Theo Hải Đào, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 01-04-2011] Có khoảng 1.680 trường hợp bức hại học viên Pháp Luân Công ở nhiều trại lao động và nhà tù khác nhau được công bố trên Minh Huệ Net trong năm 2010. Những sự vụ đó đã lan rộng trên 28 tỉnh thành trong cả nước, nhiều tỉnh có số lượng xảy ra ở mức độ cao như: Liêu Ninh, Hắc Long Giang, Sơn Đông, Cát Lâm, và Hà Bắc.

Ít nhất 78 học viên đã qua đời vì bị bức hại

Dựa vào những thông tin thu thập còn hạn chế, có ít nhất 78 học viên được xác nhận đã qua đời trong lúc bị giam do tra tấn, đánh đập, và những kiểu ngược đãi khác nhằm buộc họ “chuyển hóa”. Cộng lại, có ít nhất 3.419 học viên được xác nhận đã chết vì bức hại trong 11 năm qua.

Ngày 3 tháng 7 năm 2010, học viên Pháp Luân Công, bà Lưu Thuật Linh bị tra tấn đến chết tại Trại lao động cưỡng bức cai nghiện thành phố Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Theo các nhân chứng, bà Lưu ngồi trên một cái ghế sắt và đã bị sốc điện bằng dùi cui điện đến chết. Có một vòng vết bầm tím (sự đổi màu của da bởi những vết thâm tím) ở phía sau tai bên trái và ở cổ (xin xem tại đây )

2010-10-20-minghui-persecution-liushuling1--ss.jpg

Bà Lưu Thuật Linh và chồng là ông Tề Triệu Thiên

Chiều ngày 21 tháng 7 năm 2010, ông Chu Văn Hoa đã bị cái gọi là “cải tạo” tại Nhà tù Cảng Bắc ở thành phố Thiên Tân. Đội trưởng là lính canh Lưu Siêu đã chỉ đạo nhiều hình phạt cho ông Chu. Những kẻ bức hại đã tra tấn ông liên tục hơn sáu tiếng, từ chiều đến tận đêm. Ông Chu đã chết vì bị đánh, trong khi hai mắt vẫn mở. Lính canh và tù nhân tại đó đã rất hoảng sợ, nhưng họ vẫn không thể làm ông nhắm mắt lại.(Xin xem tại đây )

Bà Hồ Liên Hoa là một giáo viên tiểu học ở thôn Hàn Tương Quân thuộc xã Tiểu Doanh, huyện Diêm Sơn, tỉnh Hà Bắc. Viên chức ĐCSTQ đã bắt giữ và tra tấn bà nhiều lần. Bà Hồ tiếp tục bị công an huyện Khánh Vân ở tỉnh Sơn Đông bắt vào ngày 2 tháng 9 năm 2010. Gia đình bà cũng không được thông báo về cái chết của bà vào ngày 4 tháng 10 năm 2010 (Xin xem tại đây)

2011-1-6-hualianhua--ss.jpg

Bà Hồ Liên Hoa, giáo viên tiểu học ở huyện Diêm Sơn, tỉnh Hà Bắc.

Ông Thái Phúc Thần là một nhân viên nhà nước tiêu biểu tại Cục thuế thành phố Long Tỉnh, tỉnh Cát Lâm. Ông qua đời lúc 40 tuổi tại Nhà tù Công Chủ Lĩnh vào ngày 15 tháng 9 năm 2010.

Học viên Pháp Luân Công là những người có tiêu chuẩn đạo đức cao

Khi học viên Hàn Trung bị giam tại Trại giam thành phố Đồng Lăng, tù nhân ở đó đã đánh ông. Một tù nhân nói với những người khác, “Chúng ta sẽ không phải chịu gì hết, dù cho chúng ta có đánh ông ấy thế nào – vì ông ấy là một học viên Pháp Luân Công” Bị ĐCSTQ tẩy não bằng những tuyên truyền thù hận, nhiều phạm nhân đã mất nhân tính và tham gia bức hại vì lợi ích của riêng mình. Có vẻ như sự tàn bạo của họ là hợp lý vì đơn giản nạn nhân của họ là một học viên Pháp Luân Công.

Ông Vương Cương là một học viên ở trấn Nghĩa Hợp Trang, thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc. Ông bị kết án 10 năm tù vào năm 2004. Do bị ngược đãi tàn nhẫn, xương, cơ, và các mạch máu ở chân phải của ông đã bị teo lại. Giám đốc nhà tù từ chối thông báo cho gia đình ông Vương nhưng lại chỉ đạo cắt cụt chân phải của ông. Chân phải của ông chỉ còn 7.6 cm (3 inches) sau khi phẫu thuật.

