Bài viết của một học viên Bắc Mỹ
[MINH HUỆ 03-08-2010] Tôi đã đọc hơn mười lần bài kinh văn “Tinh tấn hơn nữa” của Sư Phụ từ sau khi được đăng, và mỗi lần tôi đều cảm thấy nhận thức của mình một sâu sắc hơn. Ở đây, tôi xin được chia sẻ nhận thức của mình.
Tôi nghĩ những phương thức cứu độ chúng sinh thiếu hiệu quả của chúng ta thật sự là những thách thức lớn nhất. Phương pháp chúng ta sử dụng và sự thiếu cộng tác chính là những lí do chính của vấn đề. Trước kia, khi có một số dự án quan trọng cứu độ chúng sinh, chúng ta thường khó có được sự đồng thuận nhanh chóng để bước vào giai đoạn thực hiện, đó là vì ta luôn khăng khăng vào ý kiến của bản thân mình. Trong giai đoạn thực hiện, nhiều dự án có khó khăn vì thiếu nhân lực, đó là vì ta luôn nhấn mạnh quá đáng đến điều kiện và hoàn cảnh cá nhân. Trong một số trường hợp, nhiều dự án quan trọng không thể bắt đầu hay kết thúc cũng chính bởi ta khăng khăng vào quan điểm của mình.
Điều này thật đáng buồn. Còn biết bao nhiêu chúng sinh đang chờ đợi được cứu độ, và còn biết bao điều phải được làm. Chúng ta không được phép thất bại khi không hoàn thành công việc chỉ bởi vì ta không thể chung sức theo một định hướng chung.
Đâu là cách hiệu quả nhất để cứu độ chúng sinh? Sư Phụ đã cho chúng ta câu trả lời,
“Vậy là tính từ nay trở đi, tôi bảo với mọi người, những người phụ trách của các hạng mục chủ yếu, người phụ trách đứng đầu ấy, họ chính là đại biểu cho hạng mục ấy. Kể cả những người phụ trách đứng hàng đầu trong Phật Học Hội, họ chính là đại biểu của việc ấy. Đối với những gì họ làm, đối với những việc mà họ yêu cầu, đối với những việc mà họ làm quyết định, [chư vị] chấp hành vô điều kiện, (vỗ tay nhiệt liệt) là từ nay trở đi.” (“Tinh tấn hơn nữa”)
Tôi nghĩ câu “chấp hành vô điều kiện” của Sư Phụ rất quan trọng với các dự án của chúng ta. Hiểu biết của tôi về “chấp hành vô điều kiện” đó chính là để đạt được mục tiêu chung, thậm chí trong một tổ chức hay một công ty trong xã hội hàng ngày cũng luôn có một người có tiếng nói quyết định. Một khi có quyết định, toàn bộ những tranh cãi sẽ để lại bên, mỗi người đều tập trung lại với nỗ lực của mình, và họ sẽ ủng hộ quyết định một cách vô điều kiện. Là học viên trong tu luyện, để đạt đến kết quả tốt nhất trong cứu độ chúng sinh, mỗi chúng ta cần phải làm hết sức mình để ủng hộ một cách vô điều kiện. Từ quan điểm tu luyện, chúng ta theo Sư Phụ tu luyện trong Đại Pháp. Mục tiêu của chúng ta muốn trở thành một sinh mệnh giác ngộ chân chính vô ngã và luôn đặt người khác lên trên quyền lợi của bản thân. Nếu chúng ta cảm thấy “chấp hành vô điều kiện” là không thể, và chúng ta cảm thấy khó khăn khi buông bỏ, hoặc tách ra khỏi ý kiến của bản thân, tôi nghĩ khi đó chúng ta đã có điều gì bế tắc bên trong, ví dụ như tính tự phụ, coi trọng bản thân, quan điểm, ý kiến, tiến độ, mong muốn giúp đỡ, ưu tiên và rất nhiều thứ cá nhân khác. Tôi nghĩ, “chấp hành vô điều kiện” sẽ không khó nếu chúng ta thực sự vô ngã. Hơn nữa, nhìn nhận từ sứ mệnh, chúng ta là những người đã thệ nguyện cứu độ chúng sinh, những người đã “thệ nguyện cuộc sống của mình như một vị thần” (“Giảng Pháp cho Pháp Hội Châu Âu”) và đã đến đây để thực hiện sứ mệnh. Chúng ta đã mong muốn dành cuộc sống của mình để cứu độ chúng sinh. Sẽ thật đáng buồn nếu như chúng ta không thực hiện sứ mệnh và thệ nguyện của mình chỉ vì các chấp trước của chúng ta.
