[MINH HUỆ 28-3-2006] Sau khi tội ác bí mật tại trại tử tù Tô Gia Đồn, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc được phơi bày, cộng đồng quốc tế bắt đầu theo dõi sát sao việc này. Dưới đây là một phỏng vấn với tiến sỹ Lili Phong, là giáo sư tại trường Y Dược Baylor, bang Texas, Mỹ quốc.
Trại tử tù Tô Gia Đồn
Phóng viên: Bà đã biết tin về trại tử tù Tô Gia Đồn?
Lili Phong: Có, tôi từng nghe về tin này. Tô Gia Đồn coi rẻ mạng sống các học viên Pháp Luân Công. Hãy nghĩ xem, người ta nhốt bạn và đó với mục đích thu hoạch các bộ phận cơ thể sống! Hễ khi bệnh viện báo là có một bệnh nhân sẽ trả tiền đang cần bộ phận cơ thể mà của bạn là thích hợp, thì người ta liền đưa bạn lên bàn mổ! Thật quá tàn nhẫn.
Bác sỹ nào làm nhúng tay vào việc này đều đang phản bội lại lời thề Hippocrat, lời thề về đạo đức cơ bản của bác sỹ. Họ không chỉ đang phạm tội đối với các nạn nhân, mà họ cũng đang làm điều không minh bạch đối với người nhận các bộ phận ấy, những người không biết được mình nhận bộ phận đó từ ai. Lương tâm của người nhận sẽ bị dằn vặt nhiều năm sau đó. Nói chung, đây là phản bội lại lời thề Hippocrat.
PV: Tôi từng biết một số bệnh viện ở Thẩm Dương, mà ở đó bác sỹ có nói rằng tất cả thận cung cấp ở đó đều của người trẻ khoẻ mạnh. Tỷ lệ ghép thận thành công đến 90%. Người ta bảo với tôi rằng bệnh nhân sẽ chỉ phải đợi một vài ngày là sẽ có bộ phận thích ứng. Tại một số trang web của Trung Quốc cũng quản cáo rằng bệnh nhân chờ nội tạng sẽ chỉ phải chờ trong vòng 1 tuần là sẽ có. Ví dụ “The International Organ Transplant Center” (một trung tâm tại Trung Quốc) đã quảng cáo rõ rằng họ có nguồn ổn định cung cấp các bộ phận cơ thể người. Về phương diện y học, theo giáo sư, liệu có dễ dàng đến vậy hay không?
LLP: Nếu họ tuyên bố như vậy, thì đoan chắc rằng tại Trung Quốc đang có một số lượng rất lớn người sẵn sàng hiến các bộ phận cơ thể. Có như vậy mới có thể chỉ trong một thời gian ngắn là có thể tìm được người cho nội tạng phù hợp về y học với người bệnh. Điều đó tự nó cũng nói lên sự tồn tại của các trại tử tù ở Trung Quốc.
Về phương diện Y học, rất khó tìm được một người hiến bộ phận cơ thể phù hợp. Để giảm thiểu tối đa xác xuất “đào thải bộ phận lạ” —hiện tượng xảy ra khi cấy ghép— thì mẫu máu phải hoàn toàn cùng loại và kiểm tra PRA (Panel Reactive Antibody) phải âm tính. Để tăng khả năng miễn nhiễm, trước hệ loại máu (ABO) của người cho và người nhận phải giống hệt nhau, kiểm tra PRA phải âm tính, kết quả thử lymphocytes toxicology phải nhỏ hơn 100r âm, tỷ lệ biến dạng của tế bào lymphocyte phải nhỏ hơn 20% (phép test này thông thường phải mất 6 ngày), phép thử HLA (theo tiêu chuẩn quốc tế là 6 phép thử HLA-A, HLA-B, HLA-C, HLA-DP, HLA-DQ, và HLA-DR) có hợp hay không là đảm bảo tốt quan trọng nhất. Có rất nhiều HLA, do đó rất khó tìm được người thích hợp. Nói chung hầu như không tìm được người cho hoàn “lý tưởng”, nghĩa là không được hoàn toàn khớp về HLA. Ngay cả để có được người cho không “lý tưởng” như vậy, thì tại Mỹ quốc này, bệnh nhân muốn ghép thận phải đợi chờ từ 2 đến 3 năm hoặc lâu hơn nữa.
