con tôi bị kết án hai năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Hà Loan mà không tuân theo thủ tục pháp lý và tôi cũng không được thông báo về bản án của con mình.

Trong trại lao động, Hạo phải chịu đựng sự tra tấn tàn bạo, gồm biệt giam một thời gian dài và nhục hình. Con trai tôi kiên định đức tin vào Pháp Luân Công và không bao giờ từ bỏ, nên bị tước quyền thăm hỏi của gia đình. Sự tra tấn tăng cường thời gian dài đã hủy hoại sức khỏe của cháu.

Ngay sau khi được trả tự do, bệnh viêm gan B của con trai tôi đã tái phát, nhưng cảnh sát vẫn không để nó yên. Họ tiếp tục theo dõi, giám sát và sách nhiễu cháu nó. Áp lực tinh thần khiến thân thể của con tôi tổn hại nghiêm trọng hơn và Hạo đã qua đời vào tháng 10 năm 2005.

Trong suốt những năm tháng của cuộc bức hại, nhà của tôi đã bị lục soát năm lần. Tôi liên tiếp bị giam giữ trong trung tâm tẩy não bảy lần với tổng thời gian hơn 18 tháng. Tôi còn bị giam giữ trong trại tạm giam ba lần với tổng cộng sáu tháng. Năm 2012, tôi bị kết án ba năm tù nhưng chấp hành ngoại giam.

Năm 2015, tôi rời Trung Quốc sống lưu vong ở hải ngoại. Năm nay tôi đã 80 tuổi, tôi hy vọng cuộc bức hại vô nhân đạo này sẽ sớm kết thúc. Sự thật của cuộc bức hại đã được phơi bày chỉ là phần nổi của tảng băng.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/14/忆十六年前被迫害致死的儿子叶浩-423341.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/21/191968.html

Đăng ngày 23-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share