Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 08-09-2010] Có vô số cái gọi là những “lớp chuyển hóahọc tập” mọc lên như nấm tại Thạch Gia Trang và những vùng khác tại tỉnh Hà Bắc kể từ đầu mùa hè. “Những lớp chuyển hóa học tập” kỳ thực là những hoạt động tẩy não bạo lực và bất hợp pháp được ngụy trang như là “những lớp học tập pháp chế”, hay nói cách khác, là những nơi mà người ta tới để được giáo huấn về luật. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có một lịch sử dài về đàn áp tàn bạo, quấy rối, và tẩy não bạo lực trong nhiều chiến dịch của nó để “bẻ gãy” một nhóm đối tượng nào đó qua nhiều năm. Nó đã đạt tới một giới hạn mới trong việc trấn áp Pháp Luân Công.
Để buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ, ĐCSTQ đã liên tục tổ chức những lớp tẩy não trên khắp cả nước. Tỉnh Hà Bắc là nơi nổi tiếng về mật độ của những lớp tẩy não. Các lớp tẩy não mang những tên gọi khác nhau ở những vùng khác nhau tại Hà Bắc, chẳng hạn như “lớp học tập chuyển hóa”, “trại giáo dục pháp chế”, “lớp học tập pháp chế”, “trường học tập pháp chế”, “trại giáo dục chuyển hóa”, “lớp học tập chuyển hóa”, v.v… Bất kể với những cái tên được tô vẽ hào nhoáng, sự thật chỉ ra rằng chúng là những hoạt động tẩy não phi pháp, hung tàn, và đồi bại.
Bà Viên Bình Quân (còn gọi là Viên Bình Quân), 45 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công sống tại ký túc xã Cục Viễn thông trên phố Cách Tân, Thạch Gia Trang, Hà Bắc. Bà sống bằng nghề thợ may. Vào ngày 2 tháng 8 năm 2010, trong khi bà đứng phía bên ngoài số 4 Vĩnh Thái Trung Nhai tại Thạch Gia Trang, giám đốc Hoàng thuộc hội đồng cư trú địa phương và nhiều người từ Đồn công an đường Ninh An ở quận Tân Hoa đã kéo bà vào trong một chiếc xe thùng đợi sẵn và đưa bà đi một cách trái phép.
Khi chồng bà Viên, ông Trương Vận Động, trở về nhà sáng hôm đó, ông bắt gặp Lưu Vĩnh Cường, chỉ đạo viên của sở công an đường Ninh An; Nhậm Tuyển Quân, công an khu vực và những người khác đang trong quá trình lục soát nhà ông. Công an không theo thủ tục pháp lý nào và không xuất trình giấy tờ. Trước khi rời đi, họ đòi 550nhân dân tệ cho tiền chi phí trong trại tẩy não mà vợ ông bị đưa tới. Ông Trương không nghe được tin gì về vợ ông. Sáng ngày 11 tháng 8, khi ông đang làm việc, nhân viên từ Phòng 610 quận Tân Hoa đột nhiên xuất hiện tại nơi ông làm. Họ nói rằng vợ ông, bà Viên Bình Quân đã chết hôm đó trong một “lớp chuyển hóa học tập” bí mật tại số 6411, đường Bách Lâm Nam ở quận Tân Hoa.
Trong bài báo này, dựa trên những báo cáo trực tiếp từ nhiều nguồn khắp tỉnh Hà Bắc, bản chất tội ác của những lớp “chuyển hóa” học tập sẽ bị lột tẩy.
I. Những lớp học tập chuyển hóa
Những cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã khoe khoang với thính giả bên ngoài Trung Quốc về những thành tựu “chuyển hóa” của nó. Họ thông báo rằng thực hành “cảm hóa tâm tính qua giáo dục nhẹ như mưa xuân, gió thoảng”. Tuy nhiên, chúng ta sẽ biết những sự thật được trình bày dưới đây, xem những lớp chuyển hóa giáo dục này là ra sao, kỳ thật, là các hoạt động tẩy não dùng áp bức, bạo lực, và quấy rối về thể chất và tinh thần đến cực độ.
Tẩy não là một sản phẩm đặc biệt của ĐCSTQ. Để đàn áp Pháp Luân Công, chính quyền Giang đã khai thác nhưng kỹ thuật tẩy não tới cực điểm. Trong Cách Mạng Văn Hóa, ĐCSTQ đã truyền bá tới công chúng để “vẽ một giới tuyến [giữa nó và những thế lực thù địch của ĐCSTQ]”. Kết quả của hình thức tẩy não tàn nhẫn này, vô số thiếu niên vô tội đã bị chuyển hóa thành những kẻ sát nhân tàn bạo không hề có một chút lương tâm. Các em rũ bỏ cả cha mẹ của mình, dập ghim vào đầu giáo viên, và tra tấn những nạn nhân của nhiều phong trào ĐCSTQ tới chết. ĐCSTQ dùng tất cả các phương thức một cách tùy tiện để phá hủy ý chí của nạn nhân, bóp méo tâm trí nạn nhân, và tước đoạt phẩm giá của họ: bất kỳ phương tiện nào đều được biện minh nếu mục đích được thực thi. Nó là một phần của văn hóa Trung Hoa mà “Quân tử thà chết chứ không chịu nhục”. Với những nạn nhân mà giá trị phẩm giá của họ cao hơn cả mạng sống, một khi họ bị biến thành nạn nhân của ĐCSTQ, “chuyển hóa” thông thường là một hình thức quấy rối và bức hại tàn bạo hơn cả tước đoạt tài sản, tra tấn, hoặc thậm chí xử tử. Nó rốt cuộc là hình thức cưỡng gian tâm trí và giết chết tinh thần.
Ông Tôn Diên Quân, người hiện nay sống tại Mỹ, là một học giả nổi tiếng từ Trung Quốc. Ông trước đây là một giáo sư tâm lý học tại trường Đại học Capital Normal. Vào ngày 5 tháng 5 năm 2009, ông đã tổ chức một cuộc họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí quốc gia ở Washington DC để phơi bày những tội ác của ĐCSTQ trong việc lợi dụng những nghiên cứu khoa học có liên quan tới tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo cá nhân.
