[MINH HUỆ 28-7-2010] Nhân viên làm việc trong các cơ quan công an, các viện kiểm sát  và các tòa án tại các cấp khác nhau tại Trung Quốc lục địa , đặc biệt là các quan tòa, dùng đủ mọi cách có thể để bịt miệng các luật sư đại diện cho các học viên Pháp Luân Công. Họ hăm dọa, trì hoãn, ngăn chặn và dùng nhiều phương cách khác để khiến các luật sư bỏ việc biện hộ cho các khách hàng của họ. Họ cũng sử dụng nhiều thủ đoạn như là tấn công, đánh đập và giam cầm bất hợp pháp để ngăn các luật sư bào chữa cho thân chủ của họ tại tòa án. Các cách làm như vậy đã trở thành lệ thường tại lĩnh vực luật pháp của Trung Quốc, nhất là các trường hợp về Pháp Luân Công. Bài viết này chi tiết hóa một số cách được dùng đến.

Cách 1: Cảnh cáo, đe dọa và lường gạt thân nhân từ bỏ việc thuê các luật sư bào chữa

Họ thường thành công với cách này khi đối diện với những người già và những người trẻ yếu đuối bất lực. Ví dụ, để kết án nặng bà Diệp Xảo Minh ở Trung tâm thể thao Đại học Sư phạm Phúc Kiến, lúc đầu, các đặc vụ từ Phân cục công an ở Phúc Châu và các viên chức ở Toà án quận Thương Sơn quyết định đem bà Diệp Xảo Minh ra xử ngày 4 tháng 3 năm 2010. Biết rằng con trai bà đã thuê một luật sư, họ lập tức hủy bỏ phiên xử, bắt con trai của bà Diệp Xảo Minh và mang anh ta đến đồn công an để ép buộc anh ta từ bỏ luật sư. Dưới sự hăm dọa và áp lực như vậy, người thanh niên trẻ này đành thuận theo các đòi hỏi của công an và ký biên bản bỏ luật sư.

Một ví dụ khác: Công an từ Thất Đài Hà tại tỉnh Hắc Long Giang đã bắt giữ bất hợp pháp sáu học viên Pháp Luân Công vào tháng 9 năm 2009, trong đó có học viên Lý Tân Xuân và  Khương Ba. Mẹ của Khương Ba đã đến gặp trưởng Phòng 610 là Tất Thụ Khánh để xin gặp con trai bà. Tất Thụ Khánh đã hăm dọa, “Nếu bà không bỏ luật sư mà bà đã thuê, chúng tôi cũng sẽ bắt con dâu bà.” Sợ rằng con dâu của bà cũng sẽ bị bắt, người đàn bà này phải viết một thư bảo đảm rằng bà sẽ không thuê thêm luật sư nào nữa.

Giống như nhiều nơi khác, người dân tại Trung Quốc lục địa thường có chiều hướng tin những gì nhân viên thi hành luật pháp nói với họ. Nhân viên thi hành luật pháp mà sẵn sàng vi phạm luật sẽ lợi dụng tình thế này trước tiên. Họ hăm dọa và gạt mọi người để ngăn  luật sư xuất hiện ở tòa án.

Sau khi công an đã giam bất hợp pháp các học viên Pháp Luân Công Lưu Cảnh Lộc và vợ ông là Tôn Lệ Hương, những người nhà của họ đã chất vấn công tố viên. Viên chức của vụ này đã nói, “Họ nhất định sẽ bị mười năm tù nếu các người thuê bất kỳ luật sư nào từ Bắc Kinh. Nếu muốn họ được thả ra, vậy hãy dùng những luật sư địa phương,” và tiếp tục nói, “Việc gì cũng có thể được xem xét nếu các người bỏ thuê luật sư từ Bắc Kinh.” Điều này được nói ra để gạt các thân nhân này để họ chấm dứt hợp đồng với luật sư từ Bắc Kinh. Nếu thuê luật sư, họ chỉ muốn cho phép các luật sư địa phương, những người mà họ có cơ hội điều khiển và lôi kéo, và giám sát tốt hơn.

Sau khi học viên Huống Hân Vinh từ Trùng Khánh bị bắt bất hợp pháp, các viên chức tòa án quyết định đưa ông ra tòa xét xử vào chiều ngày 7 tháng12 năm 2009. Khi họ vừa khám phá ra rằng gia đình ông đã thuê một luật sư, các viên chức lập tức huỷ bỏ phiên xử. Giám đốc Phòng 610 địa phương Vạn Phượng Hoa đã đi gặp vợ Huống Hân Vinh và hăm dọa, “Nếu bà thuê một luật sư, chúng tôi cũng sẽ bắt bà!

