Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 03-04-2021] Bà Lưu Xuân Cầm, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam đã bị tống giam trong Nhà tù Nữ Tỉnh Hồ Nam vào ngày 1 tháng 3 năm 2021, để thụ án bốn năm tù vì kiên định đức tin.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Ngày 27 tháng 5 năm 2020, bà Lưu Xuân Cầm, 46 tuổi, bị bắt vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Tòa án Quận Lô Tùng chỉ định một luật sư đại diện cho bà và nhận tội thay bà. Trước sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình bà Lưu, thẩm phán đã đồng ý loại bỏ luật sư do tòa chỉ định và cho phép luật sư riêng của bà Lưu biện hộ vô tội cho bà.
Tuy nhiên, vào ngày 29 tháng 10, khi luật sư của bà đi tới thành phố Chu Châu để tham dự phiên tòa, cảnh sát lại bắt giữ ông và phiên toàn bị hủy bỏ.
Ngày 6 tháng 11, bà Lưu đã bị xét xử một cách bí mật mà không có đại diện pháp lý và bị kết án bốn năm tù cùng một khoản tiền phạt 5.000 Nhân dân tệ. Bà đã kháng cáo nhưng tòa trung cấp đã bác bỏ nó vào tháng 12.
Trước bản án gần đây nhất, bà Lưu, cựu nhân viên của Nhà máy Cán thép Thành phố Hành Dương, đã liên tục bị bắt, giam giữ và tra tấn trong suốt 22 năm qua vì kiên định đức tin. Mẹ và em gái bà cũng tu luyện Pháp Luân Công và không ngoại lệ. Có thời điểm, cả ba người họ đều bị giam giữ và tra tấn trong cùng một trại lao động.
Tám tháng giam giữ
Bà Lưu bị bắt lần đầu vào tháng 12 năm 2000 vì đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị giam tám tháng. Xung quanh thời gian này, mẹ và em gái bà là cô Lưu Tuyết Cầm, cũng đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện và bị bắt giữ.
Mẹ và con gái cùng bị cầm tù
Không bao lâu sau khi mẹ của bà Lưu được trả tự do, bà lại bị bắt một lần nữa vì dán tài liệu thông tin về Pháp Luân Công và bị kết án bốn năm.
Hai năm sau, vào tháng 9 năm 2002, bản thân bà Lưu cũng bị bắt và bị kết án bốn năm tù. Bà Lưu và mẹ đều bị giam trong Nhà tù Nữ Tỉnh Hồ Nam.
Mẹ và hai con gái bị giam trong cùng một trại lao động
Tháng 5 năm 2005, năm tháng sau khi được trả tự do, mẹ của bà Lưu lại bị bắt một lần nữa. Bà bị giam hai năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Bạch Mã Lũng, và bị tra tấn vì giữ vững đức tin của mình. Lính canh từng bắt bà đứng trong thời gian dài và khiến chân và lưng bà bị sưng tấy.
Tháng 11 năm 2006, hai tháng sau khi bà Lưu Xuân Cầm được thả khỏi Nhà tù Nữ Tỉnh Hồ Nam, bà lại bị bắt vì nói với người dân về Pháp Luân Công và lại bị lĩnh án một năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Bạch Mã Lũng, nơi mẹ bà bị giam giữ.
Ở trong trại lao động, bà Lưu Xuân Cầm liên tục bị đánh đập. Có lần lính canh đã treo bà lên, đánh đập và nhét vào một miếng băng vệ sinh đã qua sử dụng vào miệng bà. Bà cũng bị dán băng dính vào miệng và còng tay ra sau lưng.
Tái hiện phương thức tra tấn: Còng tay ra sau lưng
Tháng 4 năm 2007, em gái Lưu Tuyết Cầm của bà bị bắt và đưa tới trại lao động đó, giống như mẹ và chị gái cô.
Thêm một án lao động cưỡng bức
Ngày 15 tháng 9 năm 2011, bà Lưu Xuân Cầm và mẹ bà cùng bị bắt một lần nữa. Sau đó mẹ bà Lưu đã được thả, còn bà bị lãnh án một năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Bạch Mã Lũng.
Tháng 10 năm 2011, bởi từ chối ngồi xổm và trả lời điểm danh, lính canh đã đánh đập bà ba lần một ngày. Mặc dù bị thương ở chân, bà vẫn bị tra tấn đứng xuyên đêm và không được phép ngủ.
Ba lần giam giữ khác
Ngày 24 tháng 4 năm 2016, bà Lưu Xuân Cầm bị bắt một lần nữa vì nói với người dân về Pháp Luân Công và bị giam năm ngày.
Vụ bắt giữ tiếp theo của bà xảy ra vào ngày 21 tháng 6 năm 2017 vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Lần này, bà bị nhốt trong Trại tạm giữ Số 2 Thành phố Chu Châu 15 ngày.
Hai tháng sau, vào ngày 24 tháng 8 năm 2017, cảnh sát đã bắt giam bà trở lại và giam bà 15 ngày nữa sau khi phát hiện bà nói với người dân về Pháp Luân Công hai tuần trước đó.
Bài liên quan:
Gia đình ly tán vì cuộc bức hại
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/3/422898.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/10/191813.html
Đăng ngày 13-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.