Thật khó tin là Trung Quốc có thể chỉ mấy 1 tuần là tìm được một quả thận thích ứng cho bệnh nhân. Chỉ có thể làm được điều ấy nếu số người hiến thận là rất lớn. Khi ấy người ta xác định đặc tính của người hiến thận từ trước. Và việc đối chiếu hai bên cho và nhận được thực hiện sau.
PV: Các bác sỹ tại Thẩm Dương nói rằng thận được cấy ghép là từ tù nhân chịu án tử hình, và thận đó là từ người sống. Họ cũng nói rằng việc hiến thận là hoàn toàn tự nguyện. Bà nghĩ gì về việc này?
LLP: Tử tù tại Trung Quốc rất bị lép vế. Ngay cả khi chúng ta thấy họ nói là tự nguyện, nhưng thực ra có thể không phải là như vậy. Nói chung không thể hoàn toàn tin rằng họ thật sự tự nguyện.
Tôi từng nghe rằng chế độ cộng sản Trung Quốc thường dùng vũ lực để bắt tù nhân ký vào những bản cam kết này khác. Đánh đập, hoặc thậm chí treo lên trong thời gian lâu để họ sống dở chết dở. Vì thế ngay cả khi thấy có giấy tờ được ký hẳn hoi, thì vấn đề “tự nguyện” ấy vẫn chưa hoàn toàn đáng tin.
Dân tộc Trung Quốc có truyền thống rất rõ về “chết toàn thây”. Họ xưa nay vẫn tin rằng người chết phải đầy đủ bộ phận. Vì thế người Hoa thông thường không tự dưng hiến xác.
PV: Theo các báo cáo, tỷ lệ ghép thận bất thành và tỷ lệ chết do ghép thận tại Trung Quốc là cao hơn so với quốc tế. Bà có thể ý kiến gì về việc này không?
LLP: Lấy một ca ghép thận và tử vong gần đây để phân tích: trường hợp ông Vương Niên Ổn (Wang Nianwen), bệnh viện Yên Lĩnh, Quảng Đông. Tại ca này, không có kết quả của một số phép thử cần thiết, trong đó thiếu phép thử lymphocytes toxicology.
Theo hồ sơ của bệnh nhân, là có PRA. PRA thường được dùng làm định hướng cho việc thẩm định tính miễn nhiễm của người nhận. PRA càng cao thì nội tạng ghép xong càng có nguy cơ bị đào thải cao. Nhưng PRA thì vẫn không thay thế phép thử lymphocytes toxicology được. Mà ở đó có phần thử rất quan trong là “thử mô cấy ghép”. Khái quát là phải thử xem cơ thể người nhận có tiêu diệt và đào thải mô của người hiến nội tạng không. Thông thường phải mất 4 đến 5 giờ đồng hồ để làm riêng phép thử này. Nếu mà cơ thể người nhận đào thải mô của người hiến tạng, thì gần như chắc chắn không thể cấy ghép được. Trong hồ sơ ông Vương thiếu mất phép thử quan trọng này.
Gần đây càng có nhiều báo cáo hơn về các ca tử vong do ghép các bộ phận cơ thể không rõ xuất xứ tại Trung Quốc. Đài Loan có đến 40 nghìn bệnh nhân có nhu cầu này và nhiều người trong đó đến Trung Quốc để cấy ghép nội tạng. Ví như từ Chương Hoá, Đài Loan có khá nhiều người đến Trung Quốc để thay thận. Nhưng có một số người không những không khoẻ lên mà lại yếu đi, và tử vong trước thời gian mà họ lẽ ra có thể vẫn sống nếu không thay thận. Ngoài lý do kỹ thuật ra, thì trạng thái của thận được cho cũng rất quan trọng. Nếu thận này là của tù nhân, học viên Pháp Luân Công vốn phải chịu đựng đánh đập trong thời gian dài thì rất có thể là thận đó đã bị tổn thương.
PV: Chế độ cộng sản Trung Quốc bấy lây nay vẫn không chịu thừa nhận rằng họ thu hoạch các bộ phận cơ thể từ các tử tù. Nhưng bây giờ thì việc này không còn giữ bí mật được nữa. Chính phó bộ trưởng Bộ Y tế Vệ sinh Hoàng Khiết Khu đã thừa nhận việc này vào tháng 12 năm ngoái (2005). Điều ấy có ý nghĩa gì?
