Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-10-2020] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2016. Tại thời khắc tối hậu của Chính Pháp, Sư phụ từ bi đã cứu độ tôi. Tôi cảm thấy mình là sinh mệnh may mắn nhất trong vũ trụ và tôi thực sự biết ơn ân đức cứu độ từ bi của Sư phụ.

Tu khứ vị tư và tu xuất vị tha

Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi biết mình phải buông bỏ vị tư từ gốc rễ để phản bổn quy chân, quay trở về chân ngã của mình. Sau khi ngộ ra điều này, tôi phải nhanh chóng phát hiện ra vị tư bất cứ lúc nào nó xuất hiện và tập trung nhắm vào nó, và sau đó loại bỏ chấp trước này từng lớp một. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm ở tầng thứ sở tại của mình về biểu hiện của vị tư và cách tôi cố gắng tu bỏ nó.

Trước đây, tôi không muốn sử dụng thời gian rảnh rỗi ít ỏi của bản thân để giúp con trai làm bài tập về nhà. Tôi lo rằng mình không có đủ thời gian để học Pháp.

Người dân ở Trung Quốc đại lục đều biết rằng dưới thể chế giáo dục hiện tại, điểm số học tập là thứ được xem trọng duy nhất còn nhân phẩm của học sinh chẳng có giá trị gì. Điều này đã khiến học sinh ở Trung Quốc vô cùng khổ sở. Và phụ huynh không có lựa chọn nào khác ngoài việc phối hợp với thể chế này mà ép buộc con cái có được thành tích trong học tập.

Tôi cảm thấy thể chế này thật nực cười, tôi không muốn thuận theo nó. Vì vậy, tôi đã không dành quá nhiều thời gian cho con trai mình. Tôi chỉ nhắc nhở cháu làm bài tập về nhà và hướng dẫn cháu cách cư xử trong cuộc sống hàng ngày. Đó là tất cả những việc mà tôi cần làm.

Tôi cho rằng mình đã buông bỏ được tình đối với con trai. Tôi nghĩ: Một người tu luyện chỉ cần tuỳ kỳ tự nhiên. Cái gì là của bạn thì sẽ không mất; cái gì không phải của bạn thì dù bạn có truy cầu cũng không có được. Mọi thứ đều đã được an bài.

Tuy nhiên, việc tôi thường xuyên phàn nàn và cảm thấy bất bình đối với thể chế giáo dục này đã ảnh hưởng đến con trai tôi, làm sao cháu có thể có quan niệm đúng đắn đối với những điều này? Cuối cùng, việc học của con trai tôi đã bị buông lơi và cháu cũng không đặt nỗ lực nhiều vào học tập.

Tôi không thể chịu đựng được khi con trai tôi không chăm chỉ học hành, hoặc khi cháu vô trách nhiệm. Cuối cùng tôi sẽ la mắng cháu. Cháu là một đứa trẻ mới 12 tuổi nhưng đã sở hữu tự ngã cường đại. Khi tôi không thể giữ vững tâm tính của mình và trút giận lên cháu, chúng tôi sẽ tranh đấu với nhau.

Là một học viên, tôi biết việc này có liên quan đến vấn đề của chính bản thân mình. Nhưng phải xử lý thế nào đây? Tôi biết rằng một khi tôi quy chính bản thân, trạng thái của con trai tôi cũng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, tôi nên làm thế nào? Tôi có thể nhẫn trên bề mặt, nhưng điều đó không giải quyết được vấn đề. Tôi cảm thấy vô cùng khổ não. Sư phụ thấy tôi không ngộ nên đã dùng lời chia sẻ của một học viên để điểm hoá cho tôi thấy đây chính là vị tư, bởi vì mọi thứ tôi nói đều xoay quanh bản thân tôi.

Đây là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng sự vị tư đã khiến tình huống này xảy ra, bởi tôi lo lắng về việc thời gian của mình bị chiếm dụng. Nguyên lai của tư tưởng muốn duy hộ quan niệm này cũng đến từ vị tư.

Kể từ ngày đó, tôi bắt đầu nhận thức được vị tư không chỉ giới hạn ở việc đắc được nhiều lợi ích.