Ông Tôn chỉ ra rằng, ở Trung Quốc, sự đo lường tâm lý học của tôn giáo là “một cách thức bức hại và trấn áp là tàn bạo, bí mật, tinh vi, có thể áp dụng rộng rãi, cơ bản, và có thể chấp nhận được hơn cả tra tấn”. Nó đã trở thành một công cụ được sử dụng bởi ĐCSTQ để trấn áp người Trung Quốc. Khi thảo luận về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông Tôn nói rằng toàn thể cộng đồng tri thức đã dính líu vào cuộc khủng hoảng và đàn áp Pháp Luân Công. Dựa trên những đánh giá chủ quan, trong hơn 100 000 dự án nghiên cứu được tài trợ kể từ 1999, có gần 2 000 nghiên cứu là trong lĩnh vực tâm lý học. Ngoài tài trợ cuar quỹ Khoa học Xã hội quốc gia, quỹ Khoa học Tự nhiên quốc gia, và quỹ của Bộ Giáo dục, gần 2 000 dự án tâm lý học này cũng được tài trợ bởi Bộ Công an, Bộ An ninh quốc gia, và phòng tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, phòng thông tin trung ương, Quốc gia dân ủy, Cục quản lý Tôn giáo quốc gia, và các tổ chức liên quan. Gần như tất cả các viện nghiên cứu ở Trung Quốc đều tham gia và nghiên cứu. Tổng số nhà nghiên cứu liên quan vượt quá 10 000 người.
Ông Tôn nói, “ĐCSTQ lợi dụng tâm lý học để lăng mạ những đối tượng nhằm gây áp lực, làm họ mắc sai lầm bằng cách gây tổn hại tới lý trí, lừa dối họ trong khi làm rối loạn cảm xúc của họ, tàn phá ý chí của họ, khống chế hành động của họ, phá hủy những giá trị cốt lõi và những hệ thống tín ngưỡng của họ.” Ông dẫn chứng những ví dụ về sự khó khăn mà người xin trợ cấp cho dự án. Chỉ khoảng 10% tiền tài trợ là được phân phối cho những học giả làm việc với những dự án trên cơ sở giá trị nghiên cứu. Phần còn lại, khoảng 90%, là được chỉ định dựa trên các mối quan hệ. Tuy nhiên, những dự án nghiên cứu về đàn áp Pháp Luân Công thì dễ dàng được chấp thuận, điều này dẫn đến nhiều học giả tham gia vào những dự án như vậy và trái với lương tâm của họ.
Điều khiến ông buồn nhất là cách các nhà nghiên cứu áp dụng những kết quả hiện tại của những nghiên cứu tâm lý học, sau đó điều chỉnh những phương thức này để quấy rối các học viên Pháp Luân Công. Ông nói, “Khá nhiều những nhà nghiên cứu biến chất đã đưa ra những khuyến nghị với chính quyền về cách ‘chuyển hóa’ một con người, không cho họ ngủ như thế nào, làm cách nào để chối bỏ thăm viếng của gia đình họ, và làm sao lợi dụng những xúc động nhẹ nhàng. Điều này còn tàn nhẫn hơn cả tra tấn thể xác hay dùng thuốc. Tra tấn thể xác có thể sẽ qua đi, trong khi những vết thương tinh thần có lẽ không bao giờ lành.”
Tại sao ĐCSTQ kiên quyết trong việc khiến các học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ đức tin? Ông Tôn Diên Quân tin rằng điều này là sự tàn phá nặng nề nhất có thể giáng xuống những người có tín ngưỡng. Ông nói, “Điều này là sự phá hủy một hệ thống tín ngưỡng. Nó nghiêm trọng và tàn bạo. Nó để lại nhiều vết thương.”
II. Cách thức tội ác được dùng trong những lớp tẩy não
Tất cả những lớp tẩy não nhắm vào học viên Pháp Luân Công được thực hiện dưới sự ngụy trang của “học tập pháp chế” để che đậy sự thật về những gì đang diễn ra. Những người tổ chức, hoàn toàn bước ra ngoài trình tự pháp chế, vượt qua bất kỳ sự giám sát hay ràng buộc nào. Tẩy não đã trở thành một công cụ hữu hiệu cho các cấp của hệ thống chính quyền ĐCSTQ để quấy rối nạn nhân và tước đoạt tự do cá nhân của họ trong thời gian dài. Những phiên tẩy não thông thường được tổ chức bởi phòng 610, là một tổ chức chuyên đàn áp Pháp Luân Công. Tham gia vào những tổ chức này bao gồm nhiều phòng công an, các phòng quản lý lân cận, hội đồng thường trú (hoặc cơ quan), và các đồn công an địa phương. Các viên chức hoặc công an ép buộc nạn nhân bị “chuyển hóa” trong nhà tù hoặc giam họ trong những xà lim riêng biệt. Một số trại tẩy não được thiết lập tại những nơi giao dịch bề ngoài có vẻ là ôn hòa, nhưng thực tế nó không hề thay đổi điều xảy ra bên trong, những điều đang chà đạp lên luật pháp, là sự vi phạm hiển nhiên những quyền cơ bản của con người. Những Cách thứctội ác này đã trở thành công việc và trách nhiệm hợp pháp của Hội đồng pháp luật và Phòng 610, được liên tưởng như những băng cướp, xã hội đen, và các tổ chức tội phạm.
Những báo cáo trước đó ở khắp tỉnh Hà Bắc đã ghi lại những cách thức phạm tội được sử dụng chống lại các học viên Pháp Luân Công.
Cách thức 1 – Không cho ngủ
Không có tự do cá nhân nào trong một trại tẩy não. Thêm vào đó, các nạn nhân phải chịu phạt về thể xác và bức hại vượt giới hạn con người. Nó không có gì là lạ khi các học viên Pháp Luân Công bị cấm ngủ hoàn toàn. Thời gian dài nhất được ghi lại cho một học viên không ngủ là 38 ngày. Họ gọi hình thức tra tấn này là “Ngao ưng.” (Xem bài này, báo cáo rằng các học viện bị ép đứng 24 giờ một ngày suốt một tháng.)