LLP: Điều đó nói lên rằng ở chế độ cộng sản Trung Quốc không còn rào cản về tâm lý nữa khi họ làm cái việc ăn cắp bộ phận cơ thể sống như thế này.
PV: Nhiều người thấy việc này không thể tin nổi.
LLP: Học viên Pháp Luân Công bấy lâu nay đã trở thành nạn nhân của một chiến dịch đàn áp trường kỳ quy mô lớn. Bảy năm đàn áp rồi. Trong suốt thời gian đó, tất cả cơ quan truyền thông của Trung Cộng đều lừa dối nhân dân. Lương tâm người dân đã trở nên tê liệt và sợ hãi khi thấy những hành động bạo ngược của chế độ nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Nhiều học viên đã trở nên bơ vơ vô gia cư. Gia đình của họ cũng không còn biết họ ở đâu nữa, không còn tin tức gì về họ nữa.
Thực ra, giới chức Trung Cộng cũng không dễ cắt xén bộ phận của tử tù khác. Nhưng đối với học viên Pháp Luân Công thì khác.
Dù rằng người ta hôm nay có tin và hiểu chuyện này hay không, nhưng tôi mong rằng công chúng rồi sẽ không cứ nhắm mắt làm ngơ mãi trước tội ác đẫm máu này.
Ký ức gắn theo bộ phận cơ thể người
PV: Mấy hôm trước, tôi có đọc một bài báo về một bệnh nhân sau khi thay tim. Bệnh nhân này mơ thấy cảnh cũ và thấy được kẻ đã giết nạn nhân. Theo bà, ký ức có thể đi theo bộ phận cơ thể và truyền sang người nhận hay không?
LLP: Các nghiên cứu về ký ức của tế báo và của nội tạng, và về việc truyền ký ức như vậy vẫn ở giai đoạn rất còn mới. Theo những gì mà nền khoa học thực nghiệm biết hiện nay thì chưa có những bằng chứng cụ thể. Nhưng có khá nhiều những báo cáo về các ca như vậy rồi.
Ví dụ, năm 1988, nghệ sỹ múa ba-lê Claire Sylvia, người bệnh nhân đầu tiên trải qua việc ghép cả tim và phổi tại bệnh viện New Haven ở đại học Yale. Nhưng sau ca phẫu thuật, cô đã thay đổi tính cách hoàn toàn, và giờ đây là một người có hai nhân cách.
Bác sỹ bảo Claire rằng người hiến tim và phổi bị chết trong một tai nạn mô-tô ở Main. Cô thường mơ thấy rằng cô ta tỉnh dậy là một người đàn ông trẻ bị tai nạn mô tô. Và cô nhìn thấy chữ T.L. và cô biết rằng đó là của người đã cho cô tim và phổi. Khi cô kể chuyện này với bác sỹ, bác sỹ nói rằng quả tim ấy chỉ biết bơm máu còn lá phổi chỉ biết hít thở không khí thôi, rằng chúng không có ý thức hay ký ức gì cả.
Thế rồi, sau nhiều giấc mơ, ác mộng, Claire hiểu rằng người cho tim phổi là một thanh niên 18 tuổi tên là Tim Lasalle. Vấn đề đa nhân cách và ký ức tai nạn mô-tô khiến cô không chịu nổi và không sống như cũ được nữa. Nhưng các bác sỹ không màng gì đến việc đó và bỏ qua, nên cô Claire quyết định tự mình đi tìm lời giải đáp.
Cuối cùng, cùng với Robert Bosnak, cô Claire đã tìm đến nhà cha mẹ của Tim và khẳng định rằng những điều nghi ngờ của mình là đúng. Nhân cách thứ hai trong cô chính là của người đã cho cô tim và phổi: cậu Tim Lasalle. Cô Claire viết cuốn sách tựa đề “A Change of Heart” (Thay tim). Năm 2002, người ta đã dựng một xê-ry phim mang tên “Heart of a Stranger” (tim của người khác) dựa theo cuốn sách đó, với Jane Seymour thủ vai chính.
