Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh

[MINH HUỆ 01-04-2020] Gần đây tôi ở lại nhà một đồng tu. Khi chúng tôi luyện tĩnh công vào buổi sáng hôm sau, học viên khác đã chỉ ra rằng tôi bị ngủ gật. Tôi rất ngạc nhiên vì vẫn nghĩ rằng mình rất tập trung và không bao giờ ngủ gật.

Khi về nhà, tôi quay phim lại chính mình khi luyện tĩnh công. Xem phim, tôi thấy quả thực học viên ấy đúng. Khi đả tọa, nhìn tôi như thể đang ngủ vậy. Tôi nhận ra rằng điều này hẳn đã diễn ra trong thời gian dài. Chân tôi đã từng đau đớn khi ngồi đả tọa, giúp ngăn tôi rơi vào trạng thái mê mờ. Tôi có thể thanh tĩnh đếm được có bao nhiêu đoạn nhạc trong bài nhạc luyện công. Khi cơn đau dần biến mất, chủ ý thức của tôi cũng từ từ rơi vào mê mờ theo tiếng nhạc. Tôi cứ tưởng là mình đang tập trung! Điều này phải ánh một vấn đề nghiêm trọng trong trạng thái tu luyện của tôi. Tôi biết là đã đến lúc phải đề cao rồi!

Tôi cũng gặp vấn đề về tập trung khi học Pháp. Miệng thì đang đọc nhưng tâm trí thì bận bịu về cuộc sống và công việc. Tôi học Pháp như kiểu để hoàn thành nhiệm vụ.

Hồi tưởng lại, tôi cũng nhận ra rằng tôi có vấn đề khi giảng chân tướng. Tôi không thực sự quan tâm liệu người nghe có tiếp nhận những gì tôi nói không. Tôi nghĩ: “Mình đã nói chân tướng với họ rồi–còn lại là tùy họ có tiếp nhận hay không.” Tôi không nỗ lực chạm đến tâm của họ. Tôi chỉ coi việc này như một công việc nhà mà tôi cần phải làm cho xong.

Với trạng thái tu luyện như thế, việc luyện công của tôi chẳng khác mấy so với việc tập thể dục cho khỏe người của người thường. Nhục thân của tôi đang già đi. Tóc tôi bạc đi. Tôi bị rụng rất nhiều tóc trên đỉnh đầu. Thị lực thì kém dần và tôi có vấn đề khi đọc sách. Nếu tôi tiếp tục bỏ qua trạng thái tu luyện này, biểu hiện bên ngoài của tôi có thể làm cho những người thường mà tôi đã giảng chân tướng khó mà lý giải.

Sư phụ giảng:

“Hơn nữa, một cá nhân mong muốn tu luyện, nhưng đó đâu phải chuyện dễ dàng. Tôi đã giảng rằng đây là một việc nghiêm túc phi thường, ngoài ra nó là điều siêu xuất [khỏi] người thường; so sánh với bất kể sự việc gì nơi người thường thì nó cũng khó hơn. Nó chẳng phải siêu thường là gì? Do vậy so với việc gì trong người thường, thì yêu cầu đối với chư vị cũng cao hơn.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng nếu tôi không đề cao tâm tính hoặc tuân theo tiêu chuẩn của Đại Pháp để đề cao bản thân, tôi sẽ không thấy được nội hàm thâm sâu hơn đằng sau những bài giảng. Tôi đã thực tu chưa?

Bố mẹ tôi cũng là học viên Pháp Luân Đại Pháp. Mặc dù đã học Pháp, luyện công và giảng chân tướng, họ vẫn chưa buông bỏ được nhân tâm. Họ hàng chúng tôi không hiểu vì sao chúng tôi tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sau khi chứng kiến tôi bị bức hại. Khi bố mẹ tôi có triệu chứng bệnh, họ cố gắng phát chính niệm nhưng không hiệu quả. Họ mất niềm tin vào tu luyện, tiến đến tìm kiếm chăm sóc y tế, và qua đời. Tôi cảm thấy rất buồn vì bố mẹ đã không thể tu khứ được những chấp trước của họ.

Trạng thái tu luyện của tôi cảnh báo rằng nếu tôi không thể đề cao bản thân trong Đại Pháp, hậu quả sẽ rất thảm khốc.

Việc tu luyện giống như chèo thuyền ngược dòng. Nếu chúng ta không đề cao và tinh tấn, chúng ta sẽ bị tụt lại. Làm những việc mà người tu luyện phải làm không đồng nghĩa với chân tu. Đây là một khác biệt to lớn! Một người không tu luyện có thể đọc Pháp để làm giàu cho vốn kiến thức của họ, nhưng một người tu luyện học Pháp là để cải biến ngôn hành cho phù hợp với Pháp. Bất kỳ người không tu luyện nào cũng có thể bắt chước những động tác luyện công và họ thực hiện như một bài tập thể dục, nhưng một người chân tu luyện công, họ đang được Phật Đạo Thần gia trì và cải biến xảy ra ở những không gian khác.

Người không tu luyện không dám giảng chân tướng, nhưng nếu là một người tu luyện làm việc này như thể là để hoàn thành một công việc cho xong, nó sẽ không hiệu quả. Cần phải dụng tâm và cân nhắc kỹ lưỡng làm sao để thực hiện cho tốt. Khi khó khăn phát sinh, người đó cần hướng nội và đề cao theo Pháp. Đó là một quá trình tu luyện. Chỉ khi chúng ta đặt tâm vào việc giảng chân tướng thì các chính Thần mới có thể trợ giúp chúng ta và việc giảng chân tướng mới có hiệu quả.

Không dụng tâm vào giảng chân tướng đồng nghĩa với việc chúng ta đang làm nhiệm vụ một cách vô tâm. Khi khó khăn đến, người đó có thể chạy trốn hoặc nỗ lực giải quyết vấn đề theo cách của người thường. Những chính Thần sẽ không trợ giúp những người như thế hoàn thành bất cứ việc gì.

Dụng tâm tu luyện chính là đo lường mỗi từng ý niệm với Pháp chứ không phải là các quan niệm người thường, làm được vậy quả thực khó. Tuy nhiên, trong tu luyện, đó là cách duy nhất. Để có trách nhiệm với tu luyện của bản thân, chúng ta phải thực sự nỗ lực. Ngược lại chúng ta đang lãng phí cơ hội tu luyện quý báu và cứu người, điều mà chúng ta đã từng thệ ước trong tiền sử.

Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm của tôi sẽ là bài học giáo huấn cho những đồng tu đang gặp vấn đề tương tự.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/1/403173.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/14/184030.html

Đăng ngày 03-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share