Theo một phóng viên ở tỉnh Sơn Đông

Tên: Lưu Như Bình
Giới tính: Nam
Tuổi: 50
Địa chỉ: quận Trường Thanh, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông
Nghề nghiệp: Luật sư và Chủ tịch Văn phòng Nghiên cứu Luật của thành phố Tế Nam, quận Trường Thanh Trường ĐCSTQ
Ngày bị bắt gần nhất: 1 tháng 7 năm 2009
Nơi bị giam gần nhất: Trung tâm giam giữ số 3 quận Trường Thanh
Thành phố: Tế Nam
Tỉnh: Sơn Đông
Hình thức bức hại: Sốc điện, cấm ngủ, lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án bất hợp pháp, bức thực, đánh đập, cầm tù, nhốt xà lim, tra tấn, kềm hãm thể xác, lục soát nhà, thẩm vấn, giam
Luật sư biện hộ: Các luật sư ông Lý Trường Minh và ông Trương Truyền Lợi, cả hai từ Bắc Kinh

[MINH HUỆ 26-8-2010] Sau sáu tháng bị giam, Tòa án quận Trường Thanh tại thành phố Tế Nam lại xử án ông Lưu Như Bình, và kết án ông bảy năm tù ngày 22 tháng 1 năm 2010. Ông Lưu nói rằng ông vô tội và không có làm gì sai, và cái ngày mà công lý cho Pháp Luân Công chiến thắng sẽ không còn lâu.

2009-8-24-231847-0--ss.jpg

Ông Lưu Như Bình, một luật sư tại thành phố Tế Nam

Ông Lưu bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 1997, và từ đó đến ông đã hành động thể theo các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, và đã luôn nghĩ cho người khác. Sức khoẻ và tinh thần của ông tiến bộ đáng kể sau khi tập luyện, và các bệnh trên thân ông từ lúc nhỏ đã biến mất. Ông được các đồng nghiệp và láng giềng coi trọng. Gia đình ông là điều ao ước của cộng đồng, và vợ ông làm việc tại Sự vụ kinh tế trong quận Trường Thanh của thành phố Tế Nam. Con trai ông, cha 80 tuổi của ông và tất cả anh chị em của ông đều hòa thuận với nhau.

Giam cầm hình sự bất hợp pháp trong tám ngày, tẩy não trong hai mươi ngày

Ngày 17 tháng Mười, 2005, ông Lưu gia tăng cố gắng của ông để phơi bày sự bức hại và lấy lại danh dự của Pháp Luân Đại Pháp, vì vậy ông đăng một bài “Tuyên bố của Hội Pháp Luân Đại Pháp”. Các viên chức từ Đồn cảnh sát Đông Hoàn và Chi nhánh an ninh công cộng quận Trường Thanh của thành phố Tế Nam bắt ông Lưu. Ngày hôm sau, Mã Quảng Chấn, đội trưởng Chi nhánh an ninh công cộng quận Trường Thanh, lục soát nhà của ông Lưu và tịch thu nhiều sách Đại Pháp của ông, các tài liệu giảng thanh chân tướng, Củu Bình, máy tính của ông, USB drives, một máy thâu băng, một máy nghe cầm tay và nhiều thứ khác. ông Lưu sau đó bị buộc vào tội “dùng tổ chức tà giáo để phá họai luật pháp.” Ông bị giam trong Trung tâm giam giữ quận Trường Thanh. Ngày 19 tháng 10, Ma lục soát văn phòng luật của ông Lưu và lấy đi các sổ ngân hàng tư của ông, các tài liệu giảng thanh chân tướng, và máy tính của văn phòng.

Mã chỉ định hai lính canh trung tâm giam giữ khác nhau để xúi dục các nhóm khác nhau của tù nhân để ức hiếp và chửi mắng ông Lưu. Ngày 18 tháng 10 năm 2005, khi ông lần đầu tiên bị mang đến nhà tù, ông tức thời bị tát vào mặt và đánh đập bởi bảy tám tù nhân. Kết quả vô tình là hai lính canh mà chứng kiến sự đánh đập bị cảm động bởi sự thực hành nguyên lý của người đệ tử chân chính Đại Pháp này là “không đánh trả khi bị đánh, không chửi mắng lại khi bị chửi mắng hoặc làm nhục” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân).

