Theo một phóng viên từ Thiên Tân, Trung Quốc

Tên: Lý Chấn Quân
Giới tính: Nam
Tuổi: Không rõ
Địa chỉ: huyện Ninh Hà, Thiên Tân
Nghề nghiệp: Phát thanh viên tại Đài truyền hình và phát thanh huyện Ninh Hà
Ngày bị bắt gần nhất: 8 tháng 11 năm 2002
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù số 6 Thiên Tân
Thành phố: Thiên Tân
Hình thức bức hại: Giam cầm, tẩy não, thẩm vấn, lao động cưỡng bức, tống tiền, đánh đập, tra tấn, kết án bất hợp pháp, bị sa thải, cấm ngủ.

Tên: Vương Hội Quyên
Giới tính: Nữ
Tuổi: Không rõ
Địa chỉ: huyện Ninh Hà, Thiên Tân
Nghề nghiệp: Giáo viên Trường tiểu học số 1 Lô Đài
Ngày bị bắt gần nhất: 1 tháng 9 năm 2002
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù nữ Thiên Tân
Thành phố: Thiên Tân
Hình thức bức hại: Giam cầm, tẩy não, sống dưới sự theo dõi, thẩm vấn, lục soát nhà, đánh đập, bức thực, cấm ngủ, kết án bất hợp pháp, kềm hãm thân thể.

[MINH HUỆ 5-4-2010] Ông Lý Chấn Quân và vợ ông bị bắt bất hợp pháp, và bị gửi đi nhà tù và trại lao động từ 1999. Họ chịu đánh đập tàn bạo và nhiều hình thức tra tấn. Dưới đây là câu chuyện sự ngược đãi và ngược đãi mà họ chịu đựng dưới sự bức hại.

Cuộc bức hại ông Lý Chấn Quân

Cảnh sát huyện Ninh Hà Vương Đức Hữu bắt ông Lý Chấn Quân và mang ông đến Sở cảnh sát Thị xã Lô Đài tại huyện Ninh Hà vào lúc 1 giờ sáng ngày 19 tháng 7 năm 1999. Các viên chức Đài truyền hình và phát thanh huyện Ninh Hà mang ông trở lại sở làm và tấn công ông với sự tuyên truyền, buộc ông từ bỏ Đại Pháp. Ông bị giữ nơi sở làm trong 12 ngày. Các cảnh sát Vương Lập Tân và Lý Đức Thành, và phó đài phát thanh Vương Hi Ngạn, các đảng viên Tằng Phàm Lâm và Bạc Liên Trụ đều ép ông bỏ Pháp Luân Công.

Sau khi được thả tự do, ông Lý bị bắt tại Bắc Kinh ngày 28 tháng 10 năm 1999 trong khi thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ông bị mang trở lại huyện Ninh Hà và bị giữ tại Sở cảnh sát đội tội phạm. Viên chức Ninh Khắc Minh còng tay ông Lý vào một ống sưởi và không để cho ông ngủ. Người học viên sau đó bị kết án ba năm tù trong một trại lao động. Sở phát thanh huyện Ninh Hà phát hình ông Lý bị còng tay trong khi ở trong nhà giam cảnh sát.

Ông bị giữ tại Trại Lao động Song Khẩu tại Thiên Tân từ 8 tháng 11 năm 1999 đến 24 tháng 5 năm 2001, trong thời gian đó ông bị tra tấn và bị buộc làm lao động nặng. Viên chức Chân Nhuận Trọng tống tiền 6,000 nhân dân tệ từ gia đình ông. Ông Lý trở lại làm việc sau khi được thả ra nhưng chỉ được trả 400 nhân dân tệ mỗi tháng.

Một nhóm cảnh sát viên dẫn đầu bởi Lưu Ngạn Chương lại bắt ông Lý vào lúc 8 giờ tối ngày 13 tháng 5 năm 2002 và mang ông đến Cục an ninh nội địa huyện Ninh Hà nơi mà viên chức Thạch Hợp từ Sở cảnh sát thành phố Thiên Tân tát vào mặt ông. Các kẻ bắt ông không cho ông ngủ. Ông sau đó thoát thân và sống xa gia đình để tránh sự bức hại và lại bị bắt ngày 8 tháng 11 năm 2002. Trên đường trở lại huyện Ninh Hà, cảnh sát lúc đầu dùng dây điện thoại và sau đó dùng dây thừng để cột ông như con heo. Họ cũng chụp đầu ông chặc trong một cái áo khoác dầy. Viên chức Chu càng lúc lại cột sợi dây càng chặt hơn.