Các học viên không được phép ngồi xuống hoặc ngủ, trong khi những người thừa hành thường xuyên thay nhau quát tháo và la hét học viên, dựng họ đứng thẳng và đánh đập để giữ học viên tỉnh táo. Vào mùa đông, họ đổ nước lạnh khắp quần áo của các học viên. Họ còn vẩy dầu cù là hoặc nước hạt tiêu vào mắt các học viên.
Bà Trương Vân từ thành phố Lộc Tuyền, là khu vực thuộc phạm vi quyền hạn của Thạch Gia Trang, đã bị cấm ngủ tại trại tẩy não thuộc tỉnh hội. Bà đã qua đời. Một chiếc răng của bà bị gãy, và miệng của bà đầy máu. Khi bà vào đó, giáo viên đã nhạo báng bà, “Nếu bà chết, chúng tôi chỉ đơn giản tuyên bố là bà tự tử.”
Anh Lưu Lập Phong, một nghiên cứu sinh đang làm việc tại hội đồng ủy thác Kinh tế Thương mại, bị Phòng 610 tỉnh Hà Bắc lừa quay về Trung Quốc trong khi anh đang học tại nước ngoài. Các viên chức Phòng 610 đã mang anh đến trại tẩy não thuộc Tỉnh hội. Họ cấm anh ngủ 18 ngày. Họ đã bôi dầu cù là vào mắt anh. Anh không được dùng nhà vệ sinh. Một số kẻ khác ép anh phải ngồi theo thế hoa sen với hai chân vắt chéo, nó làm anh đau đớn sau một thời gian dài. Anh Lưu vẫn kiên định vào đức tin của mình bất chấp sự tra tấn không ngừng. Cuối cùng, anh bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức.
Cách thức 2 – Gia hạn tù, ép ngồi ghế sắt, xúc phạm đến phẩm giá
Ở huyện Xương Lê, nơi thuộc địa phận thành phố Tần Hoàng Đảo, một trại tẩy não được hoạt động bởi một công ty bảo vệ và người đứng đầu là Trương Học Bình. Ở đó có hơn 30 người tham gia. Một số học viên bị giữ dài hạn tại đây; Bà Lang Thục Anh đã bị giữ ở đó vài năm. Anh Trương Vĩ Tiến đã bị giam bốn năm trong một trại lao động cưỡng bức. Anh từ chối “chuyển hóa” khi kết thúc thời hạn giam và bị chuyển tới trại tẩy não này trong đợt giam giữ bất hợp pháp với kỳ hạn kéo dài một năm. Anh bị ép không cho ngủ trong một thời gian dài và bị giam tại nơi tẩy não tăng cường.
Những người vẫn kiên định với việc tu luyện bị trói trên một chiếc ghế sắt để tra tấn (xem https://www.minghui.org/mh/articles/2002/1/8/22783.html. Một chiếc ghế sắt được làm từ những chiếc ống kim loại. Các nạn nhân bị buộc trên những chiếc ghế sắt này bằng cả hai tay và chân trong một thời gian lâu. Để minh họa, xem https://en.minghui.org/html/articles/2002/1/9/17577.html. Các học viên bị trói vào ghế nhiều ngày. Họ không được phép rời khỏi ghế để dùng nhà vệ sinh. Điều hèn hạ hơn là những người bức hại sẽ đặt ba bức hình người sáng lập Pháp Luân Công trên ghế để ép học viên phải ngồi hoặc bước lên trên. Bà Dương Tú Anh bị buộc vào một chiếc ghế trong bảy ngày. Bà bị đánh vô số lần, và hai mắt của bà bị tổn thương. Bà từ chối “chuyển hóa”, và cuối cùng, bà bị chuyển tới Trại lao động cưỡng bức Khai Bình ở thành phố Đường Sơn.
Trương Sư Nghiêu (không biết giới tính) bị đưa tới trại tẩy não mặc dù cha mẹ già của học viên này, ở độ tuổi 80, bị bỏ lại nhà không ai chăm sóc.
Bà Trương Quế Trúc bị cưỡng ép mang tới trại tẩy não trong khi con dâu của bà bị bỏ ở nhà cô đơn không ai chăm sóc ngay trước ngày sinh.
Mẹ của bà Miêu Anh Quần gần như bị mù cả hai mắt. Nhưng bà và con trai 9 tuổi của bà đều bị mang tới trại tẩy não, bỏ lại mẹ già không ai chăm nom.
Cách thức 3 – Đánh đập tàn bạo, những hình phạt phi nhân tính, và thiếu ăn.
Bà Hùng Phượng Hà, 56 tuổi, từ xã Cố Thành, huyện Định Hưng, tỉnh Hà Bắc. Vào ngày 13 tháng 10 năm 2002, bà bị đánh đến chết tại trại tẩy não xã Lý Úc Trang, huyện Định Hưng, tỉnh Hà Bắc. Vào khoảng 4 giờ sáng ngày 1 tháng 10 năm 2002, công an từ phòng công an huyện Định Hưng dẫn đầu bởi Trương Quân, chỉ huy bộ phận Pháp chế, đã trèo qua một bức tường và lẻn vào nhà của bà Hùng. Bà ở nhà một mình. Họ mang bà đi mà thậm chí không cho bà thời gian đi tất và mang giầy. Họ đưa bà và vài học viên khác tới một trại tẩy não tại xã Lý Úc Trang. Họ cấm các học viên nói chuyện với nhau. Những người lính trẻ đã giải ngũ được thuê làm kẻ ác ôn để áp dụng nhưng kiểu tra tấn phi nhân tính. Chưa đầy hai tuần sau, bà Hùng đã bị đánh đến chết.
