Theo một phóng viên ở Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-2-2010] Trại lao động cưỡng bức số 3 Tỉnh Hà Nam ở Thành phố Hứa Xương. Các viên chức trại đặt tất cả các học viên Pháp Luân Công bị giam vào Đội số 3 nơi họ bị sự tra tấn thể chất và tinh thần. Sau đây là một số ví dụ sự tra tấn mà họ phải chịu đựng:

Nhiều học viên bị cầm tù đã trải qua nhiều loại bức hại và đe dọa. Họ bị buộc đọc các tài liệu vu khống và tôn vinh ĐCSTQ tà ác. Những ai từ chối đọc là bị đánh đập. Các lính canh dùng các tù nhân khác và những ‘cộng tác viên’ để theo dõi và tra tấn các học viên.

Các ví dụ về sự tra tấn tàn ác: (1) Mang một học viên đến một nơi bí mật, nơi đây các lính canh ra lệnh cho nhiều tù nhân nghiện ma túy nhét một bàn chải vào trong hậu môn của người đó, và sau đó xoay tròn và đưa lên xuống cái bàn chải, khiến cho chảy máu và máu đọng trong người người học viên