Ông Lý bị còng tay và còng chân nơi Đồn cảnh sát Thị xã Lô Đài tại huyện Ninh Hà. Các viên chức Vận Phái Cương, Triệu Tử Hữu và những người khác không để cho ông ngủ. Ông bị chuyển đến Trung tâm giam giữ số 1 thành phố Thiên Tân 2 ngày sau và bị nhốt cùng phòng với nhiều tên cướp và tù nhân tử tội. Sau đó ông bị giữ tại Trung tâm giam giữ huyện Ninh Hà trong một năm. Các lính canh ra lệnh cho một tù nhân ma túy tên Lưu Lập Tân và tù nhân Cận Bằng tấn công ông Lý.

Các viên chức Tòa án huyện Ninh Hà kết án ông bốn năm tù tháng Tám 2003. Chủ thẩm phán là Vu Thụy Sâm; một thẩm phán khác là Đơn Tân Hoa, thư ký là Lý Chí Quân, và công tố viên huyện Ninh Hà Ngưu Hội Minh. Giám đốc Phòng 610 huyện Ninh Hà Trương Vân Thành và các viên chức từ Văn phòng kiểm soát huyện Ninh Hà ra lệnh cho Đài truyền hình và phát thanh đuổi việc ông Lý. Ông bị gửi đi Đội số 5 Nhà tù số 6 Thiên Tân, nơi đây ông bị buộc đọc các tài liệu nhục mạ hàng ngày và viết một báo cáo hàng tuần các suy nghĩ của ông sau khi đọc các tài liệu này. Ông cũng bị buộc làm lao động nặng. Các viên chức chịu trách nhiệm các hành động ngược đãi là : Dương Trung Thủy, đội trưởng Đội số 5; Trương Sĩ Lâm và Kỳ Thư Hải, phó Đội số 5, và các trưởng nhóm Tống Học Sâm, Tổ Lê Minh, và Hình Thành Đông, trong số những người khác.

Cuộc bức hại vợ Lý Chấn Quân, bà Vương Hội Quyên

Vợ ông Lý Chấn Quân, Vương Hội Quyên là cô giáo Trường Tiểu học số 1. Dưới đây là tình tiết các vụ bức hại theo thứ tự ngày tháng:

Ngày 22 tháng 7 năm 1999: Đổng Minh Tường, hiệu trưởng của Trường tiểu học Thị xã Lô Đài, và Lưu Tông Minh, hiệu trưởng của Trường tiểu học số 1 Lô Đài, bắt bà và mang bà đến Trường Tiểu học số 1, nơi đây họ tấn công bà với sự tuyên truyền trong hai tuần lễ.

Ngày 24 tháng 10 năm 1999: bà đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Các đặc vụ tại Bắc Kinh bắt bà tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 28 tháng 10 và mang bà đến Sân vận động Phong Đài. Bà bị chuyển đến Nơi trú ngụ Xương Bình tối đêm đó, nơi đây bà bị giữ một tuần lễ.

Đầu tháng 11 năm 1999: Hiệu trưởng Đổng Minh Tường từ Thị xã Lô Đài, giám đốc Nhân lực Dương Thụ Giang tại Văn phòng giáo dục và viên chức Đổng Tĩnh từ Sở cảnh sát huyện Ninh Hà bắt và mang bà đến Trung tâm giam giữ Thị xã Lô Đài tại huyện Ninh Hà. Bà cũng bị giữ tại Trung tâm giam giữ số 1 Thiên Tân trong hai tuần lễ.

Ngày 16 tháng 11 năm 1999: các viên chức nhà trường lại bắt bà và giữ bà tại Trường Tiểu học số 1. Các cán bộ trường được chỉ định thay phiên nhau để theo dõi bà. Bà bị cấm không cho tập Pháp Luân Công, đọc các sách Pháp Luân Công, hoặc gặp gia đình bà. Bà bị tẩy não hơn một tháng.

Tháng 6 năm 2000: Các viên chức Sở cảnh sát Lô Đài giữ bà tại nhà tù trong 15 ngày.

Tháng 7 năm 2000: Các hiệu trưởng trường Đổng Minh Tường và Lưu Tông Minh bắt bà Vương và giữ bà tại Trường Tiểu học số 1 để qua các khóa tẩy não.

Khoảng giữa 1 tháng 1 năm 2000 và đầu năm mới 2001: Các viên chức nhà trường giữ bà tại Trường tiểu học số 1 để tẩy não trong sáu tháng. Họ không thả bà ra trong ngày đầu năm và cấm bà đọc các sách Pháp Luân Công hoặc tập công.

Tháng Sáu 2001: Các viên chức Sở cảnh sát Lô Đài bắt và giữ bà tại Trung tâm giam giữ Lô Đài trong 14 ngày.

Ba năm giữa 1999 và 2001: bà sống dưới sự theo dõi thường trực từ các cán bộ nhà trường và cảnh sát.

