Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 10-01-2011] Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở tỉnh Thẩm Dương tẩy não các học viên Pháp Luân Công bằng bạo lực và tra tấn, đánh đập dã man học viên để ép họ từ bỏ niềm tin của mình. Nhiều học viên đã bị tra tấn đến chết hoặc bị tàn phế, hoặc mất cảm giác ở tay chân. Các phương pháp tra tấn mà trại lao động sử dụng bao gồm “giường kéo” (hai tay học viên bị còng vào hai giường bằng kim loại và sau đó được đẩy ra xa hai bên), “giạng chân” (học viên bị đẩy xuống sàn với hai tay đẩy về một bên và bị còng vào chấn song của một chiếc giường bằng kim loại, sau đó chân họ bị kéo về hai hướng khác nhau), và “treo lên” (đại quải) (học viên bị treo lên từ lò sưởi với hai tay bị kéo ra xa hoặc một tay bị còng vào lò sưởi). Những cách thức khác được sử dụng bao gồm sốc bằng dùi cui điện, như sốc điện vào ngực, biệt giam các học viên, hay đánh và đá vào mặt học viên.

Trong năm 2010, có hơn 150 học viên vẫn bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Gần đây, nhiều lá thư của học viên được lén mang ra ngoài, và đã phơi bày sự bức hại khốc liệt ở đây. Dưới đây là thông tin chi tiết.

2011-1-9-masanjialetter--ss.jpg

Lá thư số 1: “Nhóm bức hại tập trung” hình thức để bức hại học viên Pháp Luân Công

Trong phòng “Đông Cương” (một phòng tối dùng để bức hại các học viên Pháp Luân Công), một “nhóm bức hại tập trung” được thành lập. Những thành viên trong nhóm đó gồm Trương Lỗi, Trương Tú Vinh, Chu Hiểu Quang, Bàng Bác, Trương Lệ Lệ, Trương Quân, Trương Hoàn, Trương Trác Tuệ và nhiều nhân viên nam khác. Giám đốc trại lao động cưỡng bức trực tiếp phụ trách vấn đề này. Dưới đây là chi tiết của một học viên bị giam tại trại lao động cưỡng bức:

Ngày 20 tháng 10: Hôm nay chúng tôi bắt đầu trả lời các câu hỏi (họ đang cố tìm hiểu chúng tôi nghĩ gì)

Ngày 25 tháng 10: Học viên Chu Học Mẫn bị đưa đi và bị bức hại vào buổi sáng. Vào buổi tối, lính canh Trương Hoàn nói về thông báo “kỷ luật được thiết lập” trong trại lao động cưỡng bức từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 20 tháng 11.

Ngày 27 tháng 10: Mọi người tham gia lễ chào cờ vào lúc 10 giờ 30 sáng và giơ tay lên thề “tám điều vinh quang, tám điều hổ thẹn”. Học viên Chu bị đưa về Đông Cương. Học viên Lư Lệ Bình bị đưa đến Đông Cương để bức hại và không trở về cho đến ngày 28 tháng 10.

Ngày 29 tháng 10: Học viên Lưu Hiểu Nhã và Lý Kiệt lần lượt bị đưa đến Đông Cương để bức hại vào buổi sáng và buổi chiều. Học viên Lưu không trở về cho đến ngày 1 tháng 11.

Ngày 1 tháng 11: Học viên Lưu Vinh Hoa, Điền Ngọc Mai, và Đổng Anh bị đưa đến Đông Cương để bức hại và bị ép trả lời các câu hỏi bằng văn bản.

Ngày 2 tháng 11: Học viên Điền Ngọc Mai trở về vào buổi sáng và học viên Lưu Vinh Hoa trở về vào buổi chiều.

Ngày 3 tháng 11: Học viên Đổng Anh từ Đông Cương trở về. Hai học viên Lý Xuân Hoa và Lý Tú Chi phải thừa nhận “những sai sót” của họ trước toàn nhóm và nói xấu Pháp Luân Đại Pháp và Sư Phụ. Vào buổi tối, học viên Lý Tú Chi đã bị ngất trong phòng hoạt động.