Khi bà Hùng Phượng Hà tới, một vài tên côn đồ đã nhảy vào bà và đánh bà gục xuống. Họ cũng quát tháo bà, “Chúng tôi sẽ đánh cho bà đi hỏa táng luôn.” Những ngày sau đó, họ treo các học viên lên và đánh họ bằng những ống cao su, côn gỗ, và những đồ cứng khác. Bà Hùng không thể ăn uống gì. Bà bị đánh tàn tệ đến mức bà không thể tự chăm sóc bản thân. Các học viên khác phải mang bà đi vệ sinh, và bà đi tiểu ra máu. Tuy vậy, những kẻ bức hại đã tố cáo một cách đê tiện rằng bà ngụy tạo ra những triệu chứng. Chúng cưỡng ép một vài học viên, bao gồm cả bà Hùng, người thậm chí không thể đi lại, phải chạy trong sân sau. Ngày 13 tháng 10, chúng lại tra tấn bà bằng cách bức thực, dù bà bị thương tồi tệ đến mức không thể ăn được cái gì. Bà Hùng đã qua đời vào ngày hôm đó. Khi gia đình bà nhìn thấy thi thể bà, răng của bà bị gãy. Có nhiều vết thương khắp cơ thể. Có những vết cắt sâu trên cổ tay bà do những sợi xích đã treo bà lên khi bà bị đánh.
Ông Vương Hưng Điền, từ làng Nam Tề, xã Đại Dương Trang, huyện Ninh Tấn, tỉnh Hà Bắc. Vào ngày 21 tháng 2 năm 2000, để ngăn ông tới Bắc Kinh nộp đơn thỉnh nguyện, ông bị đưa tới Trung tâm giáo dục pháp chế huyện Ninh Tấn. Vào khoảng 23 tháng 3, ông bị chuyển tới một phòng thuộc chính quyền xã Bắc Quyển Lý. Ông không được cung cấp đồ ăn nước uống. Vào 25 tháng 3, một nhóm côn đồ được thuê đánh ông bằng nhiều dùi cui điện và ống cao su. Gia đình ông phải trả tiền cho công an để đưa ông về nhà khi ông bất tỉnh. Ông Vương qua đời vào ngày ông trở về nhà.
Một trại tẩy não được thiết lập tại trường Đảng ở xã Phủ Ninh, tỉnh Hà Bắc, nơi bà Phòng bị đánh một cách tàn bạo trong suốt 16 ngày. Một kẻ tàn ác, Trương Dịch Sinh cầm đầu và một số kẻ ác ôn khác đã giữ bà trên sàn. Trần Chí Cường và một gã đàn ông có họ Trâu đánh bà bằng nhưng dây cao su. Trương Dịch Sinh quất bà bằng dây thừng. Trần Chí Cường cũng dẫm lên những ngón tay của bà bằng giầy cứng, làm trật khớp ngón tay bà. Sau đó họ giữ đầu bà trên mặt đất và dẫm lên. Một lần, bà Phòng bất tỉnh và không kiểm soát được đại tiểu tiện. Bà phải mất thời gian khá lâu mới hồi phục. Một ngày bà bị cưỡng ép phải chịu hình thức tra tấn đứng trong nhiều giờ. Bà đã bất tỉnh. Máu chảy ra khỏi mũi và tràn khắp sàn nhà. Trong một lần bức thực, bà đã bị trào máu ra khỏi cổ họng. Bà chỉ được thả khi người bà gầy yế và được chẩn đoán mắc bệnh đái đường.
Ông Thân Lập Dũng tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, nên công an đã bắt ông. Ông sau đó bị chuyển tới Trại tẩy não Dương Nước tại huyện Phủ Ninh. Học viên bị giam giữ tại đó đã bị cưỡng ép phải tham gia tập luyện và tập thể dục quanh sân 18 giờ một ngày. Trên 70 người phải chia nhau khẩu phần ăn được làm từ chưa đầy 1.36 kg gạo (3pounds). Các học viên đôi khi cũng bị giam trong các phòng biệt giam, ở trong một phòng tối suốt 24 giờ. Ông Thân bị đánh một cách tàn bạo chỉ vì kiên định tập các bài công pháp Pháp Luân Công. Những chiếc xương một bên vai của ông bị tổn thương, và ông không thể mang vác được.
Cách thức 4 – Sử dụng thuốc tàn phá thần kinh
Phòng 610 thành phố Bá Châu tại tỉnh Hà Bắc đã sử dụng những loại thuốc bất minh trên các học viên Pháp Luân Công để đạt tỷ lệ “chuyển hóa” của họ. Họ đã dùng cả cách thức dối trá, cùng với thuốc biệt dược và thuốc tiêm để phá hủy tế bào não. Những loại thuốc được trộn vào thức ăn và đồ uống hoặc được tiêm dưới nách. Những liều nhỏ liên tục làm cho nạn nhân trở nên thần trí không bình thường một cách dần dần mà không thể phát giác ra việc sử dụng thuốc. Nếu sử dụng nặng hơn, nó sẽ gây ra đau đớn tột cùng cho nạn nhân. Nạn nhân sẽ có những triệu chứng choáng, đau đầu, hoặc thần kinh không bình thường. Những thuốc này có thể làm cho một nạn nhân mất trí nhớ trong một giai đoạn thời gian, làm cho lưỡi cứng lại, suy nghĩ và lý giải khó khăn, đau đầu như búa bổ, hoặc ngủ mê mệt. Nạn nhân phải nếm trải từng khoảnh khắc sống trong đau đớn. Một số người được đưa vào các bệnh viện để chữa trị. Một số người thì suy sụp tinh thần.