Năm 2003, trên kênh truyền hình Discovery đã có một số thảo luận quanh đề tài cấy ghép bộ phận cơ thể. Một trường hợp được dẫn ra là cháu bé 7 tuổi bị bệnh tim. Cháu đã nhận một trái tim của một cháu bé khác 10 tuổi vốn bị giết rất tàn bạo. Sau đó cháu bé gái đã có nhiều ác mộng bị giết như thế nào. Dựa theo những mô tả chi tiết về kẻ sát nhân, cảnh sát quả thực đã tìm ra và bắt được kẻ sát nhân thực sự.
PV: Sức ép tâm lý có làm thay đổi DNA không? Nói cách khác sức khoẻ của nội tạng có bị ảnh hưởng không nếu tù nhân bị đối xử khắc nghiệt?
LLP: Khoa học đã chứng thực được sức ép tâm lý có thể gây ra biến động về gen DNA. Ví dụ, gen BDNF của tế bào thần kinh có thể bị methy hoá và không được nuôi dưỡng đầy đủ nếu chịu sức ép lớn về tâm lý. Ngoài ra có việc chịu sức ép lớn về tâm lý có thể làm ngắn lại các đầu của thành phần chromosome, tức là DNA sẽ không ổn đinh nữa. Kết quả là đời sống của tế bào và nội tạng sẽ bị rút ngắn. Những tù nhân nào chịu sức ép lớn về tâm lý thường được coi là có nội tạng không tốt cho việc ghép tạng. Sau khi nhận nội tạng mới, thì bệnh nhân trong thời gian ngắn có thể cảm thấy tiến bộ về sức khoẻ. Nhưng về lâu về dài thì có thể sẽ nảy sinh vấn đề.
Việc tù nhân đã phải chịu sức ép tâm lý hay chưa và điều đó có ảnh hưởng lên gen DNA của tế bào nội tạng hay không là nhưng gì không kiểm chứng được. Nếu quả thức đã xảy ra biến động gen, thì vấn để làm các phép thử tương thích tế bào là không đủ. Việc ghép các nội tạng như vậy vào bệnh nhân có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Biến động về gen DNA có thể gián tiếp dẫn đến đào thải thể chromosome.
Một đồng sự của tôi chuyên nghiên cứu về phẫu thuật thay thận. Chị ấy thấy rằng ngay cả giữa những người ruột thịt, nếu người hiến thận có tâm lý lưỡng lự khi hiến thận, thì kết quả cũng bị ảnh hưởng. Một số chuyên gia giải phẫu tại Mỹ quốc đã nói rằng chăm sóc hậu phẫu của các ca thay thận từ Trung Quốc. Hồ sơ bệnh án rất khó có được đầy đủ. Một nội tạng, theo y học hiện nay, là một tổ chức đặc biệt các mô, tế bào và có một chức năng nào đó. Có một số tù nhân vị sức ép tâm lý, và điều đó không thể phủ nhận hoàn toàn được. Khi nội tạng sau khi ghép mà nảy sinh vấn đề, thì sẽ phải đối mặt với sự đào thải.
Thực ra, những người đã chịu áp lực tâm lý lớn thường bị tổn thương ở thần kinh, mà hệ thần kinh đó điều khiển các bộ phận cơ thể. Hiện nay người ta đã chứng thực được rằng hoạt động của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến sức khoẻ của nội tạng cấy ghép. Nếu từ phương diện này mà xét, thì việc sử dụng tử tù làm nguồn lấy cơ quan cơ thể vẫn còn là một vấn đề.
Tôi đã từng làm một nghiên cứu so sánh chuỗi gen của học viên Pháp Luân Công với chuỗi gen của người thường. Kết quả là có những khác biệt đáng kể, cũng có thể xem đó là biểu hiện của biến động về gen. Những thay đổi đó là một phần trong những thay đổi của học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên đó là đối với toàn thể cơ thể học viên. Còn nếu chuyển một bộ phận cơ thể đó sang một cơ thể khác, thì không chắc là tốt. Ví dụ, một số gen của người cho là gen có hoạt tính rất cao, nhưng lại có thể không hoạt động hoặc kém hoạt động trong môi trường thấp khác. Do vậy, có thể xảy ra hiện tượng đào thải vì lý do này. Khoa học hiện nay vẫn chưa đủ tiến bộ để giải quyết bài toán này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/3/28/123820.html.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/4/8/71736.html.
Đăng ngày: 13-4-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.