Cách 2: Buộc các luật sư bào chữa rút lui

Vào cuối năm 2008, quan tòa Tôn Kiến Ba tại quận Nam Quan, Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã gọi cho gia đình của Cao Thục Dư, để cho họ biết về phiên tòa sắp tới ngày 6 tháng 1 năm 2009. Học viên Cao Thục Dư đến lúc đó đã bị giam gần một năm. Khi quan tòa Tôn Kiến Ba vừa được biết là gia đình Cao đã thuê một luật sư bào chữa, ông ta đã tìm mọi cách ngăn trở.

Đầu tiên, ông ta từ chối yêu cầu lấy các bản sao tài liệu vụ án của luật sư và sau đó ông ta nói với luật sư rằng phiên tòa xét xử đã bị hoãn đến tháng 2 năm 2010. Khi gia đình Cao yêu cầu luật sư điều tra về vụ này, các viên chức tòa án nói dối với luật sư rằng vụ án là của Viện kiểm sát quận Nam Quan. Khi luật sư đến Viện kiểm sát, các viên chức nơi này nói với ông là họ đã nộp tài liệu của vụ án đến Tòa án quận Nam Quan từ lâu , và tài liệu chưa bao giờ được trả về cho họ. Khi luật sư xin thêm thời gian, quan tòa Tôn Kiến Ba nói, “Hãy về và chờ đợi. Chúng tôi sẽ cho ông biết tin trước phiên xử.” Khi luật sư thấy rằng với vụ án này ở đâu ông cũng gặp khó khăn – cộng thêm áp lực từ Văn phòng luật pháp bắt  ông hủy hợp đồng – ông cuối cùng phải yêu cầu chấm dứt hợp đồng giữa ông và khách hàng. Tòa án sau đó thông báo cho gia đình Cao rằng sẽ có phiên xử vào một ngày nhất định, khiến cho họ không có thời gian để tìm một luật sư khác. Với cách này, quan tòa Tôn Kiến Ba đã  tránh được mọi ‘rắc rối’ từ phía luật sư bào chữa khi xử lý trường hợp của Cao Thục Dư.

Ngày 7 tháng 1 năm 2010, học viên Quách Tiểu Quân, một giảng viên khoa học máy tính tại Đại học Giao thông Thượng Hải đã bị bắt bất hợp pháp và bị thẩm vấn bằng cách tra tấn. Khi tòa án biết được là gia đình ông đã thuê các luật sư cho ông, họ gây áp lực lớn lên mỗi luật sư, tất cả ba luật sư phải chấm dứt hợp đồng của họ.

Cách 3: Công khai ngăn cản các luật sư tham gia

Trong các trường hợp mà tòa thất bại trong việc buộc một luật sư chấm dứt hợp đồng, họ sẽ dùng nhiều phương cách bất chính để giữ không cho luật sư tham gia vụ kiện, khiến cho luật sư không thể xuất hiện ở phiên toà. Tòa án quận Nam Cương tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã thụ đơn kiện được của công tố viên địa phương chống lại học viên Pháp Luân Công Lật Chí Cương vào tháng 5 năm 2009. Vụ án được giao cho quan tòa Tống Thành Chương thuộc tòa hình sự. Ông ta đã cố tình tạo nhiều chướng ngại cho hai luật sư biện hộ Hàn Chí Quản và Giang Thiên Dũng, để ngăn cản họ đọc và sao chép các hồ sơ của vụ án. Ông ta chối rằng mình chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ hồ sơ nào của vụ kiện, và rằng vụ kiện này rất nhạy cảm, và ông ta cần xin phép các cấp trên của mình. Ông ta cũng nói rằng ông ta không có thời gian , hoặc là điện bị cúp, và các thủ đoạn khác như thế. Khi các luật sư yêu cầu tòa hợp tác, Tống Thành Chương ngụy biện  nói rằng, “Tôi chỉ vừa đọc các tài liệu của vụ kiện và phát hiện ra rằng trong khi thẩm vấn Lật Chí Cương thì ông ta nói rằng  sẽ không thuê một luật sư nào, nhưng bây giờ các người đến để bào chữa cho ông ta. Nếu tòa án cho phép các vị sao chép hồ sơ của vụ án và bào chữa cho ông ta, chúng tôi sẽ xâm phạm đến quyền lợi Lật Chí Cương!

