Theo một phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 17-4-2010] Sau đây là những vụ bức hại các học viên bà Trâu Quân, bà Hà Tú Trân, ông Vương Sĩ Phàm, bà Nghiêm Vi Thịnh, và bà Vương Dao. Các đặc vụ Phòng 610 từ huyện Thương Khê, thành phố Quảng Nguyên chịu trách nhiệm.
Bà Trâu Quân, 65 tuổi, là một công nhân về hưu tại bệnh viện huyện Thương Khê.
Vào khoảng 10 giờ tối ngày 27 tháng 11 năm 2008, đặc vụ Phòng 610 huyện Thương Khê Lý Vân, cùng với các lính canh cửa bệnh viện huyện Thương Khê Dương Ba và Mưu Bằng, viên chức đồn cảnh sát huyện Nhạc Cương và bảy tám người khác, gõ cửa nhà bà Trâu, giả bộ như là từ bệnh viện. Khi bà Trâu mở cửa ra, họ xông vào.
Họ chụp lấy chìa khóa trong túi thắt lưng của bà Trâu, mở các tủ, và tịch thu tiền bạc mà bà mới rút ra từ ngân hàng– tiền lương hưu của bà hơn 9,300 nhân dân tệ–và các biên lai gửi tiền khác. Sau đó họ chụp lấy máy tính của bà, một máy in màu, một card mạng không dây, một đầu máy video, một máy quay và các đồ vật cá nhân khác. Họ làm hư cái radio.
Họ muốn mang bà Trâu đến đồn cảnh sát địa phương. Khi bà không chịu hợp tác, họ đánh bà bất tỉnh. Cảnh sát lôi bà xuống từ tầng lầu thứ tám, làm rách chiếc áo của bà. Bà nằm dài trên nền đất lạnh giá, phần trên của người bà trần trụi.
Khi tỉnh lại, các kẻ bức hại bà cố buộc bà Trâu lên xe cảnh sát. Bà chống lại và la lớn trên đường, “Cảnh sát đang bắt một người vô tội! Họ cướp lấy tiền và máy tính của tôi!” Viên chức Nhạc Cương đá mạnh vào mông bà Trâu và đẩy bà vào xe cảnh sát, chân bà bị thương lúc đó.
Đêm đó bà Trâu bị giam tại Đồn cảnh sát Thủy Lục và bị còng tay vào một cái ghế sắt, không cho bà ngủ. Họ không cho bà đồ ăn gì cả. Còng tay của bà được mở ra qua ngày hôm sau vào giờ ăn trưa.
Cùng ngày vào khoảng 4 giờ chiều, công tố viên Vương Ninh gửi bà Trâu đến Trung tâm giam giữ Quảng Nguyên. Ông ta là giám đốc Phòng 610 huyện Thương Khê và là trưởng đồn cảnh sát.
Bà Trâu bị giam cô lập trong một phòng mà không có ánh sáng mặt trời tại Trung tâm giam giữ Quảng Nguyên. Sau tháng 3, bà Trâu bị chuyển đến Trại lao động cưỡng bức nữ Tư Trung. Ngày mà bà bị chuyển đi bà sinh ra nhiều vấn đề sức khoẻ, nhưng các lính canh mặc kệ bà bị áp huyết cao và ép mang bà đến trại lao động. Các viên chức Trại lao động Tư Trung từ chối nhận bà và thả bà ra.
Sau khi về nhà lần nữa, các viên chức Phòng 610 huyện Thương Khê chận đứng tiền hưu của bà. Bà Trâu yêu cầu họ trả lại tiền mà bà làm ra một cách hợp pháp và các đồ vật và tiền mặt bị tịch thu. Các viên chức cuối cùng trả lại lại lương hưu và những gì họ đã ăn chặn, nhưng đến nay cái máy tính bị tịch thu và các đồ vật cá nhân khác và hơn 9,300 nhân dân tệ chưa được trả lại.
Bà Hà Tú Trân, 65 tuổi, là vợ của một nhân viên của Xưỡng xây dựng than huyện Thương Khê.
Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, bà Hà đã bị gửi đi nhiều lần đến Trại lao động nữ Tư Trung. Vào khoảng 10 giờ đêm ngày 27 tháng 11 năm 2008, Lý Vân từ Phòng 610 huyện Thương Khê và một nhóm viên chức từ Sở cảnh sát Thương Khê và Đồn cảnh sát Thủy Lục xông vào nhà bà Hà. Họ cưa một cánh cửa chống trộm để vào, mang đi 32 quyển sách Pháp Luân Công, bắt bà Hà và mang bà đến đồn cảnh sát địa phương.