Ngày 13 tháng 5 năm 2002: Triệu Tử Hữu và các viên chức khác từ Sở cảnh sát Lô Đài bắt Bà Vương và chồng bà ông Lý Chấn Quân và lục soát nhà họ. Họ lục từ các cặp sách của nhiều đứa trẻ mà đã nhận sự dìu dắt tại nhà bà Vương. Các đứa bé run vì sợ hãi. Khi cảnh sát mang ông Lý đi, đứa con gái nhỏ của ông Lý Phù Diêu bám chặt vào đôi chân của mẹ và khóc kêu cha. Bà Vương bị mang đến Trường Tiểu học số 1 ngày hôm sau và bắt đầu sống xa nhà để tránh sự bức hại ngày 15 tháng 5 năm 2002.

Ngày 1 tháng 9 năm 2002: Cảnh sát bắt bà Vương tại Trạm xe lửa huyện Bình Tuyền tại thành phố Thừa Đức và mang bà đến Trung tâm giam giữ huyện Bình Tuyền. Họ đánh bà tàn bạo trong lúc thẩm vấn, thẩm vấn bà nhiều lần và đánh bà tàn bạo mỗi lần. Viên chức Vương Trung Quân và một số người khác quất bà bằng cây thướt sắt và đập đầu bà vào một bức tường cho đến khi bà bị chảy máu mũi và miệng, và màng nhĩ của bà bị rách. Bà bây giờ nghe được rất yếu. Khi ở trong Trung tâm giam giữ huyện Bình Tuyền bà tuyệt thực, và các lính canh bức thực bà năm lần. Bà bị mang đến nhà tù huyện Ninh Hà ngày 12 tháng 9 năm 2002.

Cuối năm 2002: Một nữ viên chức họ Vương và nhiều nam viên chức tại Sở cảnh sát thành phố Thiên Tân thẩm vấn bà. Viên chức Vận Phái Cương không ngừng chửi mắng bà với lời lẽ thô bỉ và cấm không cho bà ngủ. Họ cũng hăm dọa làm hại con gái bà nếu bà không buông bỏ đức tin của mình.

Tháng 3 năm 2003: Bà tuyệt thực 100 ngày để phản đối. Bà bị bức thực dã man bảy lần, kết quả bị tổn thương thể chất và đau đớn tinh thần.

Ngày 13 tháng 7 năm 2003: Các viên chức Toà án huyện Ninh Hà kết án bà bảy năm tù. Thẩm phán là Vu Thụy Sâm; một thẩm phán khác là Đơn Tân Hoa; thư ký là Lý Chí Quân, và công tố viên huyện Ninh Hà là Ngưu Hội Minh.

Ngày 14 tháng 8 năm 2003: Bà bị chuyển đến Trung tâm giam giữ số 1 tại Thiên Tân nơi mà bà bị buộc lao động cưỡng bức.

Ngày 17 tháng 9 năm 2003: Bà bị chuyển đến Nhà tù nữ Thiên Tân. Các lính canh nơi này cấm bà nói chuyện với người khác; hai tù nhân được chỉ định để trông chừng bà suốt ngày đêm mỗi cử động và lời nói. Họ cũng buộc bà học các tài liệu thóa mạ Pháp Luân Công.

Ngày 25 tháng 11 năm 2004: Bà bị chuyển từ Đội số 3 đến Đội số 5.

Ngày 22 tháng 2 năm 2005: Tất cả các tù nhân tại Đội số 5 tấn công bà tàn bạo. Các tù nhân đó là Trần Lỵ, Lý Lộ, Chu Đồng, Vương Lệ Mai, Hồi Dĩnh, Tống Thế Kiệt, Phạm Trình Trình, Lưu Húc, và nhiều người khác. Họ thay phiên nhau đánh bà trong ba giờ đồng hồ theo sự xúi dục của các lính canh. Họ lại tấn công bà ngày hôm sau vào lúc trưa, khi họ trùm đầu bà với vải giường và đánh bà trong một tiếng đồng hồ.

Ngày 25 tháng 6 đến tháng 7 năm 2005: Lính canh Đỗ Diễm không để cho bà dùng nhà vệ sinh hoặc đi tắm. Bà bị buộc tiêu tiện trong phòng. Đỗ Diễm cũng buộc bà Vương đứng trên đất sau khi gọi tên buổi tối thay vì để cho bà đi ngủ. Cô ta cũng buộc các tù nhân trong cùng phòng giam của bà Vương đứng với bà cho đến hơn 11 giờ đêm, để cho họ quay lại chống Bà Vương.

Ngày 3 đến 7 tháng 4 năm 2006: Các lính canh Trương Na, Vương Tinh Tinh và Sư Thục Hoa còng tay bà Vương vào một chiếc giường; các tù nhân đè bà xuống để bà không thể cử động.

Ngày 29 tháng 11 năm 2007: Các lính canh Lưu Mân và Ân Nam buộc bà Vương đứng trong hai ngày.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/5/221032.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/14/116094.html
Đăng ngày 09-06-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share