Bài viết của phóng viên Báo Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-12-2020] Hơn 80 cư dân thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt giữ từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 12 năm 2020 vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Các học viên bị bắt đã bị đưa đến bệnh viện thành phố và làm xét nghiệm virus corona. Khi tất cả đều cho kết quả âm tính, họ bị giam giữ tại hai cơ sở địa phương, với 30 người trong số họ ở Nhà giam Thành phố Hạc Cương và số còn lại ở Trại tạm giam Thành phố Hạc Cương. Danh sách đầy đủ của các học viên bị bắt vẫn đang được điều tra.

Vụ bắt giữ do Trương Phúc Sinh, nhân viên của Phòng An ninh Nội địa Thành phố Hạc Cương lên kế hoạch và được các đồn công an trên toàn thành phố tiến hành. Hầu hết các vụ bắt giữ đều diễn ra vào ngày 12 tháng 12. Một số học viên bị lục soát nhà và sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công, máy tính, máy in và các đồ dùng văn phòng khác mà họ dùng để in tài liệu Pháp Luân Công tại nhà đã bị cảnh sát tịch thu.

Chiến dịch “Xóa sổ”

Cuộc truy quét này của cảnh sát là một phần trong chiến dịch “Xóa sổ” do Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) khởi xướng vào đầu năm nay với nỗ lực phối hợp nhằm buộc mọi học viên Pháp Luân Công trong danh sách đen của chính phủ phải từ bỏ đức tin của họ.

Trong 21 năm qua, PLAC, một cơ quan ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ giám sát cuộc bức hại đã đứng sau các vụ bắt giữ, sách nhiễu và bỏ tù các học viên.

Ngoài các vụ bắt bớ, nhà chức trách còn sách nhiễu một số học viên và yêu cầu họ viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Một số còn bị tịch thu sách Pháp Luân Công và ảnh của Nhà sáng lập pháp môn.

Giam giữ

Một số học viên bị bắt đã bị giam giữ từ 5 đến 15 ngày, trong khi tình hình của những người khác vẫn chưa được biết rõ.

Những người bị giam 5 ngày bao gồm bà Trương Thục Hà, bà Cung Quý Chi, bà Đỗ Quế Hoa và bà Đại Diễm Văn. Nhà của bà Cung đã bị lục soát.

Những người bị giam 10 ngày bao gồm ông Trịnh Mậu Tồn và vợ là bà Cao Ảnh, bà Lý Khánh Vân, bà Trương Diễm, bà Vương Thục Hà, bà Dương Hiểu Hồng, bà Hàn Như, bà Vu Hiểu Tinh, bà Lý Diễm Xuân, bà Tôn Sĩ Hồng, bà Đào Túc Liên và ông Trương Túc Cương.

Những người bị giam 15 ngày bao gồm bà Lý Giai Minh, bà Sở Phúc Vinh, bà Hoàng Hiểu Hà và chồng bà là ông Hứa Hiển Đạt.

Sau khi bà Sở bị bắt, các nhân viên từ Đồn Công an Đông Sơn đã đưa bà đến nhà vệ sinh nam, sau đó họ tát vào mặt và đá bà. Các cảnh sát nói rằng họ đưa bà đến đó vì không có camera giám sát.

Bà Vu và ông Triệu Phúc Cường, ông Khương Doãn Cánh, bà Tất Thục Phương, bà Lưu Thục Phân, và bà Lưu Phượng Cầm đã được đưa đến trại tạm giam Thành phố Hạc Cương. Không rõ thời hạn giam giữ của họ là bao lâu.

Có thông tin cho rằng cảnh sát đe dọa sẽ kết án ông Triệu và ông Khương đã bị tịch thu đĩa vệ tinh của mình.

Sáu nhân viên cảnh sát và hai nhân viên ủy ban dân cư đã tắt cầu dao điện ở hành lang của tòa nhà căn hộ của bà Lưu vào khoảng 3 giờ chiều. Vào ngày 11 tháng 12. Khi chồng bà, ông Hứa Hữu đi ra ngoài để kiểm tra, cảnh sát đã đẩy ông xuống đất và giữ ông lại.

Sau khi nghe thấy tiếng động, bà Lưu đã ra ngoài để kiểm tra tình hình. Cảnh sát giơ ra một tờ giấy trước mặt bà và nói rằng đó là lệnh khám xét. Trong khi bà đưa tay ra để xem, cảnh sát đã đẩy bà ngã xuống và còng tay. Sau đó, họ lục soát nhà và tịch thu các sách và DVD Pháp Luân Công, giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng và 2.200 Nhân dân tệ tiền mặt của bà. Cảnh sát cũng khám xét gầm giường và bên trong tủ quần áo của bà, để lại một đống lộn xộn tại nhà bà.

Vì ông Hứa không tu luyện Pháp Luân Công nên ông đã được thả vào khoảng 9 giờ tối. Ông vẫn còn kinh hãi đến tận vài ngày sau đó.

Các vụ bắt giữ khác

Các học viên khác đã bị bắt bao gồm bà Lưu Phượng Cầm, bà Lưu Ngọc, bà Chiêm Thúy Linh, bà Lý Bảo Hà, ông Tăng Khánh Hà, bà Hàn Quế Hà, bà Chu Huệ, bà Từ Đình Hương, ông Chu Sùng Sơn, bà Lưu Thục Cầm, ông Cao Trung Căn và vợ, ông Bành Diên Tùng, bà Dương Phàm, bà Nghiêm Đình Vĩ, ông Phạm Long Thắng, ông Triệu Phúc Điền, bà Dư Tú Anh, bà Lưu Phượng Hoa, ông Cung Tái Cường, bà Cung Quế Hoa, ông Hoàng, Lý Bách, Vương Hải Chi, Triệu Hi Tăng, và Hầu Mỗ.

Đặc biệt, bà Cung Quế Chi, ông Cung Tái Cường và bà Cung Quế Hoa là chị em ruột. Họ và anh chị em khác của họ là ông Cung Tại Lập và mẹ là bà Đường Thục Cầm, những người không bị bắt lần này, nhưng đã bị bức hại liên tục trong hai thập kỷ qua.

Vợ của ông Trương Túc Cương, bà Hỗ Quế Kiệt đã được thả vào ngày bị bắt do tình trạng sức khỏe yếu.

Bà Dương Phàm là một giáo viên tiếng Anh và bị mất việc vì từ chối từ bỏ đức tin của mình. Ngoài ra, bà đã từng bị lao động cưỡng bức 3 năm và bị nơi làm việc sa thải. Lần bắt giữ gần đây nhất của bà là vào ngày 11 tháng 12.

Thông tin chi tiết về các học viên bị bắt vẫn đang được điều tra.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/31/417717.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/6/189786.html

Đăng ngày 17-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share