Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 06-03-2021] Do bị ảnh hưởng bởi văn hóa hiện đại biến dị trong một thời gian dài, cho nên tôi vẫn ôm giữ cách nhìn lệch lạc về hai chữ “mê tín”. Tôi cho rằng nó là một từ ngữ tiêu cực. Nhưng không lâu trước đây, sau khi đọc qua kinh văn “Thế nào là mê tín” trong cuốn Tinh Tấn Yếu Chỉ của Sư tôn, tôi đã có nhận thức mới mẻ về cách hiểu hai chữ “mê tín”.

Sư tôn giảng:

“Hai chữ mê tín ấy không phải là điều xấu, quân nhân không mê tín vào kỷ luật thì không có sức chiến đấu; học sinh không mê tín vào trường học và giáo viên thì không đắc được tri thức; trẻ em không mê tín vào người trưởng bối của mình thì không cách nào dạy dỗ được; con người không mê tín vào sự nghiệp của bản thân thì không sao làm tốt công tác được; nhân loại không có tín ngưỡng thì không có quy phạm đạo đức, thế thì nhân tâm sẽ không có Thiện niệm, mà sẽ bị tà niệm chiếm cứ.” (Thế nào là mê tín, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi ngộ ra hai chữ “mê tín” không nhất định là tiêu cực, quan trọng là xem mình tin vào cái gì.

Một đoạn thời gian gần đây, hình thế ở nơi thế gian trông như hoa cả mắt, bài chia sẻ của đồng tu cũng có đủ loại quan điểm khác nhau. Cá nhân tôi thể ngộ là, ngoại trừ Sư tôn ra thì không có bất cứ sinh mệnh nào có thể biết được chân tướng của hình thế nơi thế gian. Dù cho sinh mệnh nào trong tâm có chỗ mê không giải khai được, chỉ cần họ có thể ở trong mê bảo trì tín ngưỡng kiên định vào chân lý thì nhất định sẽ có hy vọng!

Đối với người tu luyện mà nói, một số phương diện không hiểu hoặc tạm thời nghĩ không ra đều không có quan hệ gì. Do trí huệ của chúng ta vốn dĩ rất hạn hẹp nên làm sao có thể lý giải hết thảy những an bài mà Sư tôn giảng được? Tôi lấy một ví dụ không thích hợp lắm để so sánh như sau. Lúc người lính nghe theo hiệu lệnh trên chiến trường, có thể anh ta cũng không hiểu hết được ý đồ thật sự của người chỉ huy, nhưng phận làm lính mà nói thì nghe theo sự chỉ huy của người chỉ huy là chức trách của anh ta.

Tôi mong rằng những lời chia sẻ trên có thể trợ giúp các đồng tu vẫn còn nghi hoặc trong tâm. Chúng ta không được chấp trước vào một số chỗ mà “bản thân” cảm thấy nghi hoặc. Bản thân nghi hoặc chính là biểu hiện của trí huệ không đủ. Nếu như có thể tĩnh tâm học Pháp thì rất nhiều vấn đề đều sẽ được giải quyết dễ dàng.

Cuối cùng tôi xin trích dẫn một đoạn Pháp của Sư tôn trong Hồng Ngâm II:

“Học Pháp bất đãi biến tại kỳ trung
Kiên tín bất động quả chính liên thành” (Tinh tấn chính ngộ, Hồng Ngâm II)

Diễn nghĩa:

Học Pháp không chểnh mảng, biến hoá đều trong đó cả
Lòng tin kiên định không lung lay; chính quả, hoa sen kết thành

[Ghi chú của người biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.]

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/3/6/421685.html

Đăng ngày 08-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share