Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hồ Nam

[MINH HUỆ 11-04-2020] Năm 1998, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Mặc dù tôi có thể loại bỏ nhiều quan niệm và chấp trước, nhưng một số chấp trước như tâm oán hận, thật sự rất khó buông bỏ. Khi yêu cầu đối với các học viên ngày càng cao, vấn đề này trở nên nổi cộm hơn.

Một học viên địa phương tinh tấn làm ba việc. Anh lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Đại Pháp; anh bị bắt giữ và tra tấn nặng nề. Anh đã nảy sinh tâm oán hận mạnh mẽ đối với viên cảnh sát đã tra tấn mình. Sau khi được thả, anh đã không loại bỏ tâm đó. Anh thậm chí từng nói với chúng tôi rằng anh mơ thấy anh đã giết viên cảnh sát đó bằng thuốc độc. Chúng tôi đã nhắc anh nên loại bỏ tâm oán hận của mình, nhưng chúng tôi đã không xem trọng hay hướng nội xem mình cũng có chấp trước này không. Sau đó, anh xuất hiện nghiệp bệnh và qua đời.

Tôi biết rằng đôi khi tu luyện của mình chỉ hời hợt bề mặt; Tôi cảm thấy mình tinh tấn vì tôi làm ba việc mỗi ngày. Khi tôi có thể buông tâm oán hận ở vấn đề này, nó lại nổi lên ở vấn đề khác. Vì liên tục bài trừ nó, nên tôi cảm thấy mình tinh tấn, nhưng tôi không tự hỏi tại sao nó không bao giờ biến mất hoàn toàn.

Sau nhiều lần hướng nội tôi cảm thấy điều quan trọng là chúng ta có thực sự tín Sư tín Pháp hay không. Nếu chúng ta có thể đo lường từng suy nghĩ và hành động của mình bằng Pháp của Sư phụ và loại bỏ quan niệm người thường của mình, thì chúng ta sẽ có thể thay đổi từ căn bản.

Tâm oán hận thường xuất hiện trong hai tình huống. Tình huống thứ nhất là khi có người làm ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, danh tiếng, thân thể hay cảm xúc của bạn. Tình huống thứ hai là khi có ai đó không đồng tình với bạn. Chẳng hạn, tôi dễ nảy sinh tâm oán hận đối với những người bức hại các học viên.

Tôi đọc Chuyển Pháp Luân mỗi ngày, lúc học Pháp xác thực tâm tính của tôi rất tốt. Nhưng ngay khi đặt sách xuống, tôi lại trở lại với những suy nghĩ người thường. Tại sao điều này lại xảy ra? Sư phụ đã giảng rất rõ cho chúng ta rằng: mâu thuẫn giữa người với người là do quan hệ nghiệp lực. Tôi biết điều này, vậy tại sao tôi không thể loại bỏ tâm oán hận?

Đào sâu hơn

Khi cẩn thận tìm nguyên nhân gốc rễ, tôi phát hiện ra mình đã hoàn toàn không buông bỏ được quan niệm người thường. Tôi đã không hoàn toàn đồng hóa với Pháp và nhận thức của tôi vẫn ở tầng bề mặt. Trong khi đang đọc các bài giảng thì nhận thức của tôi rất rõ ràng. Trong khi quan hệ nghiệp lực và tổn đức trong các cuộc cãi vã là vô hình, thì những tổn thương và thiệt hại do người khác gây ra là hữu hình trong cuộc sống thực. Khi tâm tôi bị tổn thương, tôi cảm thấy bất ổn. Tôi thường vô tình làm theo cảm xúc và quan niệm người thường của mình, cảm thấy rằng việc trả thù sẽ khiến tôi cảm thấy tốt hơn. Pháp mà Sư phụ dạy tạm thời gạt sang một bên.

Tôi cũng không bao giờ nghiêm túc xem xét hậu quả của việc không chiểu theo Pháp. Tôi thường buông lơi và tự nhủ rằng mình sẽ làm tốt hơn lần sau. Đôi khi tôi có thể làm theo những lời dạy trên bề mặt, nhưng trong tâm, tôi vẫn không thể loại bỏ được tâm oán hận.

