Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Đức
[MINH HUỆ 05-02-2020] Cứ mỗi cuối tuần kể từ năm 2003 bất kể trời nắng hay mưa thì cô Birgit, một học viên Pháp Luân Đại Pháp người Đức, vẫn luôn nói chuyện với các du khách người Trung Quốc về Pháp Luân Đại Pháp tại Nhà thờ lớn Cologne và giúp họ thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự từ bi trong lời nói, thiện lương và chân thành của cô đã chạm tới trái tim của nhiều người Trung Quốc.
Cô Birgit đang diễn thuyết trước Nhà thờ lớn Cologne.
Từ một cô gái ốm yếu, trầm cảm đến một học viên Pháp Luân Đại Pháp khỏe mạnh
Cách đây 20 năm, Pháp Luân Đại Pháp đã tái sinh cuộc đời của cô Birgit và cho phép cô tìm lại chân ngã của chính mình. Cô lớn lên trong nỗi sợ hãi đối với mẹ, một người luôn nghiêm khắc trừng phạt mỗi khi cô phạm sai lầm. Khi cô lớn lên, mẹ cô sẽ không nói chuyện với cô trong nhiều ngày nếu cô phạm lỗi. Cô Birgit cố gắng nép mình lẩn trốn trong phòng để tránh xa “nguy hiểm.” Khi ở lứa tuổi thiếu niên, cô nhận ra tính cách nhút nhát của mình đã khiến cuộc đời cô gặp khó khăn trắc trở. Cô rất căng thẳng khi phải nói chuyện trước người khác và thường xuyên rơi vào trạng thái trầm cảm.
Khi cô Birgit 25 tuổi, sức khỏe của cô bắt đầu suy giảm. Cô liên tục bị viêm amidan và hen suyễn dị ứng. Những cơn ho kéo dài khiến cô phải thức suốt đêm.
Một đêm, cô Birgit thức dậy vì cảm giác vô cùng ngứa ngáy khó chịu. Da của cô nổi mẩn đỏ, mặt cô sưng vù và đôi mắt của cô sưng húp không thể mở được. Bác sĩ nói cô bị phù mạch vốn có thể đe dọa đến tính mạng. Tác dụng phụ của các loại thuốc chỉ định khiến cô kinh hãi. Cô nghĩ mình sẽ chết sớm.
Cô Birgit đã thử mọi phương cách, bao gồm thực phẩm bổ sung đắt tiền, các liệu pháp tự nhiên, thảo dược trị bệnh, và cả thực hành tín ngưỡng nhưng không hiệu quả. Trái lại cô cảm thấy cơ thể mình ngày càng yếu đi và bị mất phương hướng.
Mùa hè năm 2001, cô Birgit đọc một bài viết ngắn trên một cuốn tạp chí nói về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Cô không thể hiểu được tại sao một môn tu luyện ôn hòa như vậy lại bị chỉ trích đàn áp, nhưng sự bền bỉ của các học viên đã gây ấn tượng mạnh cho cô. “Ngay lập tức tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về Pháp Luân Đại Pháp,” cô nhớ lại.
Cô Birgit nghĩ cô sẽ phải đến Trung Quốc để học Pháp Luân Đại Pháp, nhưng một hôm ở trung tâm Cologne, cô nhìn thấy một tấm biểu ngữ có dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp.” Cô không thể tin vào mắt mình. Cô đi đến, lắng nghe một học viên giới thiệu và vô cùng vui mừng khi biết cô có thể học Đại Pháp ở ngay trong thành phố của mình mà không cần phải đến Trung Quốc. Lúc đó sức khỏe của cô đang tuột dốc nhanh chóng.
Cô Birgit liên hệ với một cặp vợ chồng đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và họ mời cô đến nhà. Khi người vợ hỏi cô Birgit: “Chị có muốn phản bổn quy chân không?” Cô Birgit xúc động đến rơi nước mắt. Cô giải thích: “Câu hỏi của cô ấy chạm đến tâm can của tôi. Đó chính xác là những gì tôi đã tìm kiếm bấy lâu. Tôi không thể ngừng khóc được.”
Họ xem băng giảng Pháp năm 1994 của Sư phụ Lý Hồng Chí. Cô Birgit nói: “Tôi thực sự ấn tượng sâu sắc trước sự từ bi của Sư phụ và những gì Sư phụ giảng. Tôi liền cảm thấy đây đúng là những gì mình đang kiếm tìm. Từ tận đáy lòng, tôi luôn mong mỏi một cuộc sống tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn!”