Các luật sư phải chỉ ra cho qua tòa rằng mẹ của Lật Chí Cương, với sự đồng ý của Lật Chí Cương, đã ủy quyền cho các luật sư. Đội bào chữa nói với quan tòa họ đã ghi chép lại  trong buổi gặp gỡ với Lật Chí Cương, người mà cũng đã ký tên vào bản ghi chép. Các luật sư nói với quan tòa với tư cách là cố vấn bào chữa cho Lật Chí Cương, họ có quyền xem và sao chép hồ sơ của vụ án theo thủ tục luật hình sự. Khi quan tòa nghe điều này, ông ta nói, “Các người là luật sư à? Các người có hiểu điều tôi nói không? Nếu các người không hiểu điều tôi nói, làm sao các người có thể hành động như là luật sư được? Tôi không quan tâm điều gì đã xảy ra tại buổi gặp mặt của các người, hoặc các người được ủy quyền như thế nào, nhưng khi chúng tôi thẩm vấn Lật Chí Cương ông ta nói ông ta sẽ không thuê luật sư. Chúng tôi sẽ theo bản ghi chép của mình, chứ không phải của các người.” Khi các luật sư tranh cãi, trình bày bằng chứng, nhằm cố gắng đuổi các luật sư đi, quan tòa nói ông ta sẽ đi gặp mặt Lật Chí Cương lần nữa và đích thân hỏi điều ông ta muốn. Quan tòa từ đó luôn nói, “Hãy trở lại vào ngày mai” khi các luật sư muốn sao chép hồ sơ vụ án.

Một quan tòa tại tỉnh Hắc Long Giang thậm chí còn ép đưa luật sư đi nơi khác. Người nữ quan tòa này tên là Tống Bội Hiệp và làm việc tại Tòa trung thẩm Giai Mộc Tư. Khi giải quyết trường hợp của học viên Mã Đa, bà ta đã âm mưu với các viên chức đồn công an và tạo một tình huống bất khả kháng khi bà ta triệu tập luật sư, để làm nản lòng luật sư ngay trong buổi gặp gỡ đầu tiên. Đó là vào khoảng 11 giờ sáng ngày 2 tháng 7 năm 2007. Luật sư, cùng gia đình của Mã Đa, đi gặp quan tòa theo lời mời. Khi đến nơi, họ lập tức phát hiện rằng họ bị bao vây bởi một nhóm đông các đặc vụ từ Phòng 610 và đồn công an. Trưởng Phòng 610 Giai Mộc Tư Lưu Diễn lập tức đích thân chỉ đạo. Công an đấm luật sư và kéohai cánh tay ông và  lôivào một phòng trong tòa án. Có sự hỗn loạn lớn bên ngoài khi công an ép bắt người của gia đình Mã Đa, gồm mẹ của Mã Đa và những người thân khác. Dưới bầu không khí ghê gớm như vậy, các viên chức toà án đã kết án Mã Đa ba năm tù mà không thông báo cho luật sư và gia đình ông trong thời gian vị cố vấn bào chữa không thể thi hành quyền của ông ta và thân chủ nơi tòa án. Thậm chí quá đáng hơn nữa: không bao lâu sau khi tòa kết án Mã Đa, tòa cũng kết án mẹ của Mã Đa ba năm tù. Thậm chí cho dù cả mẹ và con gái đã thuê luật sư, quan tòa đã vi phạm nhân quyền của bà và áp đặt các bản án bất hợp pháp đó lên họ. Mã Đa và mẹ của bà bây giờ đang bị giam tại Nhà tù nữ Hắc Long Giang.

Cách 4: Ngăn cản luật sư gặp mặt khách hàng; ngăn cản luật sư hoàn tất các giấy tờ cần thiết

Đây là cách phổ biến nhất. Các cách được thực hiện khác nhau tùy mỗi nơi. Tại một số địa phương, các kẻ khủng bố sẽ bịa đặt các câu chuyện để ngăn chặn bất kỳ cuộc gặp mặt trực tiếp nào.

Ví dụ, các đặc vụ từ Phân cục công an Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đã bắt bất hợp pháp học viên Pháp Luân Công Vương Hi Văn và từ chối cho phép gia đình và luật sư của ông gặp mặt ông. Lý do mà họ đưa ra là: Các học viên Pháp Luân Công bị cấm tham gia những cuộc gặp mặt như vậy vì trường hợp của họ ‘liên quan đến bí mật’. Nhân viên luật pháp từ đồn công an tại Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên đã từ chối một yêu cầu từ luật sư của học viên Pháp Luân Công Trình Đông Lan được gặp mặt bà ta, với cùng lý do là trường hợp của bà ‘liên quan đến bí mật’. Luật sư của Trình Đông Lan đã đến đồn công an để tranh cãi rằng bí mật được định nghĩa trong bộ luật là nói về bí mật quốc gia, và nội dung của trường hợp Trình Đông Lan được đưa ra công chúng, và không có gì bí mật. Luật sư sau đó đi đến Cục tư pháp tại Lương Sơn Châu và đến Sở điều hành Luật sư và Công chứng viên. Ông đã chỉ ra rằng yêu cầu của ông để gặp mặt người bị giam là phù hợp với hành trình luật pháp trong bộ luật Trung Quốc; rằng ông chưa bao giờ nghe điều gì về không áp dụng luật này trong việc giải quyết với các trường hợp Pháp Luân Công. Vì các ‘sở thi hành luật’ ngăn ông gặp mặt Trình Đông Lan, luật sư đã nộp một đơn khiếu nại chống đồn công an liên quan, nhưng không có kết quả.