Tháng 8 năm 2009, gia đình ông Vương đã đến đưa ông về. Chính quyền nhà tù Ký Đông đã từ chối thả ông. Mãi đến ngày 14 tháng 10 năm 2009, khi ông được chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối, nhà tù mới thả ông. Ông qua đời vào lúc 10 giờ tối ngày 31 tháng 10 năm 2009.

Ông Vương Cương luôn nghĩ đến người khác và sống theo các tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn. Một lần khi ông cùng người hàng xóm đi mua phân bón trở về nhà, ông phát hiện rằng người bán đã đưa thêm cho ông một túi. Ông ngay lập tức lái xe quay lại và trả lại cho người bán. Cùng năm đó, có một người bị ốm nằm ở trên phố, nhưng không ai quan tâm đến. Ông đã cõng người đó đến bệnh viện. Một người trung thực như vậy đã bị đưa đến nhà tù vì ông đã nói cho nhiều người sự thật về những tuyên truyền thù hận của ĐCSTQ (xin xem tại đây )

Bà Dương Kim Anh là một học viên ở thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy. Bà qua đời vào tháng 11 năm 2003 vì bị bức hại. Hai con trai của bà đang học ở trường trung học tại thời điểm đó. Anh Vương Lỗi, con trai cả của bà, gần đây đã thưa kiện Phòng công an quận Tiếu Thành vì đã giết hại mẹ anh. Anh yêu cầu điều tra và khởi tố những người chịu trách nhiệm. Trong đơn kiện, anh viết, “Mẹ tôi là một người tốt, trung thực. Bà từng bị nhiều bệnh và sống trong đau đớn. Sau khi tập Pháp Luân Công, mọi bệnh của bà đều biến mất. Bà lấy lại được sức khỏe và có một sắc mặt hồng hào. Bà rất bận rộn với công việc gia đình nhưng không còn phàn nàn về sự mệt mỏi nữa. Tháng 4 năm 2002, công an ở Đồn công an Quan Đường đã xông vào nhà chúng tôi mà không có lệnh khám hay xuất trình thẻ cảnh sát. Họ lục soát nhà và đưa mẹ tôi đi. Trong một năm rưỡi bị giam cầm, họ đã tra tấn mẹ tôi theo nhiều cách. Mẹ tôi nặng 50 kg (110 pounds) đã giảm xuống còn 25 kg (55 pounds) trong thời gian ngắn” (xin xem thêm tại đây)

Tra tấn tàn bạo và bị làm nhục

Có ít nhất 200 học viên vẫn bị giam tại Nhà tù nữ Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Hơn nữa, có hơn mười nhà tù và các trại lao động ở tỉnh Sơn Đông đã được chỉ định cụ thể để bức hại các học viên Pháp Luân Công: Nhà tù số 1 tỉnh Sơn Đông (đối với học viên nam), Nhà tù Duy Bắc, Nhà tù Thái An, Trại lao động nữ Tương Thủy Tuyền ở thành phố Tế Nam, Trại lao động Lưu Trường Sơn ở thành phố Tế Nam, Trại lao động Trương Khâu ở thành phố Tế Nam, Trại lao động thành phố Thanh Đảo, Trại lao động nữ số 2 Vương Thôn tại thành phố Truy Bác, Trại lao động Thu Cốc ở thành phố Truy Bác, và Trại lao động Trường Lạc ở thành phố Duy Phường.

Để ép buộc những học viên bị giam cầm từ bỏ tu luyện và viết “ba tuyên bố”, lính canh đã gia tăng ngược đãi—từ đe dọa, đánh đập, đến tra tấn. Sau khi một học viên được đưa đến, lính canh ép buộc ông/bà ấy xem một đĩa DVD phỉ báng Pháp Luân Công, và viết báo cáo hàng ngày bày tỏ “Lòng biết ơn” đến ĐCSTQ.

Tra tấn tàn bạo tại nhiều nhà tù và trại lao động là ngoài sức tưởng tượng.

2010-6-22-masanjia-laojiaoyuan-01--ss.jpg

Minh họa tra tấn: có nhiều loại tra tấn dã man khác nhau ở trại lao động (từ trái sang phải): sốc điện, bị treo lên, giường chết, đánh đập tàn nhẫn.