Có phải điều đó nghĩa là chúng ta đang tu luyện ở tầng thấp nếu chúng ta hỗ trợ điều phối viên của dự án một cách vô điều kiện? Câu trả lời của Sư Phụ là không.
“Mỗi cá nhân đệ tử Đại Pháp trong quản lý chính quy là sẽ có phân công. Phân công không có tương đương với tu luyện tầng thứ cao thấp, không phải nói là ai làm biên tập, ai làm phóng viên, hoặc ai làm công tác có tính bình thường, thì họ phải là tu cao hay họ là tu kém hơn; không có loại so sánh ấy. Chư vị biết chăng, trước đây trong giới tu luyện, thông thường đều là ai khổ sở nhất, thấp nhất thì mới tu được tốt nhất; phân công công tác ấy, nó là công tác bất đồng, nó không có tỷ lệ với tu luyện đâu; không phải vậy đâu. Tu luyện là tu nhân tâm; trong mỗi hoàn cảnh, mỗi giai tầng đều có thể tu luyện, chứ không có nói rằng giai tầng nào đó ở xã hội là có thể tu cao, còn giai tầng nào đó tu không cao bằng; không hề có thuyết pháp này. ‘Tu’ là nói về cảnh giới tâm tính cũng như trách nhiệm và thái độ của đệ tử Đại Pháp đối với việc cứu độ chúng sinh.” (“Giảng Pháp tại Hội nghị Đại Kỷ Nguyên 2009”)
Một công ty có một người điều hành. Một dàn nhạc có một người chỉ huy. Một dự án có một người điều phối. Không có lãnh đạo, không gì được thực hiện và hoàn thành một cách trôi chảy. Trong mười năm qua, rất nhiều dự án của chúng ta không thể tồn tại đến hôm nay nếu không có sự đóng góp của các bạn học viên, nhưng người đã kiên định làm việc trên tuyến đầu. Điều phối viên luôn chịu áp lực cao và chịu nhiều khó nạn hơn những người khác trong quá trình tu luyện, trong công việc hàng ngày và trong cuộc sống. Vì sự ích kỉ của chúng ta, khi ý kiến của ta không được thừa nhận, trong nhiều trường hợp, chúng ta đã coi nhẹ đóng góp của các điều phối viên dự án. Vì chúng ta hướng ngoại, chúng ta đã không nhận thức được những khó khăn mà các điều phối viên phải đối mặt, để mặc họ lặng lẽ bổ sung và làm mọi việc một cách hoàn thiện và hoàn hảo hơn. Chúng ta cần phải kính trọng và đánh giá cao những đóng góp của họ.
Bên cạnh việc không hỗ trợ đầy đủ các bạn điều phối viên trong dự án, chúng ta còn đòi hỏi họ quá đáng trong tu luyện. Chúng ta ngang nhau trong tu luyện, nhưng trong nhiều trường hợp, ta đã không thể hiện sự nhẫn nại đối với các bạn. Chúng ta đánh giá họ với những tiêu chuẩn cao hơn. Dù vô tình, chúng ta mong muốn họ làm hài lòng tất cả, trong khi ta, chính chúng ta, không thể đạt được tiêu chuẩn như vậy. Tôi cảm thấy xấu hổ vì mình đã phàn nàn các bạn điều phối rất nhiều nhưng lại thiếu vị tha.“Vậy nên, bắt đầu từ hôm nay chư vị cần thay đổi và làm như tôi vừa yêu cầu.” (“Tinh tấn hơn nữa”)
Nhận thức cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ với các bạn là trong Pháp hội tại Washington DC năm nay, Sư Phụ đã đưa ra cho chúng ta yêu cầu mới một cách rõ ràng trong việc cộng tác giữa các đệ tử. Tôi nghĩ, theo yêu cầu mới, học viên sẽ thực sự phải chịu trách nhiệm nếu họ không hợp tác hoặc không tham gia vao các dự án cứu độ chúng sinh, bằng cách sử dụng những lí do này khác. Quá trình Chính Pháp sẽ không chờ đợi mãi mãi. Đạo đức con người đang bại hoại một cách nhanh chóng, nhân loại đang bị tà ác hủy hoại, bất cẩn trong sứ mệnh cứu độ chúng sinh của chúng ta sẽ dẫn đến mất mát của vô lượng chúng sinh đã đặt hy vọng của mình nơi chúng ta.
Trên đây là những nhận thức của tôi. Xin làm ơn chỉ giúp những gì chưa đúng. Hợp thập.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/8/3/227896.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/8/14/119248.html
Đăng ngày 23-08-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.