Ngày 4 tháng 11: Hai học viên Trần Tiểu Anh và Hành Thục Phương lần lượt bị đưa đến Đông Cương vào buổi sáng và chiều. Học viên Hoa Ngọc Mẫn bị một nhân viên điều tra vụ án ở địa phương thẩm vấn. Học viên Đổng Diễm Hoa được mời đến để “nói chuyện”.

Ngày 5 tháng 11: Học viên Nhậm Thường Học bị đưa đến Đông Cương để bức hại vào buổi sáng.

Ngày 6 tháng 11: Học viên Hành Tố Phương được đưa về nhóm mới đến vào buổi sáng. Học viên Trương Hiểu Yến bị đưa đến Đông Cương để bức hại vào buổi chiều.

Ngày 9 tháng 11: Học viên Vương Lệ Hoa bị đưa đến Đông Cương để bức hại.

Ngày 10 tháng 11: Học viên Bao Khánh An bị đưa đến Đông Cương và buổi sáng và bị phạt phải ngồi xổm trong nửa ngày. Học viên Bao Khánh An sinh năm 1948 và đến từ Bản Khê

Lá thư số 2: Trại Mã Tam Gia có ý định kéo dài bức hại đến Tết Âm Lịch

Từ giữa tháng 10, một cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công mới đã bắt đầu dựa trên việc viết lại ba tuyên bố.

Bà Chu Học Mẫn là một học viên Pháp Luân Công ở quận Vọng Hoa, thành phố Phủ Thuận. Bà năm nay 47 tuổi và bị giam tại trại lao động cưỡng bức hai lần. Bà từ chối thề trung thành trước lá cờ đỏ vào ngày 13 tháng 10 và bị Trương Lỗi đánh dã man. Một chiếc răng của bà bị đánh rơi ra ngoài. Sau đó bà bị tra tấn trong hai ngày ba đêm vì bà tuyên bố rằng ba tuyên bố mà bà đã viết trước đây là vô hiệu. Huyết áp của bà tăng đến 200 nhưng họ vẫn không dừng tra tấn bà. Sau đó bà phải đi lao động.

Bà Lư Lập Bình là một học viên Pháp Luân Công ở quận Vọng Hoa, thành phố Phủ Thuận. Bà năm nay 41 tuổi. Do bà phản đối bức hại, tứ chi của bà đã bị còng vào giường và miệng bà bị dán băng keo. Có bốn hay năm lính canh đánh đập và kéo tóc bà. Ba ngày sau, bà bị đưa đến nhiều xưởng để lao động cưỡng bức. Thủ phạm là Trương Quân, Trương Trác Tuệ, Trương Lỗi.

Bà Lý Kiệt làm một học viên Pháp Luân Công ở Phượng Thành, Đan Đông. Bà bị tra tấn trong nhiều ngày trước khi bị đưa đến một trại tẩy não để “chuyển hóa”. Nhiều học viên bị ép viết lại ba tuyên bố và chỉ trích các bài báo. Họ bị tra tấn và đe dọa rằng hình phạt của họ có thể bị kéo dài.

Bà Lưu Vinh Hoa là một học viên Pháp Luân Công ở quận Trung Sơn, thành phố Đại Liên. Bà năm nay 47 tuổi. Bà bị giam tại trại lao động cưỡng bức hai lần. Lính canh đã đánh bà dã man và tra tấn bà. Bà có vấn đề về tim nghiêm trọng, và bị buộc phải viết ba tuyên bố. Bà bị giam tại Mã Tam Gia trong hơn một năm. Lính canh đánh bà dã man khi huyết áp của bà lên 180. Từ ngày 3 tháng 11, bà không thể ăn hoặc uống. Bà đi lại khó khăn, nhưng vẫn phải đi lao động.

Lá thư số 3: Bà Đỗ Ngọc Hồng bị tra tấn kéo căng và bị đánh khi bị treo lên.

