[MINH HUỆ 06-04-2011] Vào thứ Sáu này (8 tháng 4), hai học viên Pháp Luân Công Việt Nam sẽ bị đưa ra xét xử ở Hà Nội vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phản đối việc họ phát thanh qua sóng ngắn vào Trung Quốc. Các học viên Việt Nam nhìn nhận vụ bắt giữ này là một minh chứng mạnh mẽ nhất cho một chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công ở Việt Nam dưới sự xúi giục của ĐCSTQ.

Bản cáo trạng chống lại họ nói rõ rằng chính quyền Việt Nam bắt giữ các anh do áp lực từ Bắc Kinh, thông qua một công hàm ngày 5 tháng 3 năm 2010 mà Đại sứ quán Trung Quốc gửi cho Bộ Công an của Việt Nam.

Công hàm viết Bộ Công an Trung Quốc đã phát hiện ra tín hiệu vô tuyến phát đi từ lãnh thổ Việt Nam có nội dung về Pháp Luân Công giống như nội dung phát thanh của Đài Phát thanh Hy vọng (Sound of Hope). “Đề nghị tấn công và ngăn chặn tất cả các hoạt động trái phép của những người theo Pháp Luân Công ở Việt Nam.”

Anh Vũ Đức Trung là giám đốc của một công ty công nghệ cao có trụ sở ở Hà Nội và là một học viên Pháp Luân Công. Theo như cáo trạng, tháng 4 năm 2009, anh Trung đã lắp đặt đài phát sóng ngắn ở nhà anh vợ là Lê Văn Thành và bố vợ là ông Lê Văn Mạnh. Sau đó, các đài phát sóng ngắn này được dùng để phát thanh vào Trung Quốc.

Dưới đây là diễn biến sự việc dẫn đến vụ bắt giữ

Ngày 10 tháng 6, 2010, thiết bị phát sóng của anh Trung bị tịch thu.

Cũng vào ngày 10 tháng 6, các chuyên viên của Cục Tần số Vô tuyến Điện lập biên bản vi phạm hành chính về việc sử dụng máy phát sóng tần số vô tuyến điện không có giấy phép đối với anh Thành.

Ngày 11 tháng 6, anh Trung, anh vợ của anh, cũng là học viên Pháp Luân Công và bố vợ anh đã bị bắt.

Ngày 19 tháng 6, họ bị cáo buộc phạm tội hình sự theo Điều 226 Bộ luật Hình sự của Việt Nam về “đưa tin trái phép lên mạng viễn thông”.

Cả ba đã bị giam giữ không được bảo lãnh tại ngoại. Gia đình được thông báo không được phép vào thăm vì vụ việc có tính chất chính trị.

Ngày 1 tháng 9, bố vợ anh, ông Mạnh đã được tại ngoại. Anh Trung và anh Thành vẫn tiếp tục bị giam giữ.

Đầu năm 2011, báo Công an Nhân dân đăng bài cáo buộc việc phát sóng ngắn của anh Trung gây can nhiễu đến việc kiểm soát không lưu và làm phương hại đến quan hệ ngoại giao của Việt Nam.

Công an khám xét nhà anh Trung và anh Thành không chỉ lấy đi thiết bị phát sóng, máy vi tính mà còn tịch thu cả sách và các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công.

2011-04-06-viet_Xu_Duc_Trung.jpg
Học viên Vũ Đức Trung

ĐCSTQ gây sức ép thông qua kênh ngoại giao

Trong các mối quan hệ với nước ngoài, các nhà ngoại giao của ĐCSTQ nêu rõ rằng việc chỉ trích chính sách của Trung Quốc đối với Pháp Luân Công là không thể chấp nhận được. Họ cố gắng đàn áp môn tập trong phạm vi mà nó có thể gây ảnh hưởng.

Việt Nam đã khuất phục trước ảnh hưởng của ĐCSTQ. Trong khi xét một cách chính thức, Pháp Luân Công là môn tập hợp pháp ở Việt Nam, nhưng chính quyền đã gây áp lực một cách có hệ thống đối với các học viên Pháp Luân Công.

Năm 2009, một sở công an tỉnh đã ra một bản công văn ba trang gửi xuống các phòng công an địa phương.

