Tên: Lưu Thư Nguyên
Giới tính: Nam
Tuổi: 63
Địa chỉ: Không rõ
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày bị bắt gần nhất: Tháng 11 năm 2008
Nơi giam gần nhất: Trung tâm giam giữ số 1 tỉnh Hà Bắc tại Bảo Định
Thành phố: Thạch Gia Trang
Tỉnh: Hà Bắc
Hình thức bức hại: Giam cầm, lục soát nhà, thẩm vấn, cấm ngủ, đánh đập, tống tiền, bị giam, tiêm thuốc, đuổi việc.
[MINH HUỆ 29-10-2010] Ông Lưu Thư Nguyên, 63 tuổi, là một viên chức nơi Hội đồng kiểm soát kỷ luật huyện Bình Sơn tại tỉnh Hà Bắc. Ông bị bắt, bị kết án, đánh đập và giam giữ. Ông bị đuổi việc, và nhà của ông bị tịch thu bởi chính phủ. Hiện nay, ông thất nghiệp và vô gia cư. Ông và vợ ông đang sống với các con họ.
Vợ ông Lưu, Lưu Đình Đình, 65, có nhiều bệnh trước khi tập luyện Pháp Luân Công. Vào tháng 5 năm 1997, cặp vợ chồng bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, và các bệnh của vợ ông đều biến mất. Sự mầu nhiệm này làm sáng mắt nhiều người trong làng họ, và hàng chục người cũng bắt đầu tập Pháp Luân Công. Ông Lưu trở thành phụ đạo viên cho nơi tập công địa phương.
Bị bắt vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công
Ngày 25 tháng 4 năm 1999, ông Lưu đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho các học viên bị bắt tại Thiên Tân. Sau đó, các sếp của ông có nhiều cuộc nói chuyện với ông. Vì ông là một nhân viên tốt và là một người tốt, nhiều đồng nghiệp cảm thông cho ông.
Ngày 20 tháng 7 năm 1999, chế độ Cộng sản phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông Lưu đi Bắc Kinh ngày 22, để cố lấy lại danh dự cho Pháp Luân Công. Ông bị bắt và bị gửi trở lại Sở cảnh sát huyện Bình Sơn và bị giữ ở trung tâm giam giữ trong 10 ngày.
Bị kết án tù
Ngày 30 tháng 11 năm 2000, Phong Khánh Phương và Jiao Yanb từ sở cảnh sát huyện xông vào căn nhà của ông Lưu. Họ lục soát, tịch thu tất cả các tài liệu Pháp Luân Công của ông, và mang ông đi. Phong Khánh Phương tra vấn ông, nhưng ông Lưu từ chối hợp tác. Họ buộc ông thức suốt ba ngày. Khi ông ngủ gật, họ đổ nước lạnh lên đầu ông.
Vào đêm thứ tư, Phong nhấn đầu ông Lưu vào nước lạnh và buộc ông in dấu tay trên các bản ghi thẩm vấn. Sáng hôm sau, Phong Khánh Phương, Tiếu Tùy Long, và Hồ Nguyệt Đào mang ông đến một văn phòng khác. Phong bảo ông đọc bản ghi chép cuộc thẩm vấn của họ. ông Lưu đọc và nói, “Ông bịa đặt. Tôi không nói các điều này.” Phong nổi điên và mắng ông, và đấm ngực ông. Ông Lưu bị gửi đến một trung tâm giam giữ.
Ngày 8 tháng 12 năm 2000, Phong Khánh Phương nói với ông Lưu trước mặt vợ ông, “Nếu ông không làm một bản thẩm vấn mới theo ý chúng tôi và in dấu tay vào đó, chúng tôi sẽ gửi vợ ông đến một trại lao động.” Ông Lưu vì vậy nhượng bộ. Sau này, ông được biết là Phong Khánh Phương đã hăm dọa vợ và con trai ông, đã đánh con trai ông tàn bạo, và đã buộc họ trả 2000 nhân dân tệ.
Một vài ngày sau, sở cảnh sát tổ chức một buổi xử án công cộng ông Lưu tại một quảng trường nơi trung tâm thành phố. Họ cạo đầu ông và còng hai tay ông. Để làm nhục ông trước công chúng, hai cảnh sát viên giữ ông đứng trên một xe tải và lái đi hai dặm xuyên qua thành phố. Khi xe tải đến quảng trường, ông Lưu bị đẩy xuống xe và chân ông bị thương.
Sau đó, ông Lưu bị buộc tội bởi công tố viên Dương Ái Bình. Các quan tòa Vưu Tân Tiến, Tào Hoa Bình, và Tề Bảo Tường, kết án ông năm năm tù. Trong lúc xử án, cả công tố viên cũng như cảnh sát không thể đưa ra bất kỳ chứng cớ nào cho thấy rằng ông Lưu đã phạm luật.
Ông Lưu bắt đầu tuyệt thực để phản đối bản án. Ông viết trong lá thư khiếu nại: “Sự thật trong trường hợp này là không rõ. Không có chứng cớ, và các bản ghi chép thẩm vấn đưa ra bởi cảnh sát là đã làm dưới sự hăm dọa và vũ lực.”
Toà án tại Thạch Gia Trang điều tra lại trường hợp và kết án ông ba năm rưỡi. Một cảnh sát viên từ toà án nói với bạn bè của ông Lưu là ông không đáng chịu bản án nào cả, nhưng chính quyền huyện đã buộc tòa kết án ông, như vậy chính quyền có thể lấy đó làm gương để dọa các học viên khác.