Ông Lưu đã bị giam trong bảy ngày, và sau đó ngày 25 tháng 10 năm 2005, Chi nhánh an ninh công cộng quận Trường Thanh phát một tờ giấy thả ông ra nói rằng đó là một ‘vi phạm nhỏ, mà không tạo thành một tội lỗi”. Tuy nhiên Mã Quảng Chấn mang ông đến trại tẩy não tại Lưu Trường Sơn, thành phố Tế Nam, nơi mà ông bị giữ lại trong hai mươi ngày. Nơi đây, chúng cố buộc ông Lưu từ bỏ đức tin của ông và ra lệnh cho ông xem các băng thâu hình tẩy não để ‘học hỏi’ và viết ra một bình luận cá nhân. Ngày 14 tháng 11 năm 2005, cha của Lưu Như Bình qua đời, và hai người cán bộ đảng trong làng ông đến viết các tờ ‘tuyên bố bảo đảm’ cho ông để ông có thể đi về nhà trong một tuần lễ để lo tang chế. Ông đi về nhà vào buổi chiều.

Sau tang lễ, ông Lưu bị buộc bỏ nhà đi để tránh bị bức hại hơn nữa, và nhiều học viên vô tư giúp ông trong thời gian đó. Ngày 25 tháng 11 năm 2005, ông đăng một bài viết trên mạng lưới Minh Huệ (bản tiếng Trung) để thúc giục “chấm dứt tức thời chương trình chuyển hóa’. Đồng thời, ông đăng một tờ tuyên bố nghiêm túc rằng mọi điều ông đã nói, làm hoặc viết ngược với Đại Pháp trong lúc ông bị bắt là vô hiêụ lực. Điều này khiến Phòng 610 nổi giận.

Lần bị bắt, tẩy não, và lao động cưỡng bức thứ nhì

Ngày 7 tháng 12 năm 2005, Đào Tường Anh, giám đốc của Văn phòng luật pháp Thuấn Thiên tại tỉnh Sơn Đông, bảo ông Lưu đi đến nhận một bản ghi danh thi luật sư tại văn phòng luật. Khi ông đi đến đó, Trần Trung, phó phòng của Phòng 610 quận Trường Thanh và hai cảnh sát viên bắt ông Lưu, và ông bị mang đi trung tâm tẩy não tại thành phố Tế Nam bởi Mã Quảng Chấn và các cảnh sát viên khác.

Ông Lưu từ chối hợp tác với các lính canh trong trung tâm tẩy não. Ngày 13 tháng Mười 2 năm 2005, cảnh sát từ Cục an ninh công cộng thành phố Tế Nam và Chi nhánh Trường Thanh đi đến nói chuyện với ông để quyết định xem ông có phải đi trại lao động cưỡng bức hay không. Ông Lưu nói với họ là họ đang làm một hành động tội ác và các hành động của họ là nghịch với luật pháp.

Ngày 14 tháng 12 năm 2005, Cục an ninh công cộng thành phố Tế Nam quyết định gửi Lưu Như Bình đi trại lao động cưỡng bức trong một năm ba tháng. Qua ngày hôm sau, cảnh sát viên Mã mang ông đi đến Trại Lao động cưỡng bức nổi tiếng làng Vương, cũng còn được biết là Trại Lao động cưỡng bức số 2 tại tỉnh Sơn Đông.

Lính canh Lưu Lâm tức thời chỉ định hai ‘hợp tác viên’ Trương Bân và Trầm Chí Quân, để theo dõi ông Lưu khi ông vừa đến ngày 15 tháng 12 năm 2005. Họ biệt lập ông Lưu, đi theo ông trong 24 giờ và bắt đầu làm việc thúc giục ông từ bỏ đức tin của mình.

