Bài viết của một học viên Đại Pháp từ tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 09-12-2010] Các học viên bị giam tại trại lao động cưỡng bức Vạn Gia bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức Tiền Tiến vào mùa đông năm 2007. Vương Á La, lính gác tại trại lao động cưỡng bức Tiền Tiến, đã dối trá khi bảo với mọi người rằng, “Trại lao động cưỡng bức Tiền Tiến sử dụng một hệ thống nhân tính hóa quản lý.

Tại trại lao động cưỡng bức Tiền Tiến, các học viên bị cưỡng ép lao động nặng nhọc từ 13-14 giờ một ngày (từ 6h sáng đến 7-8h tối) mà chỉ có 10 phút ăn trưa. Nếu các học viên không thể hoàn thành công việc của học trong những giờ đó, họ phải mang việc về phòng giam của họ để làm tiếp. Nếu họ không thể hoàn thành, thì họ không được phép ngủ đêm đó. Phòng mà các học viên bị ép lao động không có lò sưởi vào mùa đông. Hậu quả là, tay và chân các học viên bị lạnh giá. Thêm vào đó, nơi họ ngủ giá lạnh về đêm và họ rất khó ngủ bởi vì học chỉ được cấp những chiếc chăn mỏng để đắp. Những công việc cưỡng bức khác bao gồm dỡ và xếp hàng lên các xe tải, trồng cây và làm việc trên những cánh đồng dưới ánh nắng mặt trời. Một số các học viên già cả rất mệt vì phải làm việc và không thể rời khỏi giường. Những bệnh tật trước đây của họ tái phát bởi vì họ bị ngăn cấm giữ sức khỏe bằng việc tập các bài công pháp Pháp Luân Công. Dương Quốc Hồng bảo rằng bất kỳ ai không thể làm việc phải bị nhốt lại trong một xà-lim nhỏ. Bà ta ra lệnh một số phạm nhân hình sự kéo các học viên không thể dậy khỏi giường tới nơi làm việc. Khi họ không thể đi lên cầu thang lấy đồ ăn, Dương Quốc Hồng từ chối cho họ thức ăn. Khi các học viên muốn lấy một chút đồ ăn nhanh, Dương không cho phép họ. Đội trưởng Trương Ba, cùng với các lính canh Chu Mục Kỳ, Lưu Sướng, Tùng Chí Tú, và Vu Phương Lệ, mang bà Chu Anh, một học viên già cả, tới một phòng trống, trói bà vào lan can, và đánh bà.

Khi các viên chức tới để thanh tra trại lao động cưỡng bức, các viên chức trại thay đổi môi trường một cách qua loa. Một khi việc thanh tra kết thúc, các lính gác lại tiếp tục việc tra tấn dã man của họ. Các học viên bị đánh đập, đá, kéo lê bằng tóc của họ, trói vào ghế tra tấn, treo lên, khóa vào xà-lim nhỏ, sốc điện bằng ba-tôn điện, bức thực tàn bạo, hoặc bị lính canh bắt phải làm công việc lao động nặng bất kỳ lúc nào.

Trương Ba, lính canh Chu Mộc Kỳ, và lính canh Vu Phương Lệ đã cố bắt các học viên Trương Thục Cần, Lữ Hội Văn, và Lý Văn Tuấn phải làm lao động nặng vào ngày 13 tháng 1 năm 2008. Tuy nhiên, ba học viên này đã từ chối hợp tác. Hậu quả là, các lính canh đã kéo họ tới tầng hầm, treo họ lên, và đánh họ. Huyết áp của bà Lữ Hội Văn tăng cao do tra tấn và bà đã nôn rất nhiều lần. Mặc kệ việc này, Trương Ba, Chu Mộc Kỳ, và Lưu Sướng đã lại treo bà Lữ và ép bà nói rằng bà đang giả bộ, và bà phải chấp hành luật lệ và hoàn thành những việc của bà.

Bà Ninh Thục Hiền bị đánh tàn bạo bởi lính canh Vu Phương Lệ và một phạm nhân nghiện mà túy là Tôn Bác vào ngày 8 tháng 3 năm 2009 bởi vì bà không mang thẻ tù nhân. Sau khi bị đánh, Vu Phương Lệ liền kéo bà Ninh tới tầng ba để tiếp tục bức hại. Khi Trương Ba, lính cánh Chu Mục Kỳ, và phó đội trưởng Dương Diễm tới phiên trực, họ đã nhập bọn đánh bà Ninh.

Vu Phương Lệ sau đó gọi các học viên Cao Quốc Phượng, Mạnh Khánh Lan, Lữ Hội Văn, và Ninh Thục Hiền ra. Bà ta đã treo bà Cao lên, sốc điện bà bằng ba-tôn điện, và đấm đá bà. Vu treo bà Cao ba lần. Hậu quả là, bà Cao bị chấn thương. Các học viên khác đều bị đánh bởi hai lính cánh. Trương Ba tát Lữ Hội Văn hai lần vào mặt rất mạnh, và sau đó giao bà cho Vu Phương Lệ để tiếp tục bức hại.

Đội trưởng Thôi Thục Bình và trưởng khoa Trần Lệ Hoa đã gọi Tôn Bác tới đại đội hai để giám sát bà Cao Quốc Phượng. Tôn Bác đã kéo tóc bà và đánh bà mỗi ngày cho đến khi bà bất tỉnh và không thể cử động. Bà Cao Quốc Phượng sau đó bị mang tới bệnh viện và phát hiện xuất huyết não. Bà sau đó bị mang trở lại trại lao động cưỡng bức và được cho phép tập các bài công pháp Pháp Luân Công. Khi bà hồi phục lại, bà bị khóa trong một chuồng sắt, ở một tư thế mà bà không thể đứng hoặc ngồi, trong một xà-lim nhỏ. Cánh tay bà bị kéo ra và còng lại. Bà bị khóa trong xà-lim này trong ba ngày và sau đó bị treo lên và đánh đập. Nhà chức trách trại lao động cưỡng bức đã phi pháp gia hạn thời hạn giam bà thêm bảy tháng. Họ đã ra lệnh cho lính gác tiếp tục treo bà lên và đánh bà. Khi bà rơi vào tình trạng nguy kịch, họ lại gửi bà tới phòng cấp cứu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/9/哈尔滨前进劳教所的所谓“人性化管理”-233443.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/2/122255.html
Đăng ngày: 10-01-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share