Trên đường đến Nhà tù Hoạch Lộc, hai tay và chân ông Lưu đều bị cột vào nhau, và ông phải khom mình trong hơn 20 dặm trong khi xe cảnh sát chạy. Vì áp huyết của ông lên cao, các viên chức nhà tù từ chối nhận ông. Cảnh sát phải mang ông trở lại Bình Sơn.
Bị tra tấn trong tù
Hai tháng sau, ông Lưu bị gửi đến Nhà tù Hoạch Lộc, và sau đó bị chuyển đến Nhà tù số 1 tỉnh Hà Bắc tại thành phố Bảo Định. Khi ông mới đến, đó là vào mùa đông. Các lính canh bảo ông cởi các quần mùa Đông của ông và buộc ông đứng ngoài trời suốt buổi chiều, khiến cho ông bị tiêu chảy trong bảy ngày.
Một ngày, bác sĩ nhà tù kiểm tra ông Lưu và nói ông bị bệnh. Họ gửi ông đến bệnh viện và tiêm các loại thuốc lạ vào người ông. Ông cảm thấy bệnh không lâu sau khi bị tiêm. Qua ngày sau, ông cảm thấy lạnh, và ông bắt đầu ho ra đờm vào ngày thứ ba. Ngày thứ tư, ông tiêu ra máu và không muốn ăn. Sau đó ông biết rằng họ đã tiêm vào ông cái gì đó xấu. Ông giảng sự thật với các bác sĩ, các tù nhân mà trông chừng ông, và các lính canh. Một người lính canh bị cảm động bởi lời nói của ông và mang ông ra khỏi bệnh viện. Khi ông trở lại nhà tù, những người khác rất chấn động – tại sao một người khoẻ mạnh mà trở nên yếu như vậy và bệnh như vậy sau khi đi bệnh viện?
Cho dù ông ra khỏi bệnh viện, ông vẫn còn ho ra đàm và chảy mồ hôi. Ông chảy mồ hôi mỗi đêm, và lớp phủ giường của ông bị ướt. Ông bị bệnh suốt mùa đông.
Ông Lưu trở về nhà vào ngày 1 tháng 6 năm 2004. Khi ông ở trong tù, vợ ông thường bị quấy nhiễu bởi Đỗ Tân Trung, một viên chức từ Đồn cảnh sát Thành Quan tại Bình Sơn. Vào những ngày nhạy cảm chính trị, con trai ông bị mang đến đồn cảnh sát và có khi bị đánh đập.
Ông Lưu bị mất căn hộ và việc làm
Sau khi ông Lưu trở về, ông được biết là căn hộ của ông, mà ông đã mua từ chủ của ông, đã bị tịch thu và số tiền cọc của ông đã trả lại cho ông. Ngày 5 tháng 9 năm 2004, Điền Chấn Đường, hội trưởng Hội đồng kiểm soát kỷ luật, tuyên bố là ông đã bị sa thải.
Ông Lưu hỏi Điền Chấn Đường,“Tôi đủ điều kiện để mua căn hộ, và tôi đã trả tiền cọc. Tại sao ông lại lấy đi căn hộ của tôi?” Điền trả lời, “Vì ông tập luyện Pháp Luân Công.” Khi ông Lưu hỏi ông đã phạm luận nào. Điền nói, “Không có luật lệ nào cả.” ông Lưu nói, “Căn hộ là một phần đãi ngộ dành cho nhân viên. Không có liên can gì đến tập luyện Pháp Luân Công.” Điền nói, “Đó là quyết định của tôi. Nếu ông không thích, ông có thể nói với người nào đó.”
Bị bức hại thêm nữa
Ông Lưu phải đi đến thành phố Thạch Gia Trang và sống với các con gái ông. Các viên chức từ Phòng 610 huyện Bình Sơn hỏi con trai ông nhiều lần ông đã đi đâu. Phong Khánh Phương thậm chí đến Thạch Gia Trang để tìm ông Lưu. Họ theo dõi con rể của ông Lưu. Họ cũng làm áp lực trên chủ của con rể ông, muốn biết từ con rể nơi ở của ông Lưu. Họ thường gọi điện thoại cho các con gái của ông Lưu và quấy nhiễu họ để cố bắt ông.
Vào tháng 11 năm 2008, Đặng Phương từ Cục an ninh quốc gia tại Thạch Gia Trang biết được ông Lưu đang sống tại Thạch Gia Trang. Đặng Phương và Thôi Kiện xông vào căn hộ của ông và lấy đi tất cả các tài liệu Pháp Luân Công của ông. Họ bắt và mang ông đến một trung tâm giam giữ. Hai viên chức từ Sở cảnh sát Kiều Tây tại Thạch Gia Trang nói với ông Lưu trong khi đưa ra một tài liệu, “Chúng tôi quyết định kết án ông hai năm tù lao động cưỡng bức. Ông có đồng ý không?” Ông Lưu nói, “Dĩ nhiên là không.” Các cảnh sát viên hỏi ông có muốn tìm một luật sư không, và ông Lưu nói, “Tôi không nên bị gửi đi một trại lao động, và dĩ nhiên tôi cần một luật sư giúp tôi.” Hai tuần lễ sau, ông Lưu được thả ra.
Những người liên can trong vụ ông Lưu:
Triệu Tân Triều, nam, từ Chính quyền thành phố Thạch Gia Trang
Phong Khánh Phương, nam: 86-13931979369 (Di động), 86-311-82913739
Vương Minh Hội, nam, từ Đồn cảnh sát Thành Quan: 86-13931976229 (Di động)
Đặng Phương, nam, từ Cục an ninh quốc gia tại Thạch Gia Trang
Thôi Kiện, nam, từ Đồn cảnh sát Kiều Tây
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/29/211277.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/6/114457.html
Đăng ngày: 09-06–2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.