Công văn có đoạn: “Việc truyền bá Pháp Luân Công ở Việt Nam và tuyên truyền thông tin về cuộc đàn áp đối với các học viên ở Trung Quốc có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc…”

“Chính phủ và Bộ Công an trực tiếp ra lệnh ngăn chặn Pháp Luân Công trong nước để tránh rắc rối với Trung Quốc. Yêu cầu các cán bộ xử lý tình huống khi phát hiện thấy có dấu hiệu của Pháp Luân Công.”

Một công văn từ Sở GD& ĐT tỉnh Bến Tre gửi các phòng GD& ĐT trực thuộc ngày 30 tháng 3 năm 2011 là minh chứng xác thực cho toàn cảnh đàn áp có hệ thống của bản công văn năm 2009. Công văn năm 2011 cho biết nó được ban hành chiểu theo một công văn chính thức của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre ngày 29-3-2011 nhằm ngăn chặn việc phát tán các tài liệu Pháp Luân Công.

Theo các học viên Việt Nam, nỗ lực đàn áp Pháp Luân Công đã bắt đầu từ năm 2006. Công an đã đến một công viên nơi các học viên đang tập công ở Hà Nội và bắt giữ các học viên. Sau đó, công an đã đến tận nhà, tịch thu các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công và gây áp lực buộc gia đình cố gắng ép các học viên từ bỏ Pháp Luân Công.

Kể từ đó, can nhiễu dần gia tăng, với các vụ việc xảy ra ở khắp Việt Nam. Trong một vài trường hợp, các học viên còn bị công an đánh đập.

Hai tuần trước, 15 công an đã bắt giữ 11 học viên Pháp Luân Công ở Biên Hòa. Công an đã tịch thu tất cả các tài liệu Pháp Luân Công và yêu cầu các học viên ký cam kết không tập Pháp Luân Công và không phát tán các tờ rơi về cuộc đàn áp.

Thông tin chi tiết về vụ xử sắp tới

Ông Trần Đình Triển là luật sư đại diện cho anh Trung và anh Thành. Ông Triển tin rằng lý do thực sự khiến thân chủ của ông bị bắt là vì Việt Nam đang cố gắng làm vừa lòng ĐCSTQ.

Trong bản tin của Đài châu Á Tự do, ông Triển nhắc đến một công văn do Bộ Công an ban hành vào thời điểm cùng lúc với việc chính quyền ra quyết định khởi tố các thân chủ của ông. Công văn này nhấn mạnh rằng việc tuyên truyền Pháp Luân Công gây ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ông Triển tin rằng việc buộc tội hình sự đối với các thân chủ của ông là không có căn cứ.

Trong một bức thư gửi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ Công an, ông Triển đã giải thích rõ lý do vì sao thật sự không thể áp cáo buộc phạm tội hình sự đối với thân chủ của ông: Ban đầu, điều 226 không áp dụng cho việc phát sóng vô tuyến. Nó đã được sửa đổi để bao gồm cả việc phát sóng vô tuyến và bộ luật sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010. Tuy nhiên, ông Triển lập luận, các thân chủ của ông bắt đầu việc phát thanh vào năm 2009, nên luật sửa đổi không áp dụng trong trường hợp này.

Ông cho biết, bất quá thân chủ của ông chỉ có thể bị xử phạt hành chính vì tội phát thanh không có giấy phép, mà hình phạt chỉ có thể là tịch thu thiết bị và phạt tiền.

Việc phát sóng được thực hiện trên dải tần sóng ngắn quốc tế nên, đối với cáo buộc rằng việc phát sóng ảnh hưởng đến kiểm soát không lưu, là không thể xảy ra.

Chú ý: Để yêu cầu trả tự do cho anh Vũ Đức Trung và anh Lê Văn Thành, độc giả có thể gọi điện cho Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng tại : 84(0)913212263(di động) hoặc  84 (0)4-38226602 (số trực ban) hoặc +84(0)69-42545(số trực ban). Hoặc fax đến: +84(0)69-41038 hay +84(0)4-39420223.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/6/124243.html
Đăng ngày 08-04-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share