Cô Birgit bắt đầu luyện các bài công pháp và đọc các sách Pháp Luân Đại Pháp. Cô để ý thấy cô khỏe hơn và không còn bị kiệt sức sau giờ làm việc nữa. Bệnh hen suyễn của cô biến mất. Tiếp đến, các triệu chứng dị ứng khác của cô giảm dần và cuối cùng là hết hẳn. Cô cũng trở nên hòa đồng hơn mặc dù cô vẫn còn hơi rụt rè. Cô không còn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện trước mọi người nữa.
“Tôi vô cùng hạnh phúc khi tìm thấy Pháp Luân Đại Pháp. Đó là một phép màu! Đại Pháp đã ban cho tôi một cuộc đời mới. Tâm tôi ngập tràn lòng biết ơn!” cô Birgit nói.
Tìm thấy sự tự tin thông qua hạng mục giảng chân tướng
Năm 2003, cô Birgit và chồng tham gia cùng các đồng tu hạng mục giảng thanh chân tướng Pháp Luân Đại Pháp cho du khách phía trước nhà thờ lớn Cologne. Cô háo hức muốn nói với mọi người về lợi ích của pháp môn này, đặc biệt cô còn muốn nói với người Trung Quốc rằng: “Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Cuộc bức hại không nên xảy ra.”
Trong những năm đầu của cuộc bức hại, hầu hết các du khách người Trung Quốc đều rất sợ ĐCSTQ đến mức họ không dám dừng lại để lắng nghe các học viên nói. Cô Birgit ước cô có thể nói chuyện cởi mở với họ, nhưng sự tránh né của họ và tính cách hướng nội của cô là những chướng ngại nghiêm trọng. Mặc dù lời đã ở ngay cửa miệng, nhưng cô Birgit chỉ có thể thỏ thẻ nói với giọng rụt rè: “Bạn có biết Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại không? Xin hãy giúp chúng tôi ngăn chặn điều đó.” Cô khó có thể nghe thấy giọng nói của mình.
Mùa hè năm 2004, cô Birgit cùng chồng dành cả tuần để giảng chân tướng ở Manhattan, New York. Đối diện với những người vội vã đi làm, cô Birgit đứng yên, với tờ rơi trong tay, liên tục nói: “Xin chào, tôi muốn nói với bạn…” Những nhân viên văn phòng bận rộn lướt vội qua cô. Cô Birgit phải bỏ đi sự nhút nhát của mình. Cô gắng hết sức để nói hoàn chỉnh vài câu khi người đi bộ đi ngang qua cô. Suốt 8 tiếng một ngày chỉ với thanh yến mạch làm bữa trưa, cô Birgit cùng chồng liên tục chào đón người dân New York vội vã lướt qua họ.
Khi thức dậy vào sáng thứ tư, cô cảm thấy cơ thể mệt mỏi rã rời. “Nghỉ hôm nay nhé,” cô nài nỉ chồng. Chồng cô trả lời một cách bình tĩnh và kiên định: “Đi thôi nào. Chúng ta đến đây là để giảng chân tướng.” Suốt bảy ngày của kỳ nghỉ của họ được dành cho việc nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp ở Manhattan.
Sau khi cô Birgit quay trở về Cologne, một thị trấn êm đềm, thì cô bất ngờ cảm thấy thật dễ dàng để chào hỏi người dân địa phương và khách du lịch. Các du khách Trung Quốc hiếm khi tránh xa một người phụ nữ Đức thiện lương và thậm chí còn tín nhiệm coi cô như là một nguồn thông tin tin cậy.
Một hôm, cô Birgit chào một du khách người Trung Quốc có vẻ mặt căng thẳng. Cô mỉm cười và đợi anh ấy trả lời. Người đàn ông nhìn cô một cái rồi nhìn xung quanh. Sau khi chắc chắn không có ai chú ý đến họ, thì anh ấy mới nhỏ giọng đề nghị: “Chúng ta có thể đến chỗ nào mà không bị ghi hình không?” Cô Birgit vui vẻ nói: “Được chứ!”
Họ bước vào một tiệm cà phê gần đó. Anh ấy hỏi cô nhiều câu hỏi như: “Tại sao cô tu luyện Pháp Luân Đại Pháp? Cô tu luyện như thế nào? Pháp Luân Đại Pháp đã cải biến cuộc đời của cô ra sao? Tu luyện trong bao lâu thì cô trở nên khỏe mạnh?…” Cô Birgit trả lời từng câu hỏi một. Người đàn ông trẻ nói: “Tôi thắc mắc những điều này lâu rồi. Cảm ơn cô đã giải đáp cho tôi!”