Các viên chức tại một số nơi không công khai nói rằng họ không cho phép các luật sư gặp mặt với khách hàng Pháp Luân Công của họ, nhưng sau bức màn họ khiến cho các cuộc gặp gỡ như vậy không thể nào thực hiện được.

Quan tòa Cố từ Tòa án pháp lý Tế Nam đã thường dùng những cách như vậy. Khi tòa án gần bắt đầu phiên xử thứ hai chống lại học viên Trương Hưng Võ, quan tòa đã bí mật ra lệnh cho các viên chức trại giam rằng họ phải không cho phép luật sư gặp mặt Trương Hưng Võ, bất kể là vì lý do gì.

Khi luật sư tra hỏi công an về hành vi bất hợp pháp của họ, các viên chức trại giam tuyên bố là lệnh đến từ tòa án. Luật sư Lưu Nguy trở lại tòa án và thách thức quan tòa Cố Quảng Nghĩa mà ngụy biện lý do là vì Trương Hưng Võ không muốn thuê một luật sư. Khi luật sư nói rằng ông chỉ có thể biết được ý của khách hàng ông bằng cách gặp mặt với ông ta, quan tòa đã đổ trách nhiệm cho trại giam, nói rằng trại giam có thể quyết định được ông có thể gặp mặt với Trương Hưng Võ hay không, và tòa sẽ không can thiệp vào quyết định của họ. Nhưng khi luật sư và gia đình bà Trương đi đến nhà tù, giám đốc nhà tù nói với họ là quan toà Cố Quảng Nghĩa và quan tòa Vu Huy vừa mới điện thoại cho họ, ra lệnh cho họ là họ không được cho phép luật sư Lưu Nguy gặp mặt Trương Hưng Võ. Vì ông không thể gặp mặt với thân chủ và tòa án từ chối nhận đơn nộp của ông để đại diện cho thân chủ, luật sư đành phải rời Tế Nam.

Luật sư của học viên Trương Ngọc Anh cũng gặp phải cách thức tương tự.

Đầu tiên, ngày 17 tháng 4 năm 2004, các viên chức Tòa án quận Lịch Thành tại Tế Nam đã bí mật kết án Trương Ngọc Anh bảy năm tù, mà không thông báo cho gia đình và luật sư của Trương Ngọc Anh. Khi gia đình nhận được bản án, họ đi Tế Nam với luật sư để gặp Trương Ngọc Anh để hoàn tất các giấy tờ cho một cuộc khiếu nại. Các viên chức tòa án đã thông báo cho trại giam để cản sự gặp mặt giữa luật sư và khách hàng của ông. Qua sự can thiệp của luật sư và gia đình của bà, các viên chức trại giam đồng ý nhận bản thỉnh nguyện khiếu nại để đưa cho Trương Ngọc Anh để ký tên. Như vậy luật sư xoay xở được để bắt đầu hành trình khiếu nại, và các viên chức Tòa Hòa giải Tế Nam phải chấp nhận sự khiếu nại. Nhưng tòa án càng thái quá hơn lần này. Ngày 8 tháng 5 năm 2004, các viên chức tòa án nói với ông là phiên điều trần đã kết thúc rồi. Một lần nữa họ nói dối, nói rằng khách hàng không muốn thuê luật sư và dùng nó như một trò bịp bợm để không báo tin cho luật sư.

Cách 5: Ngăn luật sư bào chữ nói tại tòa

Hai sự kiện tại Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh cho thấy một quan tòa đang hăm dọa luật sư bào chữa. Một vụ xảy ra tại Tòa án quận Chấn Hưng.

Ban đầu tòa án đã lên kế hoạch một phiên xử các học viên Pháp Luân Công Trương Thư Tiệp, Trương Thư Hà và Triệu Quảng Thuận vào lúc 8:30 sáng ngày 25 tháng 6 năm 2009, nhưng họ đã hoãn cho đến 9 giờ 10 phút sáng. Trong thời gian đó, tòa án “làm việc” với hai luật sư. Đầu tiên, một một thẩm phán tuyên bố rằng luật sư Vương không được phép xuất hiện trong tòa, trong khi luật sư kia phải: (1) không được bào chữa về tính chất của Pháp Luân Công; (2) không được bào chữa cho sự vô tội của họ, nhưng phải nói là có tội; (3) chỉ bào chữa dựa trên bằng chứng.