Ngày 10 tháng 1 năm 2006, lính canh La Quang Vinh sắp đặt hai nhóm hợp tác viên để thay phiên nhau tẩy não ông Lưu cho đến 2 giờ sáng. Sự tẩy não có mục đích là làm tiêu hao sức lực và làm nản ý chí của ông. Họ giữ ông đến khuya, buộc ông đứng trong thời gian lâu, hạn chế việc dùng nhà vệ sinh, và tẩy não ông không ngừng. Các lính canh và hợp tác viên tiếp tục áp lực của họ trên ông Lưu.

Ngày 12 tháng 1 năm 2006, Lưu Như Bình nhận được áo quần do vợ ông gửi. Ông cảm thấy mệt mỏi từ sự áp lực và cấm ngủ trong mấy ngày qua của hoạt động tẩy não, vì vậy ông nghĩ ông có thể đi tắm. Ông được nói là phải chờ phép. Sau một lúc, các lính canh La Quang Vinh và Tôn Phong Tuấn đến với một nhóm người. Tôn đề nghị, “Nếu ông viết một tờ tuyên bố bảo đảm, sau đó chúng tôi sẽ để cho ông đi tắm.” Hợp tác viên Vương Duy Triệu đưa cho ông một tờ bảo đảm làm mẫu. Ông Lưu, trong lúc mê mẩn và mờ ảo, đồng ý và viết tờ bảo đảm.

Ông Lưu nghĩ thấu qua suốt đêm, và hối hận đã viết tờ bảo đảm. Ông viết một tờ tuyên bố khác để hủy bỏ tờ trước và nói lên sự cương quyết của ông tiếp tục tập luyện Đại Pháp. Lính canh La nổi khùng khi ông Lưu đưa cho y xem tờ tuyên bố nói lên quyết định của ông tiếp tục tập luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông ta chỉ lên bức tường và nói, “Đây là luật và thử cái luật này đi” trong khi dọng trán ông Lưu vào bức tường. Ông ta nói với các hợp tác viên ngưng các hoạt động tẩy não, và thay vào đó chúng phạt ông Lưu bằng cách bắt ông đứng trong thời gian lâu và hạn chế ông dùng nhà vệ sinh.

Ngày 26 tháng 1 năm 2006, các lính canh ra lệnh cho ông Lưu ngồi thẳng lưng trên một cái ghế nhỏ đối mặt vào tường với hai chân ông sát vào nhau và hai bàn tay để trên đùi. Ông phải ngồi như vậy từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm trong một nơi đóng kín. Các lính canh hạn chế ông dùng nhà vệ sinh, và không cho phép ông đi tắm hoặc giặt áo quần. Sau nhiều ngày ngồi như vậy, ông bị nổi mục nhọt nơi bàn tọa và da trở nên đau buốt. Các lính canh cũng cố tình ngược đãi và chửi mắng ông. Nhiều lần lính canh Tôn đánh vào trán ông và đỉnh đầu ông với nắm tay của ông ta.

Vào ngày 26 tháng 4 năm 2006, lính canh Lý Công Minh chuyển ông Lưu đến Đội thứ Bảy. Trong mười bốn ngày ông lại bị bao vây bởi lính canh và hợp tác viên để tẩy não. Lý ra lệnh cho các hợp tác viên làm việc cùng nhau để tẩy não ông Lưu và ra lệnh những khóa ‘xem băng thâu hình’ và ‘đọc sách’ cho ông Lưu. Các băng thâu hình và các sách là cố ý để ‘chuyển hóa’ ông. Ông Lưu giữ vững quyết tâm không lay động tập luyện Đại Pháp và từ chối lay động.

Để tiếp tục cố gắng ‘chuyển hóa’, ngày 6 tháng 5 năm 2006, Lý bắt đầu dùng phương pháp cấm ngủ. Các hợp tác viên Phạm Lâm Thành và Cao Chấn Toàn làm việc với ông Lưu ngày đêm vào ngày 9 tháng 5. Vào ngày 10, các hợp tác viên chính họ không chịu nổi và chuyển ông Lưu đến ‘đơn vị theo dõi sát sao’. Ông Lưu không được phép ngủ cho đến 3 giờ sáng ngày 12 tháng 5. Ông được hai giờ ngủ và lại bị mang đến ‘đơn vị theo dõi sát sao’ và mỗi ngày chỉ ngủ rất ít.

