Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp phương Tây
[MINH HUỆ 06-01-2020] Là một người phương Tây, không có điều gì khiến tôi phiền lòng hơn là những ảnh hưởng của văn hóa đảng tới cộng đồng học viên chúng ta.
Đối với tôi, văn hóa đảng thực sự phản ánh bản chất quỷ quyệt của cựu thế lực, bởi lẽ chúng lợi dụng phía con người của các học viên để khiến những người không tu luyện có cái nhìn tiêu cực về môn tu luyện của chúng ta. Tôi nghĩ rằng sự can dự của cựu thế lực về phương diện này hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chú ý đến các pháp lý và tu xuất tâm từ bi.
Tôi muốn đề cập về một vấn đề trong cách tương tác của các học viên chúng ta với những người khác, và theo thể ngộ của tôi, vấn đề nằm ở chỗ thái độ của chúng ta đối với bản thân mình như thế nào sẽ có thể ảnh hưởng tới việc mọi người liễu giải Đại Pháp.
Sư phụ đã giảng:
”Trong tu luyện cũng khiến phẩm chất đạo đức được đề cao; khi phân biệt được thật sự thiện và ác, tốt và xấu, đồng thời vượt khỏi tầng thứ nhân loại, thì mới nhìn thấy được, mới tiếp xúc được vũ trụ chân thực và các sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau các không gian khác nhau.” (“Luận Ngữ”, Chuyển Pháp Luân)
Theo thể ngộ tôi, điều đó có nghĩa rằng khi chúng ta tu luyện, chúng ta sẽ có thể thực sự phân biệt được rõ điều gì là tốt và điều gì là xấu, và một cách tự nhiên sẽ trở thành sinh mệnh phản ánh điều tốt bởi vì đó là điều xảy ra khi chúng ta đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn.
Tuy nhiên, một số học viên, một khi cảm thấy bản thân có thể nhận thức rõ những điều sai trái trong xã hội, có thể coi thường người khác như thể là bản thân họ mới tốt đẹp như thế, và quên rằng cho đến trước khi hoàn thành con đường tu luyện của mình thì họ vẫn chỉ là người còn đang trong tu luyện. Nếu không phải vì có sự từ bi vô hạn của Sư phụ Lý và Đại Pháp, thì hẳn là họ sẽ không thể minh bạch được những pháp lý đó.
Nếu không có Sư phụ và Đại Pháp, chúng ta sẽ không thể biết được chân tướng của vũ trụ, cũng giống như bất kỳ người thường nào khác trong xã hội. Vì thế chúng ta nên khiêm tốn, chứ không phải là tự phụ.
Những học viên có lối nghĩ như vậy chắc chắn sẽ gây ra một ấn tượng rằng những ai học Đại Pháp đều cho rằng họ ưu việt hơn tất cả những người khác, và không một ai nghĩ rằng người như vậy là đáng ngưỡng mộ, chứ nói gì đến là người tốt.
Điều này gây ra một vấn đề lớn khi những người như vậy cố gắng giảng chân tướng cho người khác, bởi vì không một ai nghĩ tốt về họ cả. Nếu sau đó họ nói Pháp Luân Đại Pháp đã cải biến họ trở thành một người tốt như thế nào, thì người khác có thể đối chiếu điều họ nói với cách hành xử của họ và rốt cuộc sẽ có ấn tượng không tốt về Đại Pháp.
Mặc dù thói quen coi thường người khác này không giới hạn trong văn hóa đảng, nhưng văn hóa đảng đẩy nó đến cực điểm. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, bởi vì cựu thế lực đã an bài những thủ đoạn của chúng một cách tinh vi để ngăn cản các học viên tu thành và khiến chúng ta không thể cứu độ chúng sinh.
Theo thể ngộ của tôi, cựu thế lực đã an bài loại tâm lý này để tạo ra một tình huống nguy hiểm cực kỳ khó thoát ra.
Một trong những nguyên nhân khiến tâm lý ưu việt hơn người này rất khó để vượt qua là chúng ta chỉ tu bỏ các chấp trước của mình từng tầng từng tầng một, vì thế những vấn đề mà chúng ta gặp phải trong tu luyện có xu hướng xuất hiện lặp lại trên con đường tu luyện của chúng ta. Khi đó, chúng ta cảm thấy như thể là những chấp trước mà chúng ta đã tu bỏ rồi lại xuất hiện trở lại.
Một khi học viên có tính coi thường người khác, nhưng rồi sau đó khi người này gặp phải vấn đề tương tự mà họ đang xem thường, họ sẽ đối mặt với một tình huống kỳ lạ mà ở đó họ lại tự xem thường chính mình.