Bà Đỗ Ngọc Hồng, 41 tuổi, bị kết án một năm lao động cưỡng bức. Bà bị tra tấn dã man tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Lần đầu tiên khi đến đây, bà đã từ chối hợp tác và cự tuyệt từ bỏ niềm tin. Bà bị đưa đến Đông Cương và bị tra tấn trên giường kéo căng. Kết quả là bà bị mất cảm giác ở tay bên trái.

Từ ngày 16 tháng 11 đến ngày 30 tháng 11 năm 2010, bà Đỗ lại bị đưa đến Đông Cương để bức hại. Bà bị phạt bằng việc ngồi xổm trong 7 ngày. Họ đặt tai nghe vào tai bà và ép bà nghe những đoạn ghi âm nói xấu Pháp Luân Đại Pháp. Bà bị ngất và được đưa tới một bệnh viện và bị tiêm nhiều loại thuốc lạ. Cuối cùng kết thúc bằng việc bị ép “chuyển hóa”. Bà cũng bị ép phải trả hơn 1.000 nhân dân tệ cho 15 ngày trong bệnh viện tâm thần.

Ngày 24 tháng 11, Trương Lỗi dùng một cái búa gỗ để đánh bà Đỗ, kể cả đánh vào đầu bà. Ngày 25 tháng 11, bà bị bức thực bằng muối, họ mở to miệng bà bằng một dụng cụ rồi đổ nước muối trực tiếp vào miệng bà. Ngày 26 tháng 11, công an đã thất bại trong việc bức thực bà Đỗ, miệng bà bị chấn thương và chảy nhiều máu vì dụng cụ bức thực. Vào buổi tối, bà đã bắt đầu ăn lại. Công an đã tra tấn bà bằng hình thức giường căng và bức thực bà để bà Đỗ điểm chỉ vào ba tuyên bố. Ngày 27 tháng 11, Trương Lệ Lệ đưa bà Đỗ về phòng. Ngày 29 tháng 11, Trương Trác Tuệ đã lăng mạ Sư Phụ và đánh vào mặt bà Đỗ. Ngày 1 tháng 12, bà Đỗ bị treo lên và bị đánh trong một ngày. Không ai biết tình trạng hiện giờ của bà.

Bà Đỗ Ngọc Hồng khoảng 40 tuổi và là một học viên Pháp Luân Công ở Thẩm Dương. Bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia vào tháng 1 năm 2010. Ngày 31 tháng 3, bà từ chối việc phải ngồi kiểm tra hoặc trả lời bất kỳ câu hỏi nào trong biên bản kiểm tra, để phản đối việc bị giam bất hợp pháp. Lính canh Trương Hoàn, Trương Quân sau đó đã tra tấn bà. Họ dựt tóc bà, kéo căng hai tay, đánh vào mặt, dán miệng bà bằng băng keo, và buộc tay phải bà thành một nắm đấm rồi nhét nhiều bút vào đó. Đầu tháng 4, bà không học thuộc nội qui và không ký vào bản đánh giá. Bà bị nhốt trong nhà kho và bị tra tấn trong ba ngày. Sau đó bà bị đưa đến Đông Cương để tra tấn bằng phương pháp “giường kéo”. Lính canh Trương Huấn, Trương Quân và Trương Lỗi đã còng hai tay bà vào hai chiếc giường rồi đẩy mạnh hai chiếc giường về hai phía. Cuối cùng, hai tay bà bị chấn thương và bà đã bất tỉnh. Khi bà được thả, lính canh sau đó đã dùng nhiều cái dùi để đâm bà và đá vào ngực bà. Sau khi bị tra tấn trong 20 phút, bà được thả và được trở về phòng. Bà không thể ngủ vì bị đau ở khắp người, khiến bà bị run rẩy không ngừng. Tay trái bà Đỗ bị sưng tấy và bốn ngón tay phải của bà bị chấn thương. Tay trái của bà đã bị tàn phế. Trương Lỗi đã đe dọa bà không được nói cho bất cứ ai.