Ngày 14 tháng 7 năm 2006, các tù nhân Vương Vân Bằng và Mã Bảo Tiến, dưới sự điều khiển của Lý Công Minh, chuyển ông Lưu đến một phòng phía Bắc tại Đội thứ Bảy. Trong lúc chuyển đi, họ đá vào chân phải của ông Lưu, làm gảy móng chân của ông và làm cho nó chảy máu. Họ ném ông xuống đất và lính canh Lý bắt đầu đấm ông Lưu với nắm tay của ông ta. Vương Tân Giang, phó đội, lấy đi cái đòng hồ tay của ông Lưu và còng cả hai cánh tay của ông vào sau lưng một cái ghế gỗ. Các lính canh lột quần của ông, giang hai chân ông và hai lính canh ở mỗi bên dậm lên mỗi chân của ông. Một lính canh giữ đầu ông ra sau lưng ghế để giữ thân thể ông trong khi ông bị sốc điện. Lính canh Lưu Trung Hào giữ một cốc nước, sẵn sàng để đổ lên đầu ông trong khi sốc điện. Lính canh Vương cầm một cây dùi cui điện để sốc điện đùi bên trong của chân trái của ông, lưng và miệng ông, và một lính canh khác cũng làm như vậy với đùi phải của ông. Trong lúc sự tấn, ông Lưu tuyên bố lớn tiếng, “Pháp Chính Càn Khôn, Tà Ác Toàn Diệt.” Lính canh Vương tiếp tục sốc điện miệng ông để ngăn ông khóc lớn. Họ cũng sốc điện dưới bàn chân ông. Điều này tiếp tục trong hai đến ba giờ đồng hồ trong khi đội trưởng Tĩnh Tự Thịnh ghi chép lại sự kiện.

Sau sự tra tấn bằng sốc điện, mặt ông Lưu bị méo mó, đôi chân và bàn chân của ông bị sưng và ông đi cà nhắc. Để che đậy tội ác, họ nhốt ông Lưu vào trong khu vực giam cô lập. Cả hai chân và bàn chân ông Lưu bị sưng trong nhiều tháng, và ông cà nhắc trong hơn sáu tháng. Cái móng chân gảy của ông vẫn còn vấn đề đến lúc ông được thả ra từ trại lao động. Sau sự giam cầm, ông bị mang đến Đội thứ Sáu để bức hại hơn nữa trong sự cô lập.

Lưu Như Bình ở lại trong Đội thứ Sáu trong hơn 15 ngày. Vào ngày 5 tháng 8 năm 2006, ông bị mang đến nơi đơn vị giam nghiêm ngặt của Đội thứ Tám cả trước khi ông được bình phục từ vụ sốc điện. Vào tháng 12 năm 2006, trung úy Trịnh Vạn Tân gia tăng thời hạn giam tù của ông Lưu thêm hai tháng. Ông Lưu bị kết án bất hợp pháp cho một năm ba tháng trong một trại lao động cưỡng bức và thời gian bị gia tăng hơn hai tháng và 22 ngày. Toàn thời gian, không có hành trình luật định hợp pháp chính thức nào được cho phép.

Ngày 28 tháng 5 năm 2007, ông Lưu bị bảo ký một tờ giấy khi ông đi lấy giấy thả ông ra. Ông bị điều tra với những câu hỏi như là, “Cảnh sát có đánh ông không, hoặc họ có để lộ hành vi vi phạm không?” Lính canh không có ghi chép câu trả lời của ông khi ông nhìn nhận là có đánh đập và hành vi vi phạm, và như vậy ông Lưu từ chối ký tên vào tờ giấy.

Nhân viên quận Trường Thanh treo lương ông Lưu Như Bình trong tháng 1 năm 2006. Sau khi ông được thả ra từ trại lao động, Trường Đảng Trường Thanh giảm lương ông để tiếp tục bức hại tài chính của ông. Trường đảng cấm ông đi dạy và bỏ hết các công tác của ông như là giảng viên cao cấp. Họ lấy lại các công tác hành chính của ông và trả lương ông như một nhân viên thường.

Vào tháng 6 năm 2007, trường đảng hai lần lập một danh sách theo dõi để gửi hai người đồng thời đến nhà ông để theo dõi ông.