Vào ngày 8 tháng 5, ông Cận Lập Đào, người sống tại thị trấn Đường Hai Lý tại thành phố Bá Châu, bị đưa tới Trại tẩy não Giao Thông Tân Quán. Sau 20 ngày bị bức hại, ông được thả do yêu cầu của gia đình ông. Sau khi ông trở về nhà, ông đôi lúc tỉnh táo, nhưng không thường xuyên. Khi trí óc ông thanh tỉnh, ông bảo rằng ông đã từng bị lăng mạ và bị đánh đập tàn bạo, những người chịu trách nhiệm đã trộn thuốc vào đồ ăn, và ông đã không dám ăn. Bởi vì ông không ăn, ông bị cưỡng ép tiêm dưới nách cho đến khi tinh thần suy sụp. Vào độ tuổi 30, ông Cận Lập Đào, người chu cấp cho cả ba thế hệ trong gia đình ông, bị suy sụp về tinh thần chỉ trong có vài tuần. Viên chức Phòng 610 đã từ chối chịu trách nhiệm, tuy nhiên họ đã đe dọa gia đình không được đề cập tới chuyện này với bất kỳ ai hoặc học phải chịu hậu quả. Những cá nhân chịu trách nhiệm cho sự tàn bạo này ở Phòng 610 là Thái Thiệu Dũng, Tả Bổn Trung, và một người có họ Tống.
Vào cuối tháng 10 năm 2002, Khang Bồi Tuyết và Cao Chấn Trung từ Phòng 610 thành phố Lộc Tuyền phụ trách tẩy não, đã cấu kết với Thôi Diêm Hương, một nữ lính gác đã về hưu tại Đội 4 thuộc Trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang, để thực hiện việc chuốc độc dược cho các học viên Pháp Luân Công. Bà Thôi đã từng ngược đãi khá nhiều học viên Pháp Luân Công tại trại tẩy não thuộc tỉnh hội. Họ cách ly các học viên vào nhiều phòng riêng biệt, và mỗi học viên bị trói vào một chiếc ghế với băng dính và không cho họ ngủ suốt ngày đêm. Mỗi ngày, Khang Bồi Tuyết, Hoắc Kiến Thuận, Hàn Tường cùng với những người khác túm đầu các học viện và bạnh hàm của họ để bức thực một lượng lớn độc dược màu hồng vào miệng các học viên. Nếu học viên nhổ ra, chúng sẽ tiếp tục bức thực họ. Thuốc này có mùi lạ. Nó được tạo ra để phá hủy hệ thống thần kinh trung ương. Để phơi bày hành động tàn ác này, một số học viên đã yêu cầu những người khác mang những mẫu thuốc này ra khỏi tòa nhà để kiểm định. Sau khi việc này bị vỡ lở, những kẻ bức hại càng điên cuồng tra tấn để trả thù.
Cách thức 5 – Cưỡng đoạt kinh tế
Trại tẩy não thuộc tỉnh hội được thiết lập tại thành phố Thạch Gia Trang, tại trụ sở tỉnh hội. Mỗi tháng, mỗi học viên phải trả 3 000 nhân dân tệ tiền “học phí”. Mỗi khóa kéo dài ba tháng hoặc thậm chí dài hơn. Chi phí được thu từ đơn vị của học viên, khấu trừ vào lương của học viên, hoặc bức bách người nhà nạn nhân. Các “trợ giảng” được thuê trong số những viên chức bỏ việc, mỗi người nhận khoảng 800 nhân dân tệ một tháng. Số tiền trả thêm cho trợ giảng cũng được các học viên trả. Bà Khâu Lập Anh bị giam giữ bất hợp pháp tại nơi này trong một năm. Đơn vị của bà phải trả hơn 60,000 nhân dân tệ. Các viên chức trại tẩy não thường tới để tống tiền từ các gia đình học viên. Họ đe dọa học viên, bảo rằng nếu không có “lợi” từ gia đình, có lẽ là học viên sẽ không được thả.
Trường Công nhân dệt Hoa Tân đặt tại Tân Hoa Đông Đạo ở thành phố Đường Sơn đã bị chiếm dụng bởi Phòng 610 thành phố Đường Sơn làm “trường học pháp chế” để tẩy não các học viên Pháp Luân Công. Mỗi học viên bị còng tay và đưa tới đó trên những xe công an. Không ai được đi nếu không thỏa hiệp. Đơn vị của các học viên được thông báo ngừng lương để cắt thu nhập của học viên. Trại tẩy não đòi 300 nhân dân tệ cho chi phí sinh hoạt, 200 nhân dân tệ cho hướng dẫn và giáo dục, và 300 nhân dân tệ cho phí trợ giảng mỗi tháng từ gia đình mỗi học viên. Thậm chí nếu học viên chỉ ở đó một ngày, nhà chức trách của trường đòi cơ quan của học viên trả 10,000 nhân dân tệ. Các học viên bị ép buộc làm lao động khổ sai, không cho phép về nhà, ép phải xem các phim nói xấu Pháp Luân Công, và tước đoạt tất cả quyền cơ bản của con người.
Trong số những học viên bị tra tấn tại trường có ông Tất Tuấn Thanh, người làm việc tại mỏ Triệu Các Trang ở khu mỏ Khai Loan; Bà Lý Lệ Hoa, một công nhân về hưu nhà máy xi măng Khải Tân; ông Lưu Thành Lập, một kỹ sư tại khu mỏ Lâm Nam Thương tại khu Ngọc Điền, Khai Loan; bà Vương Ngọc Thuyền, một y sĩ tại bệnh viện mỏ Triệu Các Trang; bà Trương Bảo Hoàn, một giáo viên tại trường trung học số 2 Khải Loan; bà Lý Anh Nam, một giáo viên tại trường tiểu học thực nghiệm Lộ Bắc; bà Trương Tú Quyên, công nhân một nhà máy dệt; bà Nhậm Cự Tú, một viên chức tòa thị chính; và ông Mạnh Phạm Toàn, một giáo viên tại một trường đại học công nghệ.
Các viên chức Phòng 610 thành phố Tân Tập tại tỉnh Hà Bắc đã lợi dụng các trại tẩy não để thu tiền. Chúng biết rằng một số học viên bị vét sạch tài chính sau vài lần bị bắt đồng thời bị tống tiền. Thay vì thế, các viên chức này đòi mỗi cơ quan của học viên trả 1,500 tệ cho học viên bị đưa tới trại tẩy não. Vương Phúc Tài và Vương Thuật Thụy của Phòng 610 Lai Thủy đã thu 2,000 nhân dân tệ mỗi tháng khi bà Hạ Hồng bị cưỡng bức đưa tới trại tẩy não Nam Mã, nơi vẫn được công chúng biết tới như là “cơ sở giáo dục pháp chế” tại thành phố Trác Châu.