Sư phụ giảng:

“Nhưng cái ‘mất’ mà chúng tôi giảng không phải [theo] phạm vi nhỏ ấy; chúng ta trong quá trình tu luyện, thì những tâm mà một người tu luyện cần vứt bỏ là rất nhiều: tâm hiển thị, tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm hoan hỷ; rất nhiều các loại tâm chấp trước đều phải vứt bỏ hết. Cái mất mà chúng tôi giảng là [cái mất] theo nghĩa rộng: trong toàn bộ quá trình tu luyện, cần phải ‘mất’ đi tất cả các chủng chấp trước, các chủng dục vọng của người thường”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Điều mà Sư phụ giảng là Pháp lý. Tôi ngộ ra rằng phạm vi của tự tư là rất rộng và có thể biểu hiện ở nhiều phương diện. Khi ai đó hành xử vị tư, nó xuất phát từ những tư tưởng vị tư của họ – chính là tư tưởng chỉ đạo hành vi. Cho dù đó chỉ là một niệm đầu, nhưng nó có thể biểu hiện ra một cách hết sức tự nhiên đến mức chúng ta không thể nhận thức được.

Trong quá trình này, một quan niệm khác của tôi đã bị phơi bày ra, đó là tôi thường áp đặt quan điểm của bản thân lên người khác. Tôi biết rằng sách giáo khoa Trung Quốc đã thấm đẫm văn hóa đảng (ĐCSTQ). Tôi không muốn con mình tiếp xúc nhiều với những cuốn sách đó, vì vậy tôi không muốn con đặt tâm vào việc học trong sách giáo khoa. Nhưng đây chẳng phải là dùng văn hoá đảng để phản lại văn hoá đảng sao? Ngoài ra, tôi buộc cháu phải làm mọi việc theo cách của tôi. Nếu không, tôi sẽ trút giận lên cháu. Đây chính là dùng ác trị ác, vậy làm sao con tôi có thể trở thành một đứa trẻ ngay thẳng được?

Vì vậy, tôi phải thay đổi cách hành xử của mình. Tôi bảo con trai học lịch sử chân thực của Trung Quốc. Bằng cách này, cháu không chỉ hoàn thành việc học của mình mà còn có thể nhìn thấu việc học sinh bị sách giáo khoa tẩy não ra sao. Ngoài ra, cháu sẽ có thể tự mình phân biệt đúng sai. Theo thời gian, cháu đã có một số thay đổi tích cực.

Sau một thời gian, tôi nhận ra rằng thỉnh thoảng tôi có thể bắt kịp các niệm đầu xuất phát từ vị tư. Tôi truy tìm được nguồn gốc của nó chính là một chủng vật chất trong lớp vỏ thân xác con người, thứ đã che giấu chân ngã của tôi được hình thành từ Chân-Thiện-Nhẫn.

Sau khi tôi nhìn thấu nó, tôi quyết định phải tu khứ nó. Thứ tôi cần loại bỏ là lớp vỏ thân xác này, hay chính là cái tôi giả. Tôi đã hình dung rằng nó là một chủng bại vật phát ra từ các không gian khác hoặc là những sinh mệnh cần được chính lại. Vì vậy tôi phải thanh trừ nó.

Một lần khác, con trai tôi được giao bài tập hè là đọc cuốn Tây Du Ký. Chúng tôi đã có một bộ sách này ở nhà. Tuy nhiên, cháu nói rằng cháu không thể hiểu được phiên bản đó; cháu muốn lấy một phiên bản khác dễ đọc hơn. Vì vậy, tôi đã mua một cuốn sách mới cho cháu.

Nhưng điểm khác biệt thực sự duy nhất giữa cuốn sách mới này và cuốn sách cũ là kích thước phông chữ và bố cục khác nhau. Tôi đã chọn cuốn sách đầu tiên sau khi so sánh rất nhiều phiên bản khác nhau, và tôi tiếp tục nói rằng cuốn sách cũ hay hơn. Nhưng con trai tôi lại phản đối điều đó.

Tôi không đồng ý với cháu, và muốn đặt cả hai quyển sách cạnh nhau để so sánh chi tiết. Sau đó, Sư phụ đã mượn lời cháu để điểm hoá cho tôi: “Đến khi nào mẹ mới có thể buông bỏ tư tưởng ngoan cố này?”

Tôi đã bị sốc. Sự vị tư trong tôi đã quay trở lại. Nó trở nên tự nhiên đến nỗi tôi thậm chí hoàn toàn không nhận thức được nó. Nó tồn tại trong từng tư từng niệm của bản thân tôi. Tôi đã đặt quyết tâm tìm kiếm chủng quan niệm vị tư này nhiều hơn nữa trong tương lai.

Có thể nhận diện ra chủng quan niệm này chắc chắn là một điều tốt, nhưng tại sao nó lại có nhiều như vậy? Tôi luôn thất bại trong việc bắt kịp một niệm đầu khi nó mới khởi lên, và sẽ chỉ nhận ra sau khi nó trôi qua tâm trí tôi. Lần nào cũng vậy, cứ như thể tôi không hề tu luyện bản thân. Tại sao tôi vẫn không đủ nghiêm khắc với bản thân? Tại sao tôi luôn thất bại? Tại sao tu xuất vị tha đối với tôi lại khó khăn đến vậy?