Khi luật sư hỏi, “Các ông có bất cứ tài liệu luật pháp nào về sự hạn chế như vậy không?” phó thẩm phán nói, “Không, đây là chỉ thị từ cấp trên.” Ông ta cũng nói với luật sư nếu luật sư không nghe theo các điều này thì phần bào chữa của ông ấy sẽ bị cắt bỏ.

Vụ khác xảy ra tại Tòa án quận Nguyên Bảo. Ngày 28 tháng Bảy năm 2009 tòa án đã xét xử học viên Vương Hương Cúc. Chủ thẩm phán bà Vương và chủ tọa hình sự Mã Thuật Hòa đã cảnh cáo luật sư là ông ta “chỉ có thể cung cấp những lời bào chữa đơn giản trên một số điều kiện nhất định” và chỉ có thể “cải cho nhận tội; nếu không, bản án sẽ càng nặng hơn.

Mã Thuật Hòa nói một cách công khai, “Luật sư không được bào chữa cho Pháp Luân Công; nếu không, ông ta sẽ đập búa trong tòa; ông ta sẽ đập cái búa mỗi khi mà luật sư bào chữa cho Pháp Luân Công, và nếu ông ta đập búa ba lần, tòa sẽ đưa ra một tấm thẻ đỏ, và luật sư sẽ bị ra lệnh cho rời phiên tòa.” Mã Thuật Hòa quả thật đã làm như vậy trong tòa.

Trước khi các viên chức Tòa án quận Giai Mộc Tư tại tỉnh Hắc Long Giang xét xử học viên Hoàng Vệ Trung ngày 30 tháng 6 năm 2009, những phó thẩm phán và một chủ tọa đã nói chuyện với luật sư và nhấn mạnh cái gọi là “quy luật bào chữa,” để ông ta phải “hợp tác với tòa.” Để tránh luật sư, tòa không ngừng truyền bá những tin tức giả dối về thời gian phiên xét xử và cả thậm chí đổi địa điểm phiên tòa, tổ chức nó tại Trại giam Giai Mộc Tư xa xôi. Luật sư Lê Hùng Binh đã bị cản ngăn khi đến và bị từ chối không cho vào trại giam.

Khi đối diện với các luật sư mà từ chối làm theo các yêu cầu vô lý bất hợp pháp từ các quan tòa và nhất định bào chữa thân chủ họ theo luật pháp, một số quan tòa tỏ ra ương nghạnh, không kể gì đến hình ảnh của một phiên tòa.

Những điều đã xảy ra tại Tòa án pháp lý Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên ngày 27 tháng 4 năm 2009, trong lúc xét xử lại Dương Minh là tiêu biểu nhất cho hành vi như vậy.

Học viên Dương Minh bị bí mật xét xử ngày 8 tháng 1 năm 2009 và bị kết án năm năm tù. Ông đã kháng nghị bản án với Tòa án pháp lý Lô Châu. Vào phiên điều trần, các luật sư Đường Cát Điền và Lưu Nguy từ Bắc Kinh đã bào chữa cho sự vô tội của Dương Minh trước tòa. Nhưng khi các luật sư vừa nói đến Pháp Luân Công, quan tòa Lý Húc Đông sẽ đập búa để ngưng họ.

Khi các luật sư hỏi về chứng cớ luật pháp của hạn chế của ông ta, Lý Húc Đông đã từ chối yêu cầu của họ một cách vô phép và ngăn sự bào chữa của họ từng lúc, khiến cho các luật sư không thể nào đưa ra lý lẽ của họ. Khi không còn cách nào nữa, các luật sư nhắc nhở Lý Húc Đông phải nhớ đến hình ảnh của một phiên tòa. Nhưng Lý Húc Đông phản ứng một cách trơ trẽn. Đối diện với một quan tòa lưu manh như vậy, các luật sư bị mất bình tĩnh và bỏ ra ngoài trong giận dữ. Sau khi các luật sư rời đi, công tố viên và quan tòa tỏ ra như là họ vừa được thoát khỏi một gánh nặng. Các viên chức tòa án quyết định lập tức giữ nguyên bản án cũ.

Cách 6: Đánh đập và bắt giữ các luật sư bào chữa cho các quyền của nạn nhân

Các cơ quan công an của ĐCSTQ, các tổ chức kiểm sát và tòa án xúi dục công an và dân giang hồ đánh đập và bắt giữ các luật sư nêu cao công lý và lương tâm, hoặc thậm chí đưa họ vào tròng và bỏ họ vào tù. Có nhiều trường hợp như vậy.