Tôi nghĩ rằng đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu tại sao các học viên lại không trân quý bản thân khi họ mắc sai lầm, và phải mất một thời gian dài để tự vực dậy. Họ trở nên chán nản và xem ra bất lực.
Khi chúng ta tán đồng với những quan niệm này, chúng ta có thể sẽ tin rằng những ai biểu hiện ra trạng thái không đúng thực sự là những người không ra gì, và không đáng được cứu độ. Quan niệm này không phải tồn tại một cách vô cớ, mà nó liên hệ mật thiết với niềm tin rằng bản thân chúng ta cũng không ra gì và không xứng với sự cứu độ của Sư phụ.
Đây là một vấn đề căn bản mà đi ngược lại với mong muốn của Sư phụ khi cứu độ chúng sinh. Nếu thực sự không còn cách nào để chính Pháp và cứu độ chúng sinh thì hẳn Sư phụ sẽ không tới. Nếu thực sự không có cách nào cho chúng ta tu luyện và đắc đạo thì Sư phụ cũng sẽ không cần thiết phải tới để an bài cho chúng ta cơ hội được nghe Pháp và tu luyện.
Để thay thế những quan niệm mà cựu thế lực muốn chúng ta thừa nhận rất đơn giản. Thay vì dùng nhận thức về Pháp của chúng ta mà coi thường bản thân khi chúng ta phạm sai lầm, chúng ta hãy dùng nhận thức Pháp của mình để từ bi với chính bản thân mình. Thay vì dùng nhận thức về Pháp của chúng ta mà coi thường những người có hành vi phá hoại, thì chúng ta hãy dùng những nhận thức đó để thực sự từ bi với họ.
Những người tu luyện đều hiểu rằng để thoát khỏi những chấp trước của người thường thì khó đến cỡ nào. Vì thế, chúng ta nên xem những trải nghiệm của mình là lý do để từ bi với những ai vẫn đang vướng vào chúng thay vì coi thường họ.
Khi bạn cảm thông với tình cảnh khó khăn của những người khác thì họ sẽ nhận thấy bạn là một người tốt mà không cần bạn phải nói bất cứ một lời nào.
Họ sẽ cảm nhận được rằng bạn thực sự quan tâm tới họ, chứ không phải là tỏ ra coi thường họ bằng cách nói với họ điều gì là tốt hay xấu. Khi tâm bạn từ bi với họ, họ sẽ thực sự tin bạn khi bạn nói rằng Đại Pháp là tốt.
Tôi tin rằng sẽ là không thể nếu trước hết bạn không từ bi với chính bản thân mình, bởi vì mối quan hệ của bạn với chính mình là mối quan hệ cốt yếu nhất mà bạn có. Nếu bạn không nghĩ mình đáng được cứu độ thì làm sao bạn có thể mang sự cứu độ này tới cho bất kỳ ai khác?
Tôi nghĩ rằng một số học viên sẽ không đồng tình, và nói rằng bạn không thể đề cao nếu bạn không nghiêm khắc với chính bản thân mình và có các tiêu chuẩn cao.
Tuy nhiên, từ bi với chính bản thân mình không liên quan gì tới việc buông lỏng các tiêu chuẩn của bạn. Mà nó liên quan tới việc bạn suy xét bản thân mình một cách cơ bản và đối đãi bản thân mình ra sao khi phạm sai lầm trên con đường tu luyện.
cựu thế lực cho rằng nếu bạn phạm sai lầm và không thể chiểu theo các tiêu chuẩn cao của chúng thì bức hại chính là cách để thức tỉnh bạn. Tôi nghĩ rằng về cơ bản thì đó cũng là cách nghĩ của những học viên có suy nghĩ coi thường người khác, bởi vì trong thái độ của họ không có điều gì có thể khiến người khác minh bạch chân tướng về Đại Pháp hay thể hiện sự từ bi của Sư phụ.
Sư phụ đã giảng:
”Cho nên, thực thi không tốt, thì lưu lại cho chư vị chính là hối hận. Nhất là những đệ tử tu lâu, không được giải đãi. Chư vị đã vượt qua những năm tháng gian nan như thế rồi, bước đi tới hôm nay, không hề dễ dàng! Chư vị không biết trân quý ư? Cả tôi cũng trân quý chư vị! Cả chư Thần cũng trân quý chư vị! (các đệ tử vỗ tay nhiệt liệt) Do đó bản thân càng nên phải trân quý chính mình.” (“Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018”)
Nếu chúng ta thực sự trân quý bản thân mình thì chúng ta mới có thể thực sự trân quý người khác, điều này sẽ phủ định điều mà cựu thế lực đang cố gắng thực hiện với quan niệm văn hóa đảng cực đoan của chúng là coi thường người khác.
Đăng ngày 17-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.