Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-12-2010] Doãn Quế Quyên, một lính canh tại Trại lao động cưỡng bức Đồ Mục Cát, thường xuyên dùng dùi cui điện để đánh các học viên Pháp Luân Công, còng tay các học viên và treo họ lên trong thời gian dài. Bà ta còn xúi giục các tù nhân nghiện ma túy đánh các học viên, đồng thời công khai trực tiếp nói với các tù nhân nghiện ma túy và gái mại dâm rằng họ sẽ được giảm án nếu đánh đập học viên. Họ đánh học viên càng nặng, họ càng được giảm án nhiều.
Ngày 24 tháng 2 năm 2009, để phản đối sự ngược đãi của những lính canh tại trại lao động cưỡng bức, các học viên Pháp Luân Công gồm có bà Chu Tiến Trung (58 tuổi ở Thuận Nghĩa, Bắc Kinh), bà Chu Ngọc Thúy (54 tuổi, ở Mật Vân, Bắc Kinh), bà Lý Á Cần và bà Từ Hội Trân (52 tuổi, ở Thuận Nghĩa, Bắc Kinh) đã từ chối mặc đồng phục nhà tù. Lính canh Doãn Quế Quyên đã hét lớn, “Mặc đồng phục nhà tù cho Từ Hội Trân!” Sau đó nhiều lính canh đã chạy về phía bà Từ, lột bỏ quần áo của bà và mặc đồng phục nhà tù cho bà. Bà Từ ngay lập tức đã cởi bỏ đồng phục. Doãn Quế Quyên sau đó đã còng tay bà Từ vào phía trên của chiếc giường hai tầng. Vì bà Từ là một người cao lớn, nên hai chân của bà vẫn chạm đất, vì thế lính canh đã chỉ đạo tù nhân đặt gạch dưới chân giường để nâng cao lên.
Tuy nhiên bà Từ vẫn giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công cho bà Doãn và còn hỏi bà ta,”Bà đã đọc Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản chưa? Có một đoạn miêu tả một học viên Pháp Luân Công bị treo lên như thế nào. Không phải bà đang cố ý phạm tội chứ?” Lính canh Doãn sau đó đã dùng một dùi cui điện để sốc điện vào đầu bà Từ.
Bà Lý Á Cần muốn đi vệ sinh vì bà có kinh nguyệt. Nhưng lính canh Doãn không cho phép bà đi và nói.” Không phải bà nói rằng Pháp Luân Đại Pháp Tốt sao? Bà không được phép dùng nhà vệ sinh. Hãy nhịn đi”. Bà Lý sau đó đã hô lớn, “Pháp Luân Đại Pháp Tốt!” Doãn đã dùng dùi cui điện để sốc điện bà Lý.
Lính canh Doãn đã tra tấn bà Chu Ngọc Thúy bằng nhiều cách như sốc điện, treo lên trong lúc bị còng (khiến bà Chu bị mất cảm giác ở hai tay), đánh đập dã man, buộc phải đứng ở bên ngoài trong cái nóng thiêu đốt trong thời gian dài (là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp), biệt giam, bỏ đói, và lao động cưỡng bức.
Tháng 6 năm 2009, các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp tại Đội số 2 ở Trại lao động cưỡng bức Đồ Mục Cát đã cùng cự tuyệt lao động cưỡng bức và yêu cầu chấm dứt bức hại. Các học viên bị giam ở Đội số 1 sau đó bị cưỡng ép đi lao động. Lính canh đã dùng nhiều cách khác nhau để tra tấn học viên như đánh đập, treo lên, và sốc điện bằng dùi cui điện. Lính canh Quản Lệ Xuân và Doãn Quế Quyên đã còng tay bà Chu Tiến Trung và bà Chu Ngọc Thúy vào một chiếc giường không có chăn mà chỉ có ván gỗ. Lính canh trói chân tay học viên vào giường, dùng băng dính dán miệng họ, cuộn quần của họ lại và không cho họ đi vệ sinh. Họ bị buộc phải đi vệ sinh trong quần. Các học viên bị trói trong nhiều ngày.
Chồng của Quản Lệ Xuân cũng là một lính canh trong phòng giam của nam giới. Ông ta cũng gợi ý cho vợ bức hại học viên như thế nào. Họ đã nhiều lần bức hại hai học viên Chu Tiến Trung và Chu Ngọc Thúy. Lính canh trói họ vào giường chết và không cho họ di chuyển. Họ buộc phải đi vệ sinh ở trong quần. Lính canh cũng treo học viên lên rồi sau đó sốc điện họ bằng dùi cui điện, đấm đá học viên, và liên tục dùng các phương thức tra tấn khác. Lính canh bức thực bà Chu Tiến Trung bằng nước muối. Bà Chu đã bị bất tỉnh nhiều lần. Sau đó, các học viên ở bên ngoài trại lao động cưỡng bức đã gửi nhiều bức thư tới chính quyền để vạch trần tội ác của các lính canh. Một số học viên đã gửi nhiều bức thư tới lính canh để giảng rõ sự thật cho họ.
Trại lao động cưỡng bức Đồ Mục Cát nằm tại Trác Lãi Đặc Kỳ, trong Khu tự trị Nội Mông Cổ. Trại đã giam giữ nhiều học viên ở thành phố Hô Luân Bối Nhĩ, Hưng An Minh, thành phố Thông Liêu, và thành phố Xích Phong. Trước Thế Vận Hội Bắc Kinh, nhiều học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh đã bị đưa đến đó để tra tấn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/26/内蒙古图牧吉劳教所恶警尹桂娟恶行-234089.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/9/122389.html
Đăng ngày: 09-02-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.