Sư phụ giảng:

“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi chợt ngộ ra rằng nếu tôi không tu xuất vị tha, thì từ bi cũng không thể xuất lai. Nếu tôi không đặt tiêu chuẩn cao cho bản thân, tôi sẽ không bao giờ làm được điều đó. Nếu tôi chỉ minh bạch các Pháp lý mà không chiểu theo Pháp mà làm, điều đó cũng giống như việc không đồng hóa với Đại Pháp và sẽ không giúp tôi đề cao bản thân.

Tôi cũng nghĩ đến một vài điều khác, và đã thể hội được nội hàm bên trong đoạn thơ của Sư phụ giảng: “Tỉ học tỉ tu”. (Thực tu, Hồng Ngâm)

Trong hoàn cảnh xã hội rộng lớn hơn, tôi không những cần đối chiếu bản thân với các đồng tu mà còn phải đối chiếu với cả người thường. Thông qua đối chiếu, tôi có thể tìm ra điểm mạnh của mỗi người.

Quá trình này cũng là một quá trình tu thiện. Nếu bạn chỉ nhìn vào điểm mạnh của người khác, ngay cả đối với những người xấu (không bao gồm những người bức hại Đại Pháp), bạn sẽ thấy rằng họ có những phẩm chất mà bạn có thể học hỏi. Bằng cách đó, tâm oán hận của chúng ta cũng giảm bớt đi và chúng ta sẽ trở nên khoan dung hơn.

Nó cũng mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội hơn để hướng nội. Có thể đôi khi chúng ta nhận thấy bản thân thậm chí còn không làm tốt bằng một người thường, qua đó chúng ta có thể sử dụng cơ hội này để học hỏi và thực hiện tốt hơn.

Thể ngộ này của tôi xuất phát từ việc tôi đã chứng kiến hành động tốt của chồng tôi. Một ngày nọ, chúng tôi đưa những người bạn của mình từ ngoài thị trấn đến bãi biển. Chồng tôi bắt được một con cua nhỏ. Vài giờ sau, khi chúng tôi chuẩn bị quay trở lại, tôi hỏi anh ấy sẽ làm gì với nó. Anh ấy trả lời rằng anh sẽ đưa nó trở về biển.

Sau đó, anh bước vài bước về phía biển trước khi thả nó đi. Nhưng rồi anh cảm thấy con cua vẫn còn cách biển hơi xa, vì vậy anh đã nhặt nó lên và đi thêm vài bước để tới gần biển hơn trước khi thả nó xuống một lần nữa. Đó là một cử chỉ tử tế. Tôi cảm thấy con cua thật đáng thương, nhưng tôi chưa từng nghĩ tới việc phóng sinh nó. Tôi cảm thấy rằng tuy là một học viên nhưng tôi vẫn giải đãi trong việc tu thiện. Trong sâu thẳm, tôi nhận ra rằng bản thân thậm chí không thể nghĩ từ góc độ của một con cua. Tôi cảm thấy rất xấu hổ.

Kể từ đó, tôi bắt đầu học cách đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng điều đó không hề đơn giản, vì xung đột thường hay phát sinh. Rất khó để đảo ngược thói quen suy nghĩ từ cơ điểm của người khác.

Tôi làm công việc bán máy tính để kiếm sống. Cách đây vài ngày, có một thanh niên rao bán chiếc máy tính xách tay gần như mới của mình với giá rẻ chỉ bằng một nửa. Nhưng tôi vẫn cho rằng mức giá đó hơi cao so với giá thị trường, vì máy tính xách tay của anh ấy không thuộc thương hiệu chủ lưu. Sau đó, chồng tôi muốn mua nó. Tôi trở nên mất kiên nhẫn và đã tranh cãi với chồng mình.

Sau đó, tôi nhận ra rằng tôi đã không suy nghĩ từ quan điểm của người thanh niên đó. Chân ngã của bản thân tôi đã đưa ra một lời giải thích: Người thanh niên có thể gặp khó khăn về tài chính và cần tiền gấp – đó là lý do tại sao anh ấy phải bán máy tính của mình.

Trong tương lai, tôi sẽ kiểm tra cẩn thận nhất tư nhất niệm của bản thân. Tôi phải xem xét kỹ lưỡng liệu suy nghĩ của mình có vì người khác hay không. Nếu không thì tôi phải kiên định tu khứ nó.