Các lá thư khác

Bà Hoàng Á Cần là một học viên Pháp Luân Công ở Phủ Thuận. Bà năm nay 63 tuổi. Bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia vào tháng 4 năm 2009. Bà đã không “chuyển hóa”. Bà bị đưa đến Đông Cương và bị phạt bằng hình thức ép ngồi xổm, không được dùng nhà vệ sinh hoặc ăn trong một ngày. Nhưng họ đã không có được những gì họ muốn từ bà. Lính canh sau đó đã còng hai tay bà ở đằng sau và ấn bà xuống để bà ngồi xổm cho đến khi bà bị nôn không kiểm soát được. Bà sau đó bị ép phải viết ba tuyên bố.

Bà Đổng Anh là một học viên Pháp Luân Công ở Cẩm Châu. Bà năm nay 56 tuổi. Sau khi bị đưa đến Đông Cương, có bốn hay năm lính canh đã ra lệnh cho bà ngồi xuống, nhưng bà từ chối. Nhiều lính canh đã kéo tóc bà. Họ đánh và đá bà, ép bà phải ngồi xổm trong hai ngày. Họ sau đó còn kéo quần bà, chỉ để bà mặc đồ lót ở bên trong. Họ buộc bà phải ngồi trên sàn nhà lạnh đến khi hai chân bà biến dạng.

Bà Vu Kiệt sống tại quận Sa Hà Khẩu, thành phố Đại Liên. Bà Vu năm nay 52 tuổi. Vào ngày thứ hai ở Đông Cương, bà bị tra tấn bằng “giường kéo”. Bà bị còng tay, sau đó bị trói bằng dây thừng xung quanh chiếc còng. Bà bị trói vào giường với chân thì trói vào các thanh giường và cố định bằng một thanh kim loại lớn. Nhiều lính canh đã kéo dây lên trên cho đến khi bà ngất xỉu vì đau đớn. Sau khi tỉnh dậy, bà bị ép phải viết ba tuyên bố. Sau đó họ còn buộc bà phải đọc to bản tuyên bố trước đội. Để ngăn không cho bà thay đổi, bà buộc phải ở Đông Cương thêm hai ngày nữa. Khi Trương Huân nhìn thấy biểu hiện không vui trên mặt bà, ông ta lại đánh bà. Hiện giờ bà không thể bước đi bằng chân phải.

Để che đậy tội ác của họ, trại lao động cưỡng bức đã đề ra một điều lệ khác: những ai hoàn toàn “chuyển hóa” có thể được giảm án đến 30 ngày; những ai bị “chuyển hóa” bằng tra tấn có thể được giảm án đến 15 ngày. Hình thức giảm án không được thực hiện sau ngày 25 tháng 11.

Ngày 11 tháng 11, Khấu Vận Bình bị đưa đến Đông Cương và không quay về cho đến ngày 15.

Ngày 15 tháng 11, Lô Lập Bình bị đưa tới Đông Cảng.

Bà Nhậm Thường Học là một học viên Pháp Luân Công ở quận Vương Hoa, thành phố Phủ Thuận. Bà sinh năm 1952. Năm 2009, hơn mười công an, trong đó có Trương Trung Thắng, đã trùm đầu và bịt mệng bà, rồi đưa bà đến đồn công an địa phương. Hai công an mặc thường phục đã đánh vào mặt bà và tiêm dung dịch màu xanh vào người bà. Học viên Chu Học Mẫn bị bắt vào cùng thời điểm và chịu tra tấn như vậy. Cả hai người bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia vào ngày 18 tháng 10 năm 2009. Họ lần lượt bị tra tấn dã man bằng giường kéo vào ngày 25 tháng 10, ngày 5 tháng 11 tại Đông Cương.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/10/从马三家劳教所辗转传出几份信件(图)-234717.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/2/1/122971.html

Đăng ngày: 10-03-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share