Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-01-2020] Một học viên trong nhóm địa phương của tôi gần đây đã bị nghiệp bệnh nghiêm trọng. Các học viên đã thay phiên nhau đến thăm và học Pháp cùng cô ấy.

Thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm tu luyện, chúng tôi đã học được rằng, bởi vì cô đưa tiền cho con trai út và con gái mà cô liên tục có mâu thuẫn với con trai lớn của mình. Bởi vì không thể từ bỏ chấp trước vào gia đình nên cô đã trở thành nạn nhân của loại virus mới.

Trong khi học Pháp cùng cô, tôi thể ngộ được đoạn Pháp:

“Kỳ thực, khi này chính là lúc để tống khứ tâm tranh đấu của họ; nếu tâm tranh đấu của họ chưa bỏ, họ vẫn mãi như thế, thì một thời gian lâu, sau mấy năm qua đi cũng không xuất ra khỏi tầng này. Làm cho cá nhân ấy không luyện công được nữa, [làm] thân thể vật chất ấy không chịu nổi nữa, tinh lực hao tổn quá lớn, không khéo sẽ bị [tàn] phế”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi chợt ngộ ra, khi một việc hay một vài mâu thuẫn lặp đi lặp lại trong quá trình tu luyện, đó chính là điểm hoá của Sư phụ để chúng ta từ bỏ chấp trước đó đi. Chỉ khi chúng ta buông bỏ chấp trước, chúng ta mới có thể vượt quan và đạt được sự đề cao. Tu luyện là nghiêm túc và chúng ta cần phải đối đãi cẩn trọng phi thường. Giờ đây, Sư phụ mới cho tôi ngộ ra điều này, có phải vì tôi đã nuôi dưỡng một số chấp trước? Nó đã cản trở việc tu luyện của tôi trong một thời gian dài.

Bất cứ khi nào tôi nhìn thấy chấp trước của một học viên nào đó hay học viên đang vượt quan một cách khó khăn, tôi nghĩ rằng tôi có thể vượt qua một cách dễ dàng, điều này cho thấy tôi thiếu từ bi, thiếu kiên nhẫn và thậm chí không tôn trọng học viên đó về phương diện này.

Cho dù tôi cố gắng thuyết phục như thế nào hay đưa ra những lời khuyên và sự hiểu biết của tôi, dường như có một bức tường vô hình ngăn cách chúng tôi, khiến tôi trở lên nóng giận và oán trách các học viên đã không lắng nghe mình. Chấp trước đó đã cản trở sự tu luyện của tôi. Nó khiến tôi cảm thấy không đạt được sự đề cao nào trong khoảng hai năm.

Sư phụ đã dùng vấn đề của học viên này với các con của cô để cảnh tỉnh tôi. Tôi biết rằng tôi đã làm điều gì đó sai, nếu không Sư phụ sẽ không liên tục điểm hoá cho tôi như vậy.

Vậy chấp trước mà tôi cần tu bỏ là gì? Bây giờ tôi nhận ra rằng đó là việc tôi luôn nhìn vào lỗi của các học viên. Tâm chấp trước này bắt nguồn từ tâm hiển thị và tranh đấu của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi tu cao hơn và cố gắng áp đặt thể ngộ của mình lên họ, một phần của tâm chấp trước này là do các nhân tố văn hóa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tất cả chúng ta đều bị chôn vùi và bị đầu độc bởi văn hóa Đảng, bao gồm cả hệ tư tưởng “phê bình và tự phê bình”, nó khiến chúng ta áp đặt các ý tưởng và suy nghĩ của mình lên người khác. Đó là một biểu hiện của triết học đấu tranh của ĐCSTQ. Là học viên, chúng ta tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, chứ không phải theo triết học đấu tranh, hay cái gì là “phê bình và tự phê bình”.

Sư phụ giảng:

“Chư vị không muốn tu, [thì] không ai cưỡng chế chư vị tu, [nếu làm thế] thì cũng tương đương với làm việc xấu. Ai có thể cưỡng chế chư vị thay đổi tâm chư vị được?” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi không thể ép buộc các học viên thay đổi tư tưởng của họ. Mọi thay đổi phải xuất phát tự nội tâm, từ việc bản thân họ mong muốn thay đổi. Sau khi ngộ ra điều này, sự oán giận, tự cao và thiếu kiên nhẫn của tôi với các học viên đã biến mất. Khi có mâu thuẫn phát sinh, tôi đã có thể đối xử với họ bằng một tâm thái bình hoà và từ bi hơn.

Mặc dù tôi đã ngộ được điều đó nhưng khi một học viên khác không hoàn toàn hiểu lời khuyên của tôi hoặc không hành động phù hợp, tôi vẫn sẽ tự hỏi tại sao anh ấy (cô ấy) không nhìn ra cái lý đơn giản như vậy và nguyên nhân gốc rễ có thể là gì. Tôi nhận ra một sự điểm hoá của Sư phụ trong khi học Pháp :

”Tôi có thể lập tức đưa chư vị đạt đến “tam hoa tụ đỉnh”; nhưng chư vị vừa ra khỏi cửa thì công lại rớt xuống. Nó không phải [của] chư vị, không phải do chư vị tu được, không đặt lên được; bởi vì tiêu chuẩn tâm tính của chư vị chưa đến đó, nên ai thêm vào cũng không thêm được; nó hoàn toàn dựa vào tự mình mà tu, tu luyện cái tâm của mình”. (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng chúng ta sẽ có được đề cao trong tâm tính thông qua việc tinh tấn thực tu từng tầng từng tầng và chúng ta cũng sẽ cải biến từng chút nhận thức của mình về Pháp. Do đó, vấn đề của các học viên sẽ không thể được giải quyết bởi ý kiến hay nhận thức của tôi hoặc bất kỳ ai khác.

Những gì chúng ta có thể làm là chân thành chỉ ra những vấn đề mà chúng ta nhìn thấy được và phần còn lại là chính các học viên phải tự giải quyết vấn đề của mình thông qua việc tu luyện của họ. Đồng thời, chúng ta không nên cố chấp và bám chắc lấy nhận thức của mình. Chúng ta phải luôn cởi mở, sẵn sàng lắng nghe ý kiến và nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác. Sau khi ngộ ra điều này, tâm trí tôi thực sự trở nên tĩnh lặng và từ bi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/23/399234.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/25/183774.html

Đăng ngày 29-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share