Trải qua vô số kiếp sống, chúng ta đã tích lũy các lớp quan niệm, dục vọng và chấp trước, mà sẽ ảnh hưởng đến chúng ta trong kiếp này. Đọc Pháp giúp tăng cường chủ ý thức, loại bỏ quan niệm người thường và nghiệp lực. Mỗi mâu thuẫn đều là việc tốt vì nó cho chúng ta cơ hội loại bỏ quan niệm người thường.

Nếu chúng ta sử dụng các Pháp lý làm chỉ đạo cho lời nói và hành vi của mình, chúng ta sẽ có thể đột phá các chấp trước của bản thân trong mâu thuẫn. Nhục thân của chúng ta tồn tại ở đây trong chiều không gian này. Khi khổ nạn đến, nhục thân của chúng ta có thể phản ứng biểu hiện như nghiệp bệnh. Người thường làm theo cảm xúc của họ và phản ứng dựa trên những cảm xúc đó. Các học viên cần theo tiêu chuẩn cao hơn.

Khi chúng ta bắt đầu loại bỏ những quan niệm và chấp trước cố hữu trong mâu thuẫn, chúng ta có thể cảm thấy đau đớn trong tâm.

Chân ngã của chúng ta không chấp nhận quan niệm người thường và nghiệp lực. Nhưng có một giả ngã (cái tôi giả) do quan niệm người thường và nghiệp lực cấu thành. Nó không muốn bị loại bỏ và nó dẫn dắt nhục thân của chúng ta tạo nghiệp. Khi chúng ta chiểu theo Pháp để giải quyết mâu thuẫn, nó sẽ bị loại bỏ, vì vậy nó kháng cự và sinh ra oán hận. Nếu chủ ý thức của chúng ta không thanh tỉnh và chúng ta quên Pháp mà Sư phụ dạy, chúng ta có thể nhượng bộ và làm theo giả ngã này, và nó sẽ có thể thao túng chúng ta. Chúng ta không nên xem giả ngã này là chân ngã của chúng ta.

Chúng ta cần phải cảnh giác. Dù giả ngã này cố gắng như thế nào và dù chúng ta cảm thấy đau đớn ra sao, chúng ta cũng cần nhìn thấu nó – đây không phải là chân ngã của chúng ta. Chúng ta phải loại bỏ nó và chỉ chiểu theo Pháp. Khi có thể hoàn toàn buông bỏ quan niệm và chấp trước của mình, chúng ta sẽ cảm thấy tuyệt vời và thoải mái. Thật sự đúng như Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân: “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”.

Đưa các Pháp lý vào hành động

Khi một học viên khác xúc phạm tôi trước mặt người khác, lời của cô ấy thực sự khiến tôi đau lòng. Tôi lập tức có nhiều suy nghĩ xấu về cô ấy, nhưng tôi biết rằng mình phải chiểu theo Pháp. Tôi coi việc bị xúc phạm này là việc tốt và hướng nội.

Vì chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, nên thật sự khó để loại bỏ quan niệm người thường. Vì chúng ta chỉ đọc Pháp trong vài giờ, ngay khi đặt cuốn sách xuống, tư tưởng của chúng ta lại có thể dễ dàng bị những quan niệm người thường khống chế. Điều này yêu cầu chúng ta phải tăng cường theo dõi từng ý niệm của chúng ta để tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa Pháp và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

Có thời điểm, tôi bị bắt giam vì giảng rõ chân tướng. Sau khi tôi được thả, chồng tôi tức giận và cố gắng bóp cổ tôi. Anh ấy đã dừng lại khi tôi mỉm cười. Tôi cũng mỉm cười khi anh chửi mắng tôi.

Chúng ta thường có thể xem nhẹ mâu thuẫn. Nhưng khi những người xấu đối xử tệ với chúng ta, đặc biệt những người tra tấn tàn bạo các học viên, chúng ta có thể bắt đầu thù ghét họ. Từ Pháp, chúng ta biết rằng chúng ta nên đối xử từ bi với họ. Nhưng khi các học viên bị tra tấn, thật khó để từ bi.