Vào tháng 11 năm 2007, nhân viên từ Sở công lý Trường Thanh ra lệnh cho các văn phòng luật địa phương đừng giao công việc gì cho ông Lưu hoặc giúp quá trình cấp phép luật sư của ông.

Ngày 21 tháng 11 năm 2007, ông Lưu đi đến Lưu Phi Phong, giám đốc của Văn phòng luật Thuấn Thiên, người chủ trước của ông. Ông được bảo rằng văn phòng đã trả lại bằng cấp hành nghề cho Sở công lý tỉnh. Ông không còn là một luật sư nữa và hợp đồng của ông bị hủy bỏ.

Vào chiều ngày 12 tháng 8 năm 2008, dưới lý do là an ninh cho Thế Vận Hội, các viên chức từ Phòng 610 quận Trường Thanh, Cục an ninh quốc gia tại chi nhánh Quận an ninh công cộng, Đồn cảnh sát Tân Thành, và Đồn cảnh sát Hiếu Lý bắt ông Lưu Như Bình và vợ ông bà Trương Thừa Lan. Bà Trương Thừa Lan bị kết án bất hợp pháp một năm chín tháng lao động cưỡng bức. Ngày 12 tháng 9 năm 2009, bà bị mang đến Trại lao động cưỡng bức nữ số 1 nổi tiếng tại tỉnh Sơn Đông.

Cảnh sát viên Quách Quân và Trương Cát Bân, dưới sự chỉ huy của phó bí thư của Hội đồng chính trị và luật pháp Trường Thanh và Mạnh Khiêm, giám đốc của Phòng 610, mang ông Lưu đến trung tâm tẩy não tại thành phố Tế Nam. Mạnh Khiêm đích thân làm các thủ tục cần thiết để gửi ông Lưu đến trung tâm tẩy não.

Bị giam bất hợp pháp lần thứ ba

Ngày 29 tháng 8 năm 2008, các cảnh sát viên từ Đồn cảnh sát Hiếu Lý, quận Trường Thanh, mang ông Lưu đến Trung tâm giam giữ thành phố Tế Nam. Đây là lần thứ ba ông bị giam bất hợp pháp. Ông bị ở trong trung tâm tẩy não thành phố Tế Nam trong 17 ngày và tại Trung tâm giam giữ thành phố Tế Nam trong 30 ngày. Ông Lưu lại không bao giờ được đưa cho một tờ giấy gì và thứ gì giải thích về hành trình luật định.

Ngày 16 tháng 4 năm 2009, Mạnh Khiêm, Trương Minh Lễ, giám đốc và phó giám đốc của Phòng 610 quận Trường Thanh, Hình Hoài Xuân, và một người khác đi đến Văn phòng ông Lưu để bảo các cấp trên của ông đặt ông dưới sự giam tại nhà qua ngày hôm sau. Điều này để cản trở ông đi đến toà án bất hợp pháp đang xử án học viên Pháp Luân Công bà Trương Ngọc Anh.

Sáng ngày 21 tháng 4 năm 2009, Mạnh Khiêm, Trương Minh Lễ, và Hình Hoài Xuân lại đi đến văn phòng ông Lưu để đặt ông dưới chế độ bắt giam tại nhà và hạn chế sự tự do của ông trong bảy giờ đồng hồ. Lý do được đưa ra là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang viếng thăm thành phố Tế Nam.

Lần bị bắt thứ tư

Vào lúc 9:00 giờ sáng ngày 2 tháng 7 năm 2009, ông Lưu bị bắt bởi một nhóm thường phục dưới sự điều khiển của Phòng 610 tại quận Trường Thanh, thành phố Tế Nam. Họ xông vào nhà ông Lưu và mang đi của ông máy vi tính, máy in, điện thoại di động, các sách Pháp Luân Đại Pháp và các đồ vật cá nhân. Họ lục soát lung tung nhà ông và rải đầy mẫu thuốc lá, tro và vỏ đậu phộng. Ông Lưu lại bị giam tại Trung tâm tẩy não Phòng 610 tại thành phố Tế Nam.

