[MINH HUỆ 2-8-2010] Vào tháng 7 năm 2009, bà Trương Tân Nghĩa, 55 tuổi, một cô giáo tại thành phố Trường Sa, bị bắt và giam trong 12 ngày. Trong thời gian đó, bà bị giam tại nhiều nơi, gồm Phòng an ninh quốc gia Chu Châu, Phòng công an, trung tâm giam giữ, một trại lao động cưỡng bức, và một trung tâm tẩy não. Bà bị chuyển ra vào các nơi đó tám lần. Bà cuối cùng trở về nhà tại thành phố Trường Sa với hai cổ tay đầy vết thẹo và tê liệt vì các còng dùng để bức hại bà.

2009-8-1-195905-0--ss.jpg
Bà Trương Tân Nghĩa tại nhà sau 12 ngày thống khổ

2009-8-1-195905-1--ss.jpg
Hai cổ tay của bà Trương cho thấy vết thẹo từ các còng tay

Bà Trương Tân Nghĩa là một cô giáo dạy toán tại trường tiểu học cho con em của những người lao động ở Xưởng Nhôm thành phố Trường Sa (hiện nay là trường tiểu học Tân Thiên). Vào mùa hè 1998, bà Trương và chồng bà được gửi đi dạy ở trường người Hoa Phnom Penh tại Campuchia. Khi ở đó, họ được hưởng qui chế tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. Năm 2002, chính phủ Campuchia ép bắt bà Trương trở về Trung Quốc dưới áp lực từ tòa đại sứ Trung Quốc tại Campuchia. Vào tháng 4 năm 2005, bà bị bắt và bị kết án bất hợp pháp. Bà cuối cùng được thả ra ba năm sau đó.

Bị bắt tại thành phố Chu Châu, bà Trương bị làm giả lời tự thú

Bà Trương đi thăm một người bạn tại thành phố Chu Châu vào sáng ngày 11 tháng 7 năm 2009. Không bao lâu sau khi bà đến Chu Châu, một vài nhân viên tự xưng là nhân viên an ninh quốc gia ép bà vào một chiếc xe hơi nhỏ. Họ tịch thu túi xách của bà và yêu cầu bà nói cho họ biết nơi nào bà có được các tài liệu Pháp Luân Công mà bà mang theo bên mình. Bà Trương nhấn mạnh rằng bà có quyền tập luyện Pháp Luân Công và việc phát tài liệu Pháp Luân Công là không có trái luật. Bà phản đối rằng điều họ làm là bất hợp pháp và vi phạm luật nhân quyền.

Một vài giờ sau, nhân viên An ninh quốc gia giao bà cho Phân cục an ninh công cộng Thạch Phong tại thành phố Chu Châu. Bà trải qua một đêm đau đớn và không ngủ ở văn phòng của Cục an ninh quốc gia.

Bà Trương chống lại tất cả cố gắng của họ để làm cho bà tiết lộ nguồn gốc của các tài liệu Đại Pháp, vì vậy nhân viên an ninh quốc gia bắt đầu tra tấn bà bằng cách đập đầu bà bằng các chai nước, kéo tóc, và tát vào mặt bà. Họ cũng treo bà lên với hai tay bị còng. Đau quá bà Trương thét lên vì đau. Nhân viên an ninh quốc gia để bà treo lên với hai tay còng suốt đêm, khiến cho hai tay bà trở nên tê cứng và hai cổ tay bà bị thương nặng.

Ngày hôm sau, bà Trương bị chuyển đến Trung tâm giam giữ số 2 thành phố Chu Châu. Một vài ngày sau bà được biết rằng Phân cục công an Thạch Phong đang chuẩn bị để kết án bà vào một trại lao động cưỡng bức, vì vậy bà tuyệt thực để phản đối.