Bản năng con người muốn được thoải mái và né tránh khó khăn. Mọi người không thích những người không đồng tình với họ hay làm tổn thương họ và tin rằng những ai làm tổn thương họ là kẻ thù của họ. Dưới ảnh hưởng của triết học đấu tranh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tư duy oán hận được tăng cường. Bất cứ khi nào ai đó có hiểu nhầm hoặc gặp mâu thuẫn, họ đều không chịu lùi một bước. Thay vào đó, tâm trí họ mang đầy thù hận và suy nghĩ tiêu cực.

Thật không may, một số học viên cũng phản ứng theo cách này. Bất cứ khi nào có chuyện xảy ra, họ quên Pháp và tập trung vào lỗi của người khác.

Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp đối đãi sự việc gì cũng đều nên đối đãi một cách chính diện, không nên nhìn vào phía không tốt của người ta, mà luôn nên nhìn vào phía tốt của người ta.”

“Do vậy trong bất kể tình huống nào, đừng bị hành vi của người thường làm dẫn động, đừng bị tâm người thường dẫn động, cũng đừng bị cái ‘tình’ của thế gian dẫn động. Hãy nhìn nhiều hơn vào chỗ tốt của người ta, nhìn ít hơn vào chỗ không tốt của người ta.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Ngay cả khi chúng ta bị bức hại, chúng ta nên chú ý đến bản thân và hướng nội xem tại sao điều này lại xảy ra. Chúng ta nên đảm bảo rằng tâm của chúng ta không bị dao động và nhớ ôm giữ từ bi.

Những kẻ bức hại đang tự hủy hoại bản thân họ do vô tri. Nếu họ thực sự hiểu chân tướng, họ sẽ không làm những điều này. Bản tính thật của họ không xấu. Sư phụ giảng cho chúng ta rằng họ từng là những vị thần vĩ đại vì Pháp mà đến thế gian, nhưng họ đang bị mê lạc. Có lẽ chúng ta nên từ bi đối với họ và giảng rõ chân tướng để cứu họ.

Chúng ta không nên bị những hành động xấu của người khác làm dao động và bị mắc kẹt trong đó. Khi chúng ta cảm thấy không vui về những gì người khác nói hoặc làm, thì chúng ta đã vô tình nảy sinh thù hận và bị rớt tầng. Khi chúng ta khó chịu, chúng ta nên hướng nội. Có lẽ chúng ta nên từ bi thay vì oán hận.

Sau khi có mâu thuẫn với mẹ chồng, tôi mơ thấy mình đã leo lên một nơi cao và tuyệt đẹp. Nhưng sợi dây bất ngờ đứt và tôi bị ngã.

Sư phụ:

“Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã đọc đoạn Pháp này vô số lần, nhưng tôi không bao giờ lĩnh hội được nó. Vấn đề của tôi là tôi xem việc ghi nhớ Pháp là tu luyện tinh tấn, nhưng tôi đã không tu luyện tinh tấn. Tu luyện của tôi chỉ ở bề mặt.

Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi biết mình nên vị tha và luôn nghĩ cho người khác trước. Tôi nên loại bỏ quan niệm người thường bảo vệ bản thân. Nếu tôi có thể làm điều này, bất kỳ suy nghĩ oán hận nào cũng sẽ không thể nảy sinh.

Một nguyên nhân sâu xa đối với những tư tưởng oán hận của tôi là tôi đặt bản thân mình lên trên người khác. Sư phụ đã cứu chúng ta khỏi địa ngục và loại bỏ vô số nghiệp lực cho chúng ta. Chấp trước nào mà tôi không thể loại bỏ? Nếu Sư phụ không loại bỏ nghiệp lực cho tôi, có lẽ chắc chắn tôi sẽ bị tiêu hủy. Tôi thực sự trân quý việc mình có Sư phụ và Pháp:

“Phật ân hóa thiên địa”

(Sư Đồ ân, Hồng Ngâm II)

Tạm diễn nghĩa:

“[Mà là] ơn của Phật biến hóa cả trời đất”

Tôi chưa đạt được từ bi chân chính, nhưng dần dần nhất định phải đạt tới.

Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, vì tầng thứ hữu hạn, nên có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/11/403671.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/27/184227.html

Đăng ngày 10-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share