Trại lao động Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh sử dụng nhiều cách thức tra tấn khác nhau, bao gồm giam cầm, sốc điện, ghế hổ, mặt nạ cứng, treo lên, giường kéo căng, giường chết, co giãn dạ con, và treo bằng dây thừng. Trong năm 2010, hơn 150 học viên vẫn bị giam tại Trại lao động Mã Tam Gia. Trong nhiều báo cáo gần đây, các lính canh đã tra tấn dã man bà Chu Học Mẫn và bà Nhậm Thường Học, kể cả hình thức kéo căng, vào ngày 25 tháng 10 và 5 tháng 11 năm 2010 (xin xem tại đây )

Lính canh Vu Giang đã tra tấn học viên Tôn Nghị ở thành phố Tây An bằng cách thức “treo lên” liên tục trong bốn tháng, từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010.

Trại lao động cưỡng bức số 3 thành phố Quảng Châu có ba phòng biệt giam, nơi các học viên bị giám sát. Để bức hại học viên nhiều hơn, họ dùng một phương pháp tra tấn tàn bạo có tên là “bọc hấp bánh chưng”. Đầu tiên họ trói hai tay học viên ở sau lưng, sau đó dùng dây thừng trói hai chân học viên, và rồi kéo dây thừng ở chân vòng lên hai tay. Sau đó họ kéo mạnh hai chân và tay lại, gây đau đớn cho học viên, cho đến khi họ bất tỉnh. Để “chuyển hóa” học viên, lính canh cũng tra tấn họ bằng cách thức gọi là “mạng dây thừng” (xin xem tại đây)

Bà Lưu Diễm Hoa là một học viên ở thành phố Y Xuân, tỉnh Hắc Long Giang. Bà đã bị biệt giam hơn hai năm. Lính canh đã treo bà lên để tra tấn trong 15 ngày, sau đó là bắt bà ngồi bất động trên ghế sắt.

Tại Nhà tù nữ Sơn Đông, lính canh chỉ đạo tù nhân lột bỏ quần áo học viên, thậm chí cả đồ lót. Học viên không được mặt đồ lót hay dùng giấy vệ sinh, ngay cả khi trong kỳ kinh nguyệt.

Lính canh áp dụng hình thức lao động nặng nhọc để kiếm tiền từ học viên Pháp Luân Công ở các trại lao động và nhà tù. Tại Nhà tù nữ Liêu Ninh, mỗi khu đều có hợp đồng với trưởng khu. Sau khi trả hàng triệu nhân dân tệ tiền hoạt động cho nhà tù và trả lương cho lính canh, trưởng khu sẽ lĩnh số tiền còn lại. Để tăng lợi nhuận, họ đã khai thác tù nhân một cách dã man, và vi phạm luật lao động (ghi rằng những người bị giam cầm chỉ làm việc 8 tiếng một ngày). Tù nhân phải lao động cưỡng bức thêm nhiều giờ, thường là 15 tiếng mỗi ngày. Thêm vào đó, có hơn sáu tháng trong một năm, người lao động phải làm việc quá thời gian, khoảng 17 tiếng mỗi ngày (xin xem tại đây)

Xin giúp đỡ chúng tôi

Khi các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm, họ đều giữ vững tín ngưỡng của mình. Họ từ chối mặc đồng phục nhà tù, không chấp hành các quy định giam cầm hoặc tham gia lao động nặng nhọc. Hơn nữa, họ còn cố gắng giảng rõ sự thật cho những người khác – cho tù nhân và lính canh – để thức tỉnh lương tâm của họ. Kết quả là, nhiều tù nhân bắt đầu học Pháp Luân Công.

Nhiều gia đình học viên đã dần nhận ra rằng ĐCSTQ là vô pháp vô thiên. Do đó họ đã đến nhiều trại giam để yêu cầu trả tự do cho các học viên. Nhiều người còn thuê luật sư để bào chữa vô tội cho học viên.

Cũng có nhiều câu chuyện kể về những người hàng xóm cùng nhau giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công. Lấy ví dụ, khi công an bắt giữ ông Viên Ngọc Long, một học viên ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Hắc Long Giang và con trai là Viên Thủ Giang cùng con dâu là Cung Kim Phân. Nhiều người đã cùng nhau ký vào một thư thỉnh nguyện, khẳng định họ vô tội và yêu cầu trả tự do cho họ. Công an ở Phòng công an Phủ Thuận đã không có sự lựa chọn nào ngoài việc thả hai người trong số họ.

Xin hãy giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công và khiến cho cuộc bức hại này kết thúc. Với sự giúp đỡ của các bạn, nhiều người vô tội sẽ được tự do.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/14/2010年中共监狱、劳教所迫害综述-234883.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/1/124164.html

Đăng ngày: 11-04-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share