Cục trưởng Cục an ninh quốc gia phủ nhận

Gia đình bà Trương và một số học sinh của bà đi đến văn phòng An ninh quốc gia để hỏi tin tức về nơi bà ở và tình trạng của bà, nhưng khi họ đến nơi, cánh cửa đóng kín. Sau đó họ đi đến Văn phòng khiếu nại Phòng công an địa phương. Các viên chức nơi đây nói rằng họ không có thẩm quyền can thiệp vào việc này. Cuối cùng, qua một sự quen biết với bí thư của Hội đồng kỷ luật, họ có cơ hội được gặp đội trưởng Cục an ninh quốc gia, Cao Kiền Vinh. Cao phủ nhận việc dùng  hình phạt về thể xác. Nhưng khi các học sinh của bà Trương hỏi liên tục ông ta về việc lấy một lời tự thú từ bà Trương, Cao nổi giận. Ông ta túm lấy người nữ học sinh và ném cô ta ra khỏi cửa, và không cho phép cô ta trở lại văn phòng của mình.

Hơn nữa để chối rằng ông ta đã lấy làm giả lời tự thú, Cao Kiền Vinh cũng chối rằng ông ta là thành viên của cảnh sát An ninh quốc gia, nói rằng chỉ làm công việc liên lạc giữa các sở. Nhưng sau đó, qua câu chuyện với những người khác và trên bản danh sách Phòng công an, Cao Kiền Vinh được xác nhận là cục trưởng Cục an ninh quốc gia trong mười năm qua.

Một vài giờ sau khi gia đình bà Trương rời đi, cảnh sát cố gắng hai lần  chuyển bà đến Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long tại thành phố Chu Châu, nhưng trại này từ chối nhận bà  vì tình trạng sức khỏe kém của bà.

Gia đình gọi cảnh sát lần thứ nhì

Chính quyền Chu Châu liên lạc với gia đình bà Trương và ra lệnh cho họ mang bà Trương về nhà. Đồng thời, họ nói với trụ sở ủy ban dân phố nơi mà gia đình sinh sống rằng họ sẽ mang bà Trương về nhà vì vậy gia đình không phải đi đến đó.

Bà Trương được nhân viên trụ sở ủy ban dân phố đến mang đi, nhưng thay vì mang bà về nhà, họ mang bà đến Trung tâm tẩy não thành phố Trường Sa, cũng được biết dưới tên là ‘Căn cứ huấn luyện hệ thống luật pháp Hồ Nam’. Bà Trương yêu cầu mang bà về nhà, nhưng nhân viên nơi đó nói rằng, “Bà không có quyền gì cả. Bà chỉ là một miếng thịt trên tấm thớt.” Họ gây áp lực lên bà Trương bắt bà từ bỏ đức tin của bà nơi Đại Pháp, vì vậy bà tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại.

Sau khi trải qua hai đêm tại nơi gọi là Căn cứ huấn luyện hệ thống luật pháp, bà cuối cùng được thả ra ngày 23 tháng 7. Không có lời giải thích nào từ trụ sở ủy ban dân phố tại sao bà bị mang đến trung tâm tẩy não.

Văn phòng đường Dụ nam, quận Thiên Tâm, thành phố Trường Sa

Sào Ái Bình, giám đốc văn phòng thống nhất: 86-731-82418411

Trần Triết Chi, quản lý văn phòng đường phố: 86-731-8520837

Hồ Lỗi, thư ký

Cộng đồng Hỏa Bả Sơn, thành phố Trường Sa

Trần, quản lý: 86-731-85208370

Địa phận đường Dụ Nam, thành phố Trường Sa

Hùng Vệ Tinh, cảnh sát Cộng đồng Hỏa Bả Sơn: 86-13875942836 (Di động)

Phân cục công an quận Thạch Phong

Nhan Văn Minh, giám đốc cảnh sát

Hùng Kiến Căn, thành viên Hội đồng chính trị

Dịch Triệu Kiếm, Hà Thanh Thu, Dịch Đại Hải, và Trương Chí Tường, các phó sở cảnh sát

Cao Kiền Vinh, cục trưởng Cục an ninh quốc gia

Lý Thanh Quả, chỉ đạo Cục an ninh quốc gia


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/2/205750.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/17/110092.html
Đăng ngày: 06-06–2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản

Share