Vượt qua tâm do dự và giảng chân tướng cho bằng hữu của chồng

Vì cân nhắc cho sự an toàn của tôi và tương lai của con trai chúng tôi, chồng tôi luôn miễn cưỡng để tôi giảng chân tướng cho mọi người. Anh ấy có thể chấp nhận cho tôi luyện công ở nhà, hoặc khi tôi làm điều gì đó cho Đại Pháp mà ít gặp nguy hiểm. Tôi biết rằng anh ấy đã phải chịu đựng một số áp lực vì tôi. Vì vậy, tôi nghĩ rằng miễn là tôi có thể tu luyện, tôi sẽ không thực sự quan tâm đến bất cứ điều gì khác, kể cả cuộc sống và công việc hàng ngày của tôi.

Tam giới là được tạo ra cho Chính Pháp, vậy thì còn điều gì có thể quan trọng hơn? Là một người thường, chồng tôi đã làm những gì anh ấy có thể. Nếu tôi muốn anh ấy ủng hộ Đại Pháp nhiều hơn, thì tôi cần phải làm tốt hơn. Tuy nhiên, trạng thái tu luyện của tôi không đủ tốt, vì vậy tôi đã cố gắng giảng chân tướng sau lưng anh ấy.

Một vài bạn học thân thiết sẽ đưa gia đình đến thăm chúng tôi vào mỗi mùa hè. Dù năm nay xảy ra dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán nhưng họ vẫn đến. Tôi nghĩ rằng đây không phải là một sự việc ngẫu nhiên, vì tôi vẫn chưa giảng chân tướng cho họ. Khi Chính Pháp sắp kết thúc, phần biết của họ sẽ không lo lắng sao? May mắn thay, họ đã biết tôi là một học viên, và tôi đã chứng thực Đại Pháp bằng hành động tích cực của mình. Lần này, họ phải ở đây để được cứu.

Vào buổi tối, khi tất cả chúng tôi đang dùng bữa, tôi nói với họ trước mặt chồng tôi rằng tôi muốn đưa cho mỗi người một tấm bùa hộ mệnh Đại Pháp. Điều này đã khiến họ cảm thấy hào hứng. Một bạn học nói rằng anh ấy rất muốn có một tấm bùa, và rồi đút ngay vào túi.

Trước khi chồng tôi cố gắng ngăn cản tôi, một người bạn khác nói: “Thật tuyệt khi mọi người có tín ngưỡng của riêng mình! Pháp Luân Đại Pháp dạy người ta tu theo Chân-Thiện-Nhẫn. Điều đó quả là tốt!”

Anh ấy cũng nói về một số chân tướng Đại Pháp mà anh ấy biết. Tôi đã nhân cơ hội này để đưa ra chân tướng “vụ tự thiêu” bị dàn dựng.

Một người phụ nữ tự hỏi rằng cô ấy nên cất bùa hộ mệnh ở đâu? Một phụ nữ khác nói rằng cô ấy biết các học viên Pháp Luân Đại Pháp là người tốt sau khi cô ấy chứng kiến một học viên bị xe đâm. Cô nói rằng người học viên đó vẫn ổn và đã để tài xế đi ngay tại hiện trường.

Tôi thậm chí còn minh hoạ năm bài công pháp cho họ xem. Tôi thực sự trân quý cơ hội được Sư phụ cấp cho để giúp chúng sinh minh bạch chân tướng và được đắc cứu. Thái độ tích cực của những người bạn đã khiến chồng tôi ấn tượng, và anh ấy cũng có cơ hội nhận thức lại mới Đại Pháp là gì.

Gần đây, tôi đã tiếp xúc nhiều hơn với các học viên lâu năm và nhận ra rằng tất cả họ đều rất tinh tấn. Khi tôi thấy nhiều học viên đã cố gắng vận dụng thần niệm để hành sự, tôi cảm thấy bản thân bị họ bỏ xa tới nhường nào.

Ví dụ, mặc dù tôi vẫn luyện công mỗi ngày, nhưng tôi không thể đảm bảo rằng mình luyện đủ năm bài công pháp bởi tôi còn chấp trước vào an dật. Tôi vẫn còn lưỡng lự khi giảng chân tướng cho mọi người. Tôi chỉ nêu khái quát chân tướng cơ bản mà không yêu cầu mọi người thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Do đó tôi cần đề cao ở những phương diện này.

Dù thế nào đi nữa, sau hàng vạn năm chờ đợi, Sư phụ đã tiếp thượng duyên này cho tôi. Tôi chắc chắn sẽ thanh lý tâm sợ hãi và tu khứ các loại tâm chấp trước để không cô phụ ơn từ bi khổ độ của Sư phụ. Con xin cảm tạ Sư phụ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/14/413692.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/9/189835.html

Đăng ngày 17-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share