Bà Hà bị còng hai tay vào một cái ghế sắt đặc biệt và cấm không được cho ăn. Bà bị chuyển đến Trung tâm giam giữ Quảng Nguyên hai ngày sau vào ngày 29 tháng 11 và bị kết án một năm rưỡi lao động cưỡng bức một tháng sau. Từ đó chúng tôi không có một tin tức gì về bà, cũng không biết bà đang ở đâu.
Ông Vương Sĩ Phàm: thầy giáo Trường trung học Văn Xương huyện Thương Khê.
Ông Vương, vợ ông là Nghiêm Vi Thịnh, và người em gái Vương Dao, đều đã chịu sự bức hại tàn bạo trong tay của các viên chức Phòng 610 huyện Thương Khê. Những người khác có liên quan là các đặc vụ đồn cảnh sát và những người từ Cục an ninh nội địa.
Trong năm mới 2006, nhà ông Vương và nhà của người em gái của ông là Vương Dao bị lục soát. Cảnh sát tịch thu một máy tính, máy in, máy copy, một xe máy, và các vật dụng cá nhân. Ông và bà Vương Sĩ Phàm và bà Vương Dao cũng bị bắt và bị mang đến trung tâm giam giữ bí mật huyện Thương Khê tại Khách sạn Cửu Khúc Khê.
Nơi đây là dưới sự điều khiển trực tiếp của Phòng 610 Thương Khê. Họ chuyển nhân viên đến nơi này từ các đơn vị khác để lập thành một đội bức hại các học viên Pháp Luân Công. Các người này làm việc trong ba ca. Mỗi ca có hai người theo dõi các học viên cả ngày. Các học viên bị cấm ngủ và không được phép gia đình thăm viếng. Các thân nhân kỳ thật không biết nơi họ bị giam. Các người bức hại dùng mọi cách ngược đãi: chửi mắng, và các dụng cụ tra tấn để lấy lời tự thú.
Ông Vương Sĩ Phàm đã bị cấm ngủ trong hơn một tháng. Các viên chức từ Viện kiểm soát huyện Thương Khê đã đệ đơn buộc tội ông. Ông tự biện hộ cho mình trong phiên tòa. Lời của ông khiến các công tố viên phải kinh nhạc; tuy nhiên ông vẫn bị kết án 10 năm tù.
Ông Vương cuối cùng bị chuyển đến Nhà tù mỏ than Doanh Sơn tại thành phố Quảng Nguyên. Chúng tôi mất hết các liên lạc với ông khi ông bị chuyển đến Nhà tù xi măng Quảng Nguyên.
Gia đình bà Nghiêm Vi Thịnh sống tại quận Văn Xương.
Bà Nghiêm là vợ của Vương Sĩ Phàm. Bà bị bắt và mang đến cơ sở ngầm Khách sạn Cửu Khúc Khê và sau đó bị chuyển đến Trung tâm giam giữ Thương Khê. Một toà án địa phương sau đó kết án bà bốn năm tù. Bà được thả ra vào cuối thời hạn.
Tuy nhiên các viên chức Phòng 610 và cảnh sát buộc bà viết một tờ bảo đảm và ra lệnh bà đi trình diện tại Đồn cảnh sát địa phương Văn Xương.
Gia đình bà Vương Dao sống tại quận Văn Xương.
Bà Vương bị bắt và bị mang đến Trung tâm giam giữ Khách sạn Cửu Khúc Khê. Cảnh sát lấy lời tự thú bằng cách tra tấn bà, tẩy não bà và không cho bà ngủ trong hơn 10 ngày. Sau đó họ chuyển bà đến Trung tâm giam giữ Thương Khê. Một ngày kia, bác sĩ trung tâm giam giữ Trịnh Trạch ra lệnh cho bà Vương quì xuống. Bà Vương cố khuyên ông ta đừng có làm điều xấu chống với các học viên Pháp Luân Công vì như vậy sẽ không tốt cho ông ta. Trịnh Trạch hoàn toàn không nghe lời khuyên của bà và dẫm lên hai chân của bà. Ông ta cũng đánh bà nơi ngực và bụng, và tát vào mặt bà. Sau khi mệt vì đánh bà, ông diễu hành bà đi trên đường phố và để bà tại Tòa án huyện Thương Khê trước cửa ra vào để làm nhục bà trước công chúng. Trở lại trung tâm giam giữ, những người ngược đãi đặt bà Vương vào còng tay và còng chân. Chúng được mở ra sau 12 ngày.
Tòa án huyện Thương Khê kết án bà bốn năm tù. Bà bị giam tại Nhà tù Ẩm Mã tại tỉnh Tứ Xuyên.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/17/221689.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/21/117963.html
Đăng ngày 30-06-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản