Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-09-2020] Sư phụ đã nhiều lần giảng về việc tiếp thu những bài học giáo huấn chính diện và phản diện.

Sư phụ giảng:

“Những bài học giáo huấn chính diện của lịch sử dường như vĩnh viễn vẫn không làm con người cảnh tỉnh ra, trái lại, con người vẫn luôn do lợi ích dẫn dắt mà cảnh giác từ những bài học phản diện.” (Phật Pháp và Phật giáo, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tiếp thu bài học chính diện là học được điều gì đó tốt đẹp qua khó khăn, còn tiếp thu bài học phản diện là học điều xấu qua khó khăn. Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm và chúng ta nên học hỏi từ những sai lầm. Nhưng một số người có xu hướng tiếp thu những bài học phản diện.

Ví dụ, có nhiều quan chức tham nhũng bị bỏ tù ở Trung Quốc. Nếu viên quan chức bị bỏ tù cho rằng đó là do ông ta không may mắn hoặc thủ đoạn che đậy tội ác của ông ta chưa đủ xảo quyệt, ông ta đã rút ra một bài học phản diện. Sau khi được thả, ông ta sẽ xảo quyệt và đồi bại hơn.

Là học viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, học những bài học phản diện không thể giúp chúng ta đề cao.

Sư phụ giảng:

“Nhưng tôi mong rằng mọi người sau khi vấp ngã cần tiếp thụ bài học giáo huấn chính diện, không được cứ tiếp thụ giáo huấn phản diện. Tiếp thụ giáo huấn phản diện chính là dùng nhân tâm để xét vấn đề, biến bản thân thành giảo hoạt và viên dung, thế là biến thành xấu rồi. Thế nào là người xấu, tôi từng giảng cho chư vị rồi, những người giảo hoạt kia là người xấu. Người tâm địa lương thiện, không có tư tưởng phức tạp đến thế, ấy là người tốt. Cần nghĩ vấn đề một cách chính diện, hễ ngã rồi thì hãy từ góc độ người tu luyện mà tìm nguyên nhân: ‘Mình sai sót ở đâu nhỉ?’ Hãy lấy Pháp mà đo lường, thì chư vị mới có thể tiếp thụ bài học chính diện, thật sự có thể làm được như thế thì nhất định sẽ tốt. Nếu mọi người đều làm thế cả, tôi cũng không tin rằng hạng mục đó sẽ làm không tốt. Chính là không hướng nội mà xét, không có tiếp thụ bài học một cách chính diện, chính là không thảo luận vấn đề như một đệ tử Đại Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)

Ví dụ, nếu một học viên bị bắt giữ, là một học viên tinh tấn, người ấy nên hướng nội để tìm sơ hở mà cựu thế lực đang lợi dụng. Sau đó, họ sẽ đề cao và làm tốt hơn trong lần sau. Đây là chính niệm của học viên.

Ngược lại, nếu một học viên nghĩ rằng mình không đủ thông minh, hoặc nên nói dối lần sau, hoặc đừng quá trung thực, họ sẽ ngày càng trở nên xảo quyệt hơn và rất có thể đi đến những nhận thức lệch lạc, hoặc thậm chí đi sang phía tà ác.

Một số học viên có tâm sợ hãi rất lớn và không dám giảng chân tướng trên phố. Khi nghe tin một học viên bị bắt, họ cảm thấy may mắn vì đã không nói chuyện với mọi người ở nơi công cộng, và kết luận rằng tốt hơn là nên ở nhà. Rõ ràng, đây là một ví dụ khác về việc tiếp thu bài học phản diện.

Một học viên chân tu sẽ sử dụng cơ hội này để hướng nội, thấy vấn đề ở chỗ nào liền sửa, buông bỏ chấp trước. Nếu một người phát hiện ra vấn đề, sửa đổi và làm tốt hơn, buông bỏ chấp trước, người đó sẽ thành công.

Chúng ta đang tu luyện hướng tới cảnh giới cao hơn, hướng đến viên mãn và trở về thiên quốc của mình. Tiếp thu bài học phản diện sẽ khiến chúng ta bị hãm trong cõi người. Đó không phải là tu luyện. Thời gian còn lại của chúng ta là rất hạn chế. Các đồng tu, hãy thanh tỉnh và tinh tấn.

Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/26/412188.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/7/187725.html

Đăng ngày 25-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share