Luật sư nhân quyền nổi tiếng Cao Trí Thịnh tìm công lý cho dân chúng và viết ra ba bức thư ngỏ gửi Hồ Cẩm Đào và Văn Gia Bảo. Không may thay, các viên chức ĐCSTQ đã làm giả các cáo trạng và kết án ông. Luật sư Cao vẫn còn chịu sự bức hại bởi các chính quyền cho đến ngày nay.

Quách Quốc Đinh trở thành một luật sư nhân quyền năm 2003. Khi ông bào chữa cho học viên Pháp Luân Công Cù Duyên Lai, các viên chức ĐCSTQ cản ngăn ông được gặp mặt thân chủ của mình trong 90 ngày liên tiếp. Khi học viên Pháp Luân Công Trần Quang Huy bị tra tấn cho đến khi ông hoàn toàn mất hết các khả năng tinh thần, luật sư Quách Quốc Đinh đã nhận trường hợp của Trần và tranh đấu để ông được bảo lãnh ra để đi trị bệnh. Các chính quyền đã cản trở vụ này trong bảy tháng mà không có kết quả gì. Luật sư Quách đã khiếu nại trên Internet. Điều này đã khiến ông mất giấy phép hành nghề. Các kẻ khủng bố chụp lấy máy tính của ông và treo giấy phép hành nghề của ông trong một năm và bắt giam ông. Ông đã quyết định rời Trung Quốc và sống lưu vong tại Canada.

Ngày 27 tháng 4 năm 2003, trong phiên tòa đầu tiên của học viên Pháp Luân Công Vương Bác, sáu luật sư, Lý Hòa Bình, Lê Hùng Binh, Trương Lập Huy, Lý Thuận Chương, Ổ Hoành Uy và Đằng Bưu đã đến để bào chữa cho sự vô tội của Vương Bác. Công tố viên và các viên chức tòa án không chỉ không ngừng cắt lời họ, cản họ trình bày, công an còn đánh luật sư Đằng Bưu mà đang ngồi trong phòng công chúng và quăng ông ra đường. Ngày 29 tháng 9 cùng năm đó, luật sư Lý Hòa Bình bị bắt và mang đến một ngoại ô Bắc Kinh bởi công an. Ông bị sốc điện và bị tấn công trong gần năm tiếng, và tất cả các đồ vật cá nhân của ông đều bị tịch thu. Công an độc ác cũng hăm dọa ông với câu “Rời khỏi Bắc Kinh!”

Ngày 28 tháng 1 năm 2009, Giang Tích Thanh, một cụ già 66 tuổi từ Trùng Khánh thình lình ‘chết’ trong một trại giam. Khi gia đình ông vội vàng đến nhà tang lễ họ phát hiện thấy cơ thể của ông vẫn còn ấm. Đầu, ngực và hai chân ông đầy vết thương tích và vết bầm. Ngày 5 tháng 2, chính quyền đã ép mổ xác ông mà không có sự đồng ý của gia đình ông, cắt ra tất cả các nội tạng của ông và bán họ làm mẫu nghiên cứu. Ông bị hỏa thiêu mà không có sự cho phép của gia đình ông ngày 8 tháng 2 năm 2009. Bản báo cáo cuộc mổ xác bị cạo sửa, viết rằng, “ông chết vì đột quỵ,” nhưng bản miêu tả cuộc khám nghiệm tử thi viết rằng, “ba sườn trái của ông số 4, 5 và 6 bị gãy, và có máu đọng tại ở giữa…” Khi gia đình tra hỏi, các nhân viên Viện kiểm sát Trùng Khánh trả lời, “Ba sườn đã bị gãy trong lúc cấp cứu để cứu mạng ông ấy!

Các luật sư Bắc Kinh Trương Khải và Lý Xuân Phú được gia đình ông thuê để đối phó với vụ này, nhưng khi họ đến nơi con gái của Giang Tích Thanh ngày 13 tháng 5 năm 2009 để lấy thông tin, hơn hai mươi nhân viên từ Đồn công an Giang Tân đã xông vào phòng, đập bể các đồ dùng cá nhân của hai luật sư và đánh họ, đẩy họ xuống đất, còng tay họ và mang họ đi giam cầm.