Tại trại tẩy não Nam Mã, bà Hạ bị tra tấn bởi Cao Học Phi, Đỗ Vĩnh Lộc, Trương Đoan Bảo, Triệu Ngân Lâu, Vương Lỗ, Cổ Kiến Pha, Chu Kiến Hoa, và những người khác. Khi bà bất tỉnh, tóc của bà bết lại trong máu khô trào ra từ khóe miệng của bà. Bà đã bất tỉnh trong ba ngày. Bà Tinh Tú Cần bị tra tấn tới chết tại nơi này. Cao Học Phi, phụ trách trại tẩy não, đã công khai bảo, “Chúng ta ở đây không phải một nhà tù.. Chúng ta có thể sử dụng các đồ tra tấn mà không ai dám dùng trong các nhà tù. Chúng ta thay thế các nhà tù.” Mã Thuật Hội, một học viên từ thị trấn Tiên Vu, huyện Định Hưng, thành phố Bảo Định, bị thiếu ăn, tẩy não, và tra tấn ở trại tẩy não Tiểu Hàn Trang. Vương Phàm, thư ký đảng chánh pháp ủy, và tay chân đã để lại nhiều vết thâm tím và thương tích khắp thân thể ông Mã. Các vết cháy thuốc lá trên tay của ông Mã không thể lành trong suốt một tháng. Ông Mã cũng phải chịu những lúc bị mất thị lực. Dù tình trạng sức khỏe của ông Mã như vậy, các viên chức lớp học tẩy não vẫn đòi 3,000 nhân dân tệ từ gia đình ông Mã để đổi lấy sự tự do của ông.
Cách thức 6 – Thống khổ qua những cách thức hạ lưu
Nếu các học viên từ chối từ bỏ đức tin, những viên chức quản lý trại tẩy não sẽ tổ chức đủ loại tra tấn vô nhân đạo: kẹp mí mắt, chọc nhãn cầu, kéo tai, cưỡng ép uống rượu, đánh đập tàn nhẫn, đổ nước lạnh vào các nạn nhân trong mùa đông, cấm dùng phòng vệ sinh, trói lên cao, ép uống thuốc thần kinh, và thậm chí còn mang họ tới bệnh viện tâm thần. Các viên chức được chỉ định tẩy não thay nhau tấn công các nạn nhân bằng sự dối trá và ép buộc họ xem phim và đĩa DVD nói xấu Pháp Luân Công. Sự tra tấn là vượt quá sức chịu đựng của con người.
Ở trại tẩy não thuộc tỉnh hội, ông Đinh Lập Hồng, một người lái tàu hỏa tại Phòng đường sắt Thạch Gia Trang, bị cấm ngủ trong 25 ngày. Tai ông bị rách đến mức tụ máu. Ông Khương Phàm bị đốt bằng bật lửa châm thuốc. Bà Lưu Huệ Nga bị cấm dùng nhà vệ sinh. Bà Đinh Lực Nghiễn không được ngủ tám ngày ngay khi tới, nhưng bà vẫn từ chối “chuyển hóa”. Những kẻ ác ôn sau đó bắt đầu ép bà uống rượu, cấm bà dùng nhà vệ sinh, và bôi những khẩu hiệu tấn công Pháp Luân Công và người sáng lập trên mặt, cánh tay, và bàn tay bà. Một số còn giữ tay bà để ép bà viết những khẩu hiệu này.
Lương Tứ Lăng, một trợ giảng tại trại tẩy não, ngầm khuyến khích những kẻ côn đồ sàm sỡ những học viên nữ nhu mì để ép buộc họ hợp tác.
Trong trại tẩy não Bát Lý Trang ở thành phố Đường Sơn, những kẻ côn đồ đặt những chồng gạch lên đầu các học viên nữ. Họ cũng gắn hai ống thép, một cái gần mái nhà, một cái gần mặt đất. Các học viên nữ bị còng tay, mỗi tay vào một ống, trong khi họ giang chân học viên lên khỏi mặt đất. Những ác nhân này thậm chí còn lột quần áo các học viên nữ, sờ ngực họ. Một số còn trói tay và chân một học viên với nhau, kéo chân và tay lên cao, rồi ném học viên xuống đất. Sau đó họ còn lặp lại quá trình tra tấn.
Các học viên kiên định với đức tin của mình phải chịu sự tra tấn phi nhân tính nhất. Một học viên nam bị đánh mạnh bằng thanh thép tới mức mà một mắt của ông rơi ra ngoài. Một học viên nam khác cũng bị đánh rất tàn nhẫn. Khi họ hôn mê bất tỉnh, những kẻ côn đồ dội nước lạnh vào họ để ép họ tỉnh lại. Những kẻ ác ấn thuốc lá đang cháy vào chân của học viên và đốt cổ của họ bằng que cời lò sưởi nung nóng.
III. Bản chất phạm tội của các trại tẩy não
1. Không có cơ sở hợp pháp nào cho việc thiết lập những trại tẩy não
Không hề có cơ sở hợp pháp nào cho việc thiết lập những trại tẩy não. Không có thủ tục đăng ký, không luật pháp, và không có tài liệu công khai nào mà ĐCSTQ hoặc chính phủ yêu cầu để nhận biết bản chất hay sự hợp lý của các trại tẩy não. Không có lịch trình hoặc cơ cấu giám đốc được thông báo; tuy nhiên, nhân viên các trại tẩy não, những người mà chính họ không phải là người chấp pháp, có quyền hành vượt cả những người chấp pháp. Họ có quyền bắt bất kỳ ai không cần giấy tờ hợp lệ; họ không chịu trách nhiệm luật pháp vì đánh ai đó đến chết.