Trước đây với bản tính nhút nhát của mình, cô Birgit chưa bao giờ nghĩ đến việc có ngày cô có thể trò chuyện thú vị với một người hoàn toàn xa lạ như thế.
Trân quý mỗi người Trung Quốc
Mỗi khi nhìn thấy một người Trung Quốc thì cô Birgit luôn ghi nhớ: “Sư phụ đã nhiều lần bảo chúng ta phải cứu người Trung Quốc. Hầu hết người dân Trung Quốc ít nhiều đều chịu ảnh hưởng độc hại bởi cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp do ĐCSTQ gây ra. Họ bị nhồi nhét vào đầu những lời dối trá của tà đảng. Những người trẻ lớn lên trong bầu không khí đó thì không biết bất kỳ thứ gì khác và đạo đức của họ ngày càng suy đồi.” Cô Birgit cảm nhận sâu sắc sự từ bi của Sư phụ và cảm thông cho người Trung Quốc. Cô thường xuyên nói với các du khách Trung Quốc rằng: “Người Trung Quốc các bạn là những người tốt và nên có một tương lai tươi sáng.” Cô nhắc nhở bản thân: “Người Trung Quốc nên được đắc cứu. Họ không thể bị chôn vùi theo tà đảng.”
Một lần, cô Birgit nói chuyện với một người phụ nữ Trung Quốc tại trạm tàu điện về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp do ĐCSTQ gây ra. Người phụ nữ lắng nghe cô Birgit nói mặc dù cô ấy không có nhiều thời gian trước khi chuyến tàu của cô chuẩn bị khởi hành. Cô ấy kể với cô Birgit rằng cả gia đình cô đều chịu tổn thất trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa và một số đã bị giết hại. Mặc dù chỉ kể vắn tắt câu chuyện, nhưng cô ấy đã khóc. Cô Birgit cảm thấy đau lòng và bảo cô ấy: “Sự tổn hại mà người Trung Quốc đã chịu đựng còn nhiều hơn thế. Tôi đã nghe rất nhiều về những trải nghiệm của các học viên Pháp Luân Đại Pháp, những người đã bị ĐCSTQ tra tấn.”
Cô Birgit rất để tâm đến nỗi sợ bị ĐCSTQ trả thù của du khách Trung Quốc. Cô thường tiếp cận họ một cách bình hòa, đưa cho họ một tờ rơi, và nói: “Xin chào.” Nếu họ nhìn cô, cô Birgit sẽ mỉm cười và nói: “Trung Quốc là một dân tộc tuyệt vời, và người Trung Quốc xứng đáng có một tương lai tươi sáng.”
Khi các học viên kiên trì giảng chân tướng cho du khách Trung Quốc thì ngày càng có nhiều người Trung Quốc dũng cảm dừng lại và trò chuyện với các học viên.
Một cậu thanh niên trẻ người Trung Quốc đứng cách xa quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp và quan sát trong một thời gian lâu. Cuối cùng cậu ấy cũng tiến đến quầy thông tin. Cậu ấy đứng trước tấm biểu ngữ và đọc thông tin về việc các học viên bị tra tấn ở Trung Quốc ra sao. Cô Birgit lặng lẽ tiến đến chỗ cậu. Khi cậu ta quay lại nhìn cô, cô Birgit chân thành nói: “Tôi trân quý Trung Quốc. Pháp Luân Đại Pháp đã cứu mạng tôi.” Cậu thanh niên im lặng lắng nghe.
Cô Birgit tiếp tục nói: “ĐCSTQ vẫn đang bức hại các học viên và thậm chí còn thu hoạch nội tạng của họ để kiếm lợi nhuận.”
Cậu thanh niên nói: “ĐCSTQ rất tà ác. Những điều học viên các chị nói đều là sự thật!”
Cô Birgit nói với cậu về lịch sử gây ra vô số tội ác của ĐCSTQ và đưa cho cậu một tấm thẻ hướng dẫn cách vượt tường lửa. Người thanh niên bỏ tấm thẻ vào túi và cảm ơn cô Birgit nhưng không chịu rời đi. Cô Birgit nhận ra cậu ấy muốn thoái các tổ chức của ĐCSTQ. Cô đưa cho cậu ấy một tờ đơn làm tam thoái. Cậu ấy điền thông tin xong, cảm ơn cô Birgit và rời đi.
Cô Birgit biết người Trung Quốc đang mong chờ biết chân tướng. Cô hy vọng họ sẽ không tiếp tục tin vào những lời dối trá của ĐCSTQ và sẽ minh bạch chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/5/400719.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/10/183175.html
Đăng ngày 09-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.