Bài viết của phóng viên Báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-12-2020] Ngày 3 tháng 12 năm 2020, hai phụ nữ ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc đã bị bắt vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã thẩm vấn và tra tấn bà Ân Thục Phân, 61 tuổi, và bà Điền Diễm Hồng, 56 tuổi cho tới khi họ nôn ra máu và co giật không tự chủ được bản thân. Ba ngày sau cảnh sát đã phải thả họ vì trại tạm giam địa phương từ chối nhận họ.

Từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần và thiền định cổ xưa vào tháng 7 năm 1999, tất cả học viên ở Trung Quốc phải liên tục đối mặt với sự nguy hiểm của việc sách nhiễu, bắt giữ và tra tấn vì kiên định hay phổ biến thông tin về pháp môn.

Thẩm vấn và ép cung

Trưởng đồn cảnh sát là Lý Siêu cùng ba người khác của Đồn Công an Trấn Bạch Long đã thẩm vấn bà Ân và bà Điền mà không có đại diện pháp lý của họ. Cảnh sát tra hỏi ai đã làm tài liệu Pháp Luân Công và cung cấp cho hai bà. Hai bà không trả lời câu hỏi mà lập luận rằng tu luyện Pháp Luân Công là quyền hợp pháp của họ. Quá tức giận trước phản ứng của hai bà, Lý hét lên: “Ném họ vào lồng!”

Lý ra lệnh cho thuộc hạ đưa hai bà đến một bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ. Áo khoác của hai bà bị xé rách khi họ kiên quyết không đi cùng cảnh sát.

Khi người nhà hai học viên đến đồn công an vào ngày hôm sau, Lý yêu cầu họ ký vào thông báo giam giữ và viết tuyên bố nói xấu Pháp Luân Công. Ông ta cũng tống tiền mỗi gia đình 1.000 Nhân dân tệ.

Bị ngược đãi trong bệnh viện

Hai học viên được xét nghiệm Covid 19 tại một bệnh viện, sau đó bị đưa đến một bệnh viện khác để kiểm tra máu và tim. Vì họ từ chối hợp tác trong quá trình kiểm tra, Lý đã liên tục bảo cấp dưới đối xử thô bạo với họ. Theo chỉ đạo của ông ta, các cảnh sát đã giữ họ trên băng ca và đưa đến các căn phòng khác nhau để làm các xét nghiệm khác nhau. Lý nói: “Đừng đánh họ và gây ra những thương tổn bên ngoài. Chỉ để họ trên những băng ca như thế này và nó sẽ không gây ra các vết thương nhìn thấy được.” Khi một bác sỹ yêu cầu cảnh sát đi chậm hơn mỗi khi đẩy băng ca qua các ngưỡng cửa, họ trả lời: “Càng gập ghềnh càng tốt! Họ [chỉ hai học viên] không sợ gập ghềnh!”

Lý cũng yêu cầu một nhân viên y tế đến lấy máu của bà Ân. Ông ta và thuộc hạ đè hai cánh tay của bà ấy xuống và lấy áo của bà để che mặt bà. Họ yêu cầu bác sỹ lấy thêm máu của bà và không giúp cầm máu.

Bác sỹ đã chích vào tay bà Điền ba lần để lấy máu của bà. Cánh tay bà vẫn bầm tím nhiều ngày sau đó. Khi cảnh sát đưa bà lên băng ca, bà cảm thấy chóng mặt và gần như ngất đi.

Thẩm vấn và làm nhục

Sau khi bị hành hạ trong bệnh viện, hai học viên bị đưa đến Bộ Công an Khu Mãn Thành. Cảnh sát lôi họ ra khỏi xe hơi, đưa xuống tầng hầm và đặt họ vào chiếc ghế kim loại. Họ bị xích vào ghế và bị tra tấn. Do bị tra tấn, bà Ân bắt đầu co giật không kiểm soát được và hai cánh tay của bà Điền không ngừng co giật. Để buộc họ nhận tội, một cảnh sát nắm áo bà Điền lôi đi và ném bà vào lối ra vào của tầng hầm. Áo bà bị kéo lên đến tận đầu khiến bà bị ngực trần, nằm trên sàn lạnh lẽo cho đến khi một viên chức thôn đến và giúp bà ngồi dậy.