Ngày 13 tháng 4 năm 2009, khi luật sư Chu Bằng đi cùng một luật sư khác để gặp thân chủ là học viên Pháp Luân Công Trương Thịnh Vinh, lập tức một nhóm người từ Văn phòng tổng quản lý địa phương xông đến. Khi Trương Thịnh Vinh cố mở cửa cho các luật sư, những người khủng bố đã đóng cửa lại và không để cho các luật sư đi vào. Khi Trương Thịnh Vinh cố gọi công an 110, nhóm người mà rõ ràng là được gửi đến bởi công an đã đánh và đá luật sư Trình và làm ông ta bị thương. Họ lôi luật sư Trình xuống lầu và buộc hai luật sư ra khỏi khu dân cư. Luật sư Trình Hải sau đó nói với các ký giả báo chí, “Đó là vào khoảng 9 giờ sáng. Bảy tám người đến và buộc đóng cửa nhà, không cho chúng tôi vào. Họ cũng đánh và đá tôi. Ngón tay giữa của tôi bị chảy máu quanh móng tay, và tôi bị đau gắt nơi ngực trái; thậm chí đến bây giờ cổ tay phải và ngón cái của tôi vẫn còn bị đau.” Bệnh viện chẩn đoán rằng các vết thương là do bị thương lớp da mềm.

Cách 7: Vu khống các luật sư và phạt họ với một bản án nặng nề để dọa những người khác

Luật sư Vi Lương Nguyệt đã can đảm đứng ra từ năm 2008 để bào chữa các học viên Pháp Luân Công theo sự yêu cầu của thân nhân họ. Vào cuối năm 2008, một số sở luật pháp báo cáo ông lại với các cấp trên của họ, than phiền về các khó khăn mà luật sư Vi Lương Nguyệt đã tạo cho họ trong việc bức hại Pháp Luân Công của họ và yêu cầu các cấp trên của họ hãy hành động chống lại luật sư Vi. Vào sáng ngày 28 tháng 2 năm 2009, công an từ Cáp Nhĩ Tân xông vào nhà luật sư Vi và bắt hai vợ ông. Họ làm cái gọi là “kiểm tra bên ngoài” đối với luật sư Vi ở ngân hàng phía bắc của sông Tùng Hoa.

Luật sư nhân quyền Vương Vĩnh Hàng từ tỉnh Liêu Ninh đã viết một bài vào tháng 8 năm 2008 tựa đề là “Một lỗi lớn đã làm trong quá khứ; nên sớm giải quyết tốt hơn các bất hạnh còn lại

Đứng trên cái nhìn pháp lý trong sáng, ông đã chỉ ra rằng các cáo trạng chống Pháp Luân Công bởi các chính quyền dưới Đạo luật 300 của Bộ luật hình sự của Trung Quốc là không có cơ sở, và hơn nữa chỉ ra rằng các bản án áp đặt lên trên các học viên Pháp Luân Công bởi các tòa án tại các cấp khác nhau là đáng nực cười, mà phải không bao giờ nên xảy ra; rằng họ sẽ mang đến sự tủi nhục lớn lao cho lĩnh vực luật pháp tại Trung Quốc lục địa và cho các thế hệ tương lai của các chuyên gia luật pháp. Ông công khai gửi bài viết này đến Tòa án tối cao và Viện kiểm sát tối cao, với hy vọng là họ có thể sửa đỗi lỗi lầm theo luật pháp. Ngày 4 tháng 7 năm 2009, hơn hai mươi công an đã xông vào nhà ông, đánh ông tàn bạo và mang ông đi. Tại đồn công an họ lại đánh ông, bẻ gảy và làm tổn thương hai cùi chỏ của ông, mà sau này cần phải dùng cấy xương nhân tạo. Năm sau chính quyền đã kết án luật sư Vương Vĩnh Hàng bảy năm tù, thậm chí cho dù thiếu hoàn toàn các chứng cớ.

Cách 8: Bắt người thân và bạn bè các học viên Pháp Luân Công mà đã thuê luật sư bào chữa

Vì các “nhân viên thi hành luật” này vô cùng sợ các luật sư nhân quyền, họ rất để ý xem có luật sư nào đã được thuê không, và từ nơi nào đến. Họ sẽ tấn công và áp lực các thân nhân các học viên mà thuê luật sư. Ví dụ, tòa án pháp lý tại Gia Mộc Tư ở tỉnh Hắc Long Giang đã bắt mẹ của học viên Mã Đa là Khâu Ngọc Hà, trước khi họ xét xử trường hợp của Mã Đa. Càng kinh tởm hơn: tiếp theo bản án tù của Mã Đa, họ cũng kết án mẹ của học viên Mã Đa ba năm tù như một hình thức trả thù.