2. Cách hành xử của nhân viên trại tẩy não cấu thành “Tội tước đoạt bất hợp pháp quyền tự do tín ngưỡng”
Điều 36 Hiến pháp quy định rằng:
“Công dân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng.”
Điều 251 Luật Hình sự quy định:
“Nhân viên cơ quan nhà nước tước đoạt bất hợp pháp quyền tự do tôn giáo hoặc xâm phạm phong tục tập quán của nhóm dân tộc thiểu số, nếu tình tiết nghiêm trọng, bị tuyên phạt hai năm hoặc ít hơn trong nhà tù hoặc nhà giam hình sự.”
Trong vòng năm năm qua, những gì xảy ra trong những trại tẩy não này đã cấu thành tội ác về “tước đoạt bất hợp pháp quyền tự do tôn giáo”. Sự tạo dựng trên bản chất bất hợp pháp của những hoạt động xảy ra trong những trại này như sau:
Đầu tiên, cơ quan chỉ huy các trại tẩy não này là Phòng 610, với đa số nhân sự chịu trách nhiệm về các trại là từ Ủy ban Chính trị và Luật Pháp các cấp, các tòa án, viện kiểm soát, Bộ Công an, Bộ Tư Pháp, v.v… Họ đều là nhân viên công chức nhà nước, và do vậy thuộc vào danh mục của Điều 251 luật Hình sự, liên quan tới các nhân viên công chức chính phủ tước đoạt bất hợp pháp quyền tự do tín ngưỡng.
Thứ hai, nhân viên các trại tẩy não vi phạm luật khi họ tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng của các học viên. Ví dụ, bên trong các trại, tự do thật sự của các học viên Pháp Luân Công là bị hạn chế nghiêm ngặt; các học viên cũng dễ bị tấn công. Các sách Pháp Luân Công và tài liệu cùng tài sản cá nhân bị tịch thu và tiêu hủy; các học viên bị cấm cả thực thi những nghĩa vụ xã hội bình thường của họ.
Thứ ba, việc thiết lập và duy trì các trại tẩy não thuộc về “những tình tiết nghiêm trọng”, về “tước đoạt quyền tự do tôn giáo”. Các khóa tẩy não lặp lại một cách liên tục. Con số các học viên bị ép buộc tham dự những khóa học như vậy là rất lớn. Có vô số trường hợp các học viên bị tổn thương thần kinh, bị thương, bị tàn phế, và thậm chí bị tra tấn đến chết trong các trại tẩy não.
Do đó, những người đứng đầu các trại tẩy não đã phạm tội “tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng,” và nên bị tuyên phạt theo Điều 251 luật Hình sự. Theo luật, những người chịu trách nhiệm nên bị trừng phạt với “dưới hai năm tuyên án trong một nhà tù hoặc trại lao động.” [45]
3. Thiết lập các trại tẩy não là cấu thành tội “Bắt và giam giữ bất hợp pháp”
Điều 37 Hiến pháp quy định:
“Tự do cá nhân của các công dân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là không được xâm phạm.”
Điều 238 luật Hình Sự quy định:
“Bất kỳ ai giam giữ người khác một cách phi pháp hoặc tước đoạt tự do của người đó bằng bất kỳ phương tiện nào khác bị tuyên phạt không quá ba năm tù giam, giam giữ hình sự, quản thúc, và tước đoạt quyền lợi chính trị.”
Các học viên Pháp Luân Công thường bị bắt và bị mang tới các trại tẩy não khi họ đang làm việc, học tập, hoặc các công việc thường nhật của họ. Cũng có các học viên bị gửi tới các trại tẩy não bởi vì họ từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công tại các trại lao động cưỡng bức, hoặc sau khi thời hạn của họ ở trại lao động cưỡng bức kết thúc. Những kẻ bắt cóc các học viên tới các trại tẩy não hoặc chuyển các học viên tới các trại tẩy não từ các trại lao động cưỡng bức không hề tuân theo bất kỳ tiến trình hợp pháp nào.
Hơn nữa, các trại tẩy não là hoàn toàn tách biệt khỏi thế giới bên ngoài. Các học viên bị cầm tù trong các phòng giam và bị giám sát bởi nhân viên và giám thị. Sinh hoạt của họ bị hạn chế, và họ bị cưỡng ép phải “học tập.” Nhiều học viên bị đánh, đập, và bị tra tấn. Người thân trong gia đình của họ không được phép vào thăm. Một vài học viên bị giam trong những trại tẩy não như vậy hơn một năm. Nhân viên trong trại thường đe dọa các học viên bằng cách nói rằng họ có thể bị “giam cầm suốt đời” nếu họ từ chối bị “chuyển hóa.”
Một hành động như thế – cưỡng ép các học viên “học tập” trong một môi trường hoàn toàn cô lập – không hề có bất kỳ căn cứ hợp pháp nào. Tự do cá nhân của công dân Trung Quốc đang bị hạn chế mà không có phán quyết hợp pháp. Nó thuộc vào những tình tiết nghiêm trọng được quy định trong Điều 238, và những kẻ chịu trách nhiệm nên bị trừng phạt như đã tuyên.
4. Hành vi của những nhân viên trại tẩy não cấu thành tội “Cố ý tổn thương người khác” và “Cố ý giết người”
Điều 234 luật Hình sự quy định:
“Bất kỳ ai làm tổn thương người khác một cách cố ý bị tuyên phạt không quá ba năm tù giam, giam giữ hình sự, hoặc quản thúc.”
Điều 232 luật Hình sự quy định:
“Bất kỳ ai cố ý giết hại người khác bị tuyên phạt tử hình, tù chung thân, hoặc không ít hơn 10 năm tù giam; khi có tình tiết giảm nhẹ, bị tuyên phạt không ít hơn ba năm và không nhiều hơn 10 năm tù giam.”
Bài báo này nhắm vào những người kết thúc sinh mệnh người khác cho những mục đích cá nhân một cách cố tình cố ý. Nhân viên trại tẩy não đánh hoặc tra tấn các học viên, gây tổn thương, tàn phế, hoặc chết, cấu thành tội “cố ý tổn thương” và “cố ý giết người” khác. Những bị can như vậy nên bị kết tội theo điều 232 của Luật Hình sự và nhận những bản án thích đáng.