Sáng ngày 3 tháng 7 năm 2009 cảnh sát viên Vương Phong và Trương Cát Bân từ Chi nhánh an ninh công cộng Trường Thanh và các cảnh sát viên khác từ Cục an ninh công cộng thành phố Tế Nam đi đến khu đại học nơi mà con trai ông Lưu đang học để ‘điều tra’ ông Lưu. Họ không nói cho con trai ông Lưu biết rằng cha của anh đang bị bắt. Ý định thật của họ là thu thập ‘chứng cớ’ chống ông Lưu Như Bình.

Vào chiều ngày 7 tháng 7 năm 2009, ông Lưu bị mang đến Trung tâm giam giữ Trường Thanh. Đây là lần thứ tư mà ông bị bắt. Ông bị chuyển đến Nhà tù số 3 quận Trường Thanh vào ngày hôm sau.

Lưu Như Bình bị giữ trong nhà tù sáu tháng. Trong thời gian đó, các lính canh còng hai cánh tay và chân của ông vào nhau với cái đầu cúi xuống, buộc thân thể ông gập xuống 90 độ. Ông bị còng như vậy cả ngày đêm. Ông cũng bị bức thực, và chịu đựng sự sốc điện. Hai môi ông bị sưng lên vì châm điện. Những người mà nhìn thấy sự tra tấn của ông tội nghiệp cho ông và chỉ trích các kẻ bức hại.

Ông Lưu Như Bình vẫn giữ tâm thiện lành và tiếp tục làm sáng tỏ sự thật với các kẻ bức hại, phản ảnh sự thiện lành của học viên Đại Pháp. Ông nói với người ta bản chất thật của Đảng Cộng sản và các sự thật về Pháp Luân Công và nhắc mọi người nhớ, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo; Chân Thiện Nhẫn Hảo”. Vợ ông Bà Trương Thục lan vẫn còn bị giam tại Trại lao động cưỡng bức nữ số 1 tỉnh Sơn Đông.

Ngày 22 tháng 1 năm 2010, Toà án quận Trường Thanh tổ chức một phiên xử ông Lưu. Họ dùng hơn 200 viên chức cho ‘an ninh’. Hai luật sư bị lục soát. Luật sư của ông Lưu Như Bình bị từ chối một cuộc nghe đối chất. Trong số người gia đình ông Lưu, chỉ có chị lớn của ông là được phép ngồi vào trong phiên xử.

Cuộc xử án bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng. Hai luật sư biện hộ sự vô tội của ông Lưu, nhưng các lời tuyên bố của họ bị ngăn chận nhiều lần bởi quan tòa. Ông Lưu giữ vững tinh thần qua suốt cuộc xử án. Ông bị kết án 7 năm tù.

Điện thoại Phòng 610 quận Trường Thanh: 86-531-87233618
Mạnh Khiêm, phó bí thư của Hội đồng chính trị và luật pháp quận Trường Thanh và giám đốc của Phòng 610 của quận: 86-531-87223511 (nhà), 86-13793138510 (di động)
Võ Nhạc Văn, phó giám đốc của Chi nhánh an ninh công cộng quận Trường Thanh: 86-531-87224986 (nhà), 86-13361081503 (di động)
Trần Trung, phó giám đốc của Phòng 610 quận Trường Thanh: 86-531-87224817 (nhà), 86-1320583908 (di động)
Vương Hữu Hải, phó hội đồng thường trực: 86-531-87265108, 86-531- 87222616, 86-13905416626 (di động)
Vương Phong, đội trưởng Đội chống tà giáo của Chi nhánh an ninh công cộng quận Trường Thanh: 86-531-87225936 (nhà)
Đồn cảnh sát Hiếu Lý, Chi nhánh an ninh công cộng quận Trường Thanh: 86-531-87388619/87382013 (văn phòng)
Trần Truyền Đạc, sở trưởng đồn cảnh sát : 86-531-87388619, 86-13361081333 (di động)
La Quang Vinh, đội trưởng Đội thứ Bảy, Trại lao động cưỡng bức nam số 2, tỉnh Sơn Đông: 86-15866613798 (di động)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/26/207150.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/7/114487.html
Đăng ngày 08-06-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share