Trường hợp mà được biết rộng rãi là của Vương Bác từ Thạch Gia Trang năm 2007 mà cung cấp càng nhiều chứng cớ rõ ràng hơn về phương cách này. Ngày 27 tháng 4 năm 2007 các viên chức Tòa án pháp lý Thạch Gia Trang đã nghe trường hợp của bà trong lần xử thứ nhì. Các luật sư Lý Hòa Bình, Lê Hùng Binh, Trương Lập Huy, Lý Thuận Chương, Ổ Hoành Uy và Đằng Bưu từ Bắc Kinh đã bào chữa cho sự vô tội của Vương Bác và gia đình của bà. Họ chỉ ra rằng dưới Hiến pháp và luật pháp, tập luyện Pháp Luân Công là không có tội; rằng sự khủng bố Pháp Luân Công chính là có tội và vi phạm luật pháp. Việc bào chữa của họ rõ ràng và hợp lý, với chứng cớ chi tiết và chính xác. Vì các lý luận và sự kiện họ đưa ra là không thể cải, công tố viên và quan tòa không thể nào đưa ra các lý lẻ nào hơn nữa để chứng minh cho điều họ làm.

Để tránh các luật sư, Tòa án pháp lý Thạch Gia Trang đã chuyển Vương Bác và gia đình bà đến nơi khác và sau đó kết án bí mật Vương Bác năm năm tù và cha mẹ bà bốn năm tù. Hơn nữa, họ còn bắt bất hợp pháp chồng của bà dì Vương Bác, Cái Ngũ Phản, là người đã thuê các luật sư cho họ và kết án ông lao động cưỡng bức tại Trại Lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang mà không đi theo hành trình luật pháp nào. Đồng thời họ cũng bắt các thân nhân và bạn bè khác của Vương Bác mà đi nghe phiên tòa ngày hôm đó; một số trong họ cũng bị kết án bất hợp pháp lao động cưỡng bức.

Ngày 27 tháng 4 năm 2009, cái gọi là “nhân viên thi hành luật” này lại bắt học viên Phùng Hiểu Mai và gửi bà đến Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Hà Bắc như một hành động trả thù tàn bạo, đặt sinh mạng của Phùng Hiểu Mai vào sự nguy hiểm lớn. Họ đã nghi ngờ rằng Phùng Hiểu Mai cũng giúp gia đình Vương Bác thuê các luật sư.

Các viên chức tòa án đã dẫm đạp lên luật pháp một cách cố ý

Khi được hỏi tại sao họ làm như vậy, các người thi hành luật với quyền lực nắm trong tay đã dùng cùng một phương cách – họ phải đấu tranh “cho chính trị.” Các viên chức tòa án Tô Châu đã kết án học viên Pháp Luân Công Lộ Thông đến bốn năm tù ngày 17 tháng 12 năm 2008. Khi con gái ông cố khiếu nại để chỉnh lại sự sai lầm và yêu cầu tòa xử lại cha của cô thể theo luật pháp, quan tòa Cố Nghênh Khánh đã tuyên bố một cách trắng trợn, “Đừng có chờ đợi luật pháp vượt trên chính trị. Nói với tôi về luật pháp làm gì? Tôi đang nói chính trị với các người.

Sau khi một quan tòa tại tòa án Ích Dương ở tỉnh Hồ Nam kết án tù học viên Trương Xuân Thu, ông ta nói, “Hiện nay, Đảng muốn đàn áp Pháp Luân Công dưới danh nghĩa của luật. Chúng tôi chỉ có thể làm thủ tục. Chúng tôi không có thể làm gì. Không phải lỗi của chúng tôi.

Sự thật là những người thi hành luật này đã mất hết khái niệm cơ bản về đạo đức và công lý của họ. Trong sự ham muốn thu thêm các lợi lộc cá nhân, họ không chừa một cố gắng nào để thi hành các chính sách tà ác của ĐCSTQ.

ĐCSTQ sẽ bị phơi bày và bị trừng phạt vì các tội ác của nó. Trong một tương lai gần đây, khi thời đại chân chính của luật pháp đến, những người mà làm việc trong các cơ quan công an, tổ chức công tố viên và tòa án có thể nào thoát khỏi sự trừng phạt cho những trách nhiệm của họ? Các “Luật hiện hành đối với công chức” theo Điều luật 54 trong Chương 9 đã ghi rõ, “Các công chức mà đã thi hành những quyết định và các lệnh mà rõ ràng là nghịch với luật pháp là phải lãnh lấy trách nhiệm luật pháp tương ứng.

Điều luật này đã chặn đứng hết các con đường trốn thoát cho các người mà làm việc trong các cơ quan công an, các cơ quan công tố viên và những người mà đã tham gia vào sự đàn áp Pháp Luân Công. Cách duy nhất cho họ để thoát là ngưng đi theo ĐCSTQ, ngưng đàn áp Pháp Luân Công và ngưng tất cả các lời nói và hành động vô pháp luật. Họ phải lập tức thức tỉnh lương tâm của họ, họ phải là những người thật sự thi hành luật pháp và thật sự giải quyết các trường hợp theo luật, và nâng cao công lý và chính trực.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/28/227553.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/8/23/119567.html
Đăng ngày: 05-01-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share