5. Vô số trẻ em, người già, phụ nữ có thai hoặc những bà mẹ đang nuôi con đã bị cưỡng bức giam giữ trong các trại tẩy não
Hệ thống luật pháp của Trung Quốc yêu cầu các biện pháp bảo vệ phải được áp dụng cho các đối tượng đang mang thai, cho con bú, hoặc còn nhỏ. Mặc dù các học viên Pháp Luân Công không phải là bất kỳ dạng đối tượng tình nghi nào, họ bị đưa tới các trại tẩy não mà không có bất kỳ sự phán xử hợp pháp nào. Thêm vào đó, họ không được bảo vệ bằng “các biện pháp bảo vệ” của luật pháp. Theo biện pháp “Lao động cải tạo” của Trung Quốc, ban hành bởi Bộ Công An, phụ nữ mang thai, cho con bú, và những người dưới 16 tuổi là bị cấm áp dụng biện pháp lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, vô số trẻ em nhỏ tuổi, phụ nữ có mang, và các bà mẹ đang cho con bú đã bị giam trong các trại tẩy não.
Lấy ví dụ, vào tháng 3 năm 2001, trong “Lớp chuyển hóa cưỡng bức” tại quận Xương Ấp, thành phố Cát Lâm, có ba trẻ em bị giam giữ. Hầu Chấn Long tám tuổi, Triệu Kỳ Nữ 14 tuổi, và Quách Tú Cảnh 15 tuổi. Người già nhất trong số những người bị giam là bà Mã Sảng, 77 tuổi, một giáo viên tại trường Vĩnh Cát, thành phố Hà Loan Tử.
Bà Lưu Thu Hồng là một học viên từ thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông. Bà trước đó làm tại công ty dược Trung Sách. Bà có bầu tám tháng khi bà bị công an bắt ở nhà, sau đó bị ép phá thai. Khi đứa trẻ ra đời, nó vẫn sống và có thể khóc. Đứa trẻ bị gửi tới một nơi không rõ, và đến giờ, không ai biết chút gì về đứa trẻ đó. Sau khi bị ép phá thai, bà Lưu Thu Hồng không được nghỉ ngơi. Bà bị giữ trong một “lớp chuyển hóa” ở phòng Phượng Hoàng Đài trong gần một tháng.
Trại tẩy não Phòng 610 ở huyện Xương Lê, thành phố Tần Hoàng Đảo, giữ một người mẹ trẻ và con gái cô trong gần hai năm. Đứa trẻ chỉ độ một tuổi vào lúc đó cô bị bắt. Hiện giờ em đã ba tuổi.
Việc giam giữ trẻ em và phụ nữ có thai trong các trại tẩy não là sự vi phạm nghiêm trọng những biện pháp bảo vệ trẻ sơ sinh, trẻ em, và phụ nữ.
Rõ ràng, trại tẩy não dưới lớp vỏ “giáo dục pháp chế” chính bản thân nó là tội ác thật sự.
6. Làm giàu phi pháp
Theo điểm báo được thực thi bởi tổ chức này, nó bộc lộ rằng các trại tẩy não đòi hỏi một cách bất hợp pháp những chi phí khổng lồ từ những người bị giam. Các trại tẩy não trở thành một công cụ cho nhân sự của nó để gian dối và làm giàu cá nhân. Trong quá khứ, một lượng lớn tiền thuế đã phải chi vào việc thiết lập và duy trì các khóa tẩy não. Số lượng rất khó để ước đoán. Chúng ta chỉ có thể có được những manh mối không hoàn hảo về bao nhiêu tiền đã phải chi vào tẩy não.
Phí “chuyển hóa” cho mỗi học viên là thường từ năm tới sáu ngàn tệ hoặc thậm chí cao hơn. Nhiều người thân trong gia đình và cơ quan của các học viên bị bắt bất hợp pháp tới các trại tẩy não đó phải trả sinh hoạt phí với giá cắt cổ và một phí “chuyển hóa”.
Bởi vì các trại “chuyển hóa” là những tổ chức ngoài luật pháp, tình hình tài chính của chúng là không minh bạch với công chúng và không bị kiểm tra hay kiểm toán. Số tiền khổng lồ bình thường chỉ như ném vào một cái động không đáy. Tiền từ việc bức bách gia đình các học viên và cơ quan được ngụy trang với “sinh hoạt phí” và“chuyển hóa phí” không hề qua thủ tục hợp pháp nào. Ở nhiều vùng, nhân viên trại tẩy não giữ tiền thừa và những vụ việc gian lận xảy ra liên tục. Với một chừng mực nào đó, làm giàu từ các trại tẩy não đã trở thành động lực cho việc điều hành chúng.
Các trại tẩy não dưới vỏ bọc “giáo dục pháp chế” là thật sự phạm tội. Những cách thức tra tấn khủng khiếp đã phơi bày bản chất tà ác của ĐCSTQ. Bà Viên Bình Quân từ Thạch Gia Trang đã bị tra tấn đến chết, và chồng của bà cùng người con đang kháng cáo cho bà. Nó nảy sinh những câu hỏi đau lòng như thế này với tất cả chúng ta: Ai đang thực hiện những hình thức tra tấn và giết người man rợ một cách trắng trợn với những đồng bào ở đất nước của chính chúng ta? Chúng ta có thể làm ngơ với những gì đang xảy ra không? Nếu chúng ta không thể ngăn chặn những tội ác như thế, tương lai đưa chúng ta về đâu?
Tham khảo
Báo cáo điều tra về các lớp tẩy não và phương thức tẩy não (ngày 9 tháng 10 năm 2004) bởi Tổ chức Thế giới điều tra bức hại Pháp Luân Công (liên kết https://www.zhuichaguoji.org/en/index2.php?option=content&task=view&id=136&pop=1&page=0 )
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/8/229368.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/6/120465.html
Đăng ngày: 02-02-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.