0e796f3031cddd8c7f2390dba3de2671.jpg

Minh hoạ tra tấn: khoá vào một chiếc ghế thẩm vấn

Khi họ yêu cầu được dùng nhà vệ sinh, cảnh sát đã kéo họ đến một cái sân và buộc họ đi vệ sinh trước mặt sáu nam cảnh sát.

Bị tra tấn và bị nôn ra máu tại trại tạm giam

Hai học viên bị đưa đến một trại tạm giam khoảng 10 giờ tối. Cảnh sát ném bà Ân vào một chiếc ghế và sau đó ném bà Điền lên người bà Ân. Khi họ than phiền với Trần Vĩnh Hội, giám đốc trại tạm giam về việc cảnh sát buộc họ phải đi vệ sinh trước mặt các nam cảnh sát, Trần trả lời: “Bình thường thôi. Có vấn đề gì lớn đâu?”

Sau ba ngày bị giam, vào ngày 6 tháng 12, bà Điền bắt đầu co giật và nôn ra máu. Bà Ân cũng nôn ra máu. Trưa hôm đó cảnh sát thông báo cho gia đình học viên đến trại tạm giam đón họ về.

Khi người nhà đến, Lý bắt họ đợi khoảng một giờ và bảo những cảnh sát khác chụp hình họ mà không được sự đồng ý của họ. Sau đó Lý đe doạ sẽ bắt giữ họ nếu họ tu luyện Pháp Luân Công. Gia đình đã rời đi sau khi biết cảnh sát không có ý định thả các học viên.

Sau khi gia đình rời đi, hai học viên tình cờ nghe một nhân viên ở trại tạm giam la mắng Lý, nói rằng ông ấy không đồng ý với Lý và muốn các học viên ra khỏi trại.

Trên đường về nhà, gia đình học viên nhận được một cuộc điện thoại từ đồn công an yêu cầu họ quay lại trại tạm giam để đón học viên. Hai học viên đã về nhà vào tối hôm đó.

Tu luyện Pháp Luân Công đã cứu sống hai học viên

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, hai học viên đã mắc nhiều căn bệnh kinh niên nhưng môn tu luyện này đã giúp họ hồi phục.

Chồng bà Điền từng đánh đập bà và có các mối quan hệ ngoài hôn nhân. Bà lo lắng nhiều đến nỗi thuốc ngủ cũng không giúp bà có được giấc ngủ ngon. Bà bị suy nhược thần kinh, các vấn đề về tiêu hóa, thiếu máu và các bệnh phụ khoa. Dù đã ly hôn và tái hôn nhưng mẹ chồng mới rất coi thường bà và họ có nhiều mâu thuẫn. Đồng thời, bà phải vật lộn với sức khoẻ kém và thường xuyên phải đến bệnh viện.

Trong khi chăm sóc người cha bị bệnh ung thư vào năm 2004, bà Điền biết đến Pháp Luân Công và các lời dạy của môn này. Bà đã bị thuyết phục trước các nguyên lý của pháp môn và quyết định tu luyện theo môn này. Tất cả căn bệnh của bà đã biến mất thậm chí trước khi bà nhận ra, và bà cũng trở nên chu đáo hơn và giải quyết mọi mâu thuẫn với gia đình mới của mình.

Bà Ân từng bị sưng bụng và đau ngực. Tứ chi của bà rất đau do bị sưng nặng. Bà mệt mỏi và tính nết khó gần do thường bị đau ốm liên tục. Uống thuốc và châm cứu không giúp được bà.

Sau 20 năm chịu đựng, một người bạn đã giới thiệu Pháp Luân Công với bà. Bà đã đến một điểm tập và lắng nghe các học viên khác đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Khi bà lắng nghe, bà quyết định sẽ sống theo các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Cơn đau và bệnh tật của bà đã dần dần biến mất.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/19/416718.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/5/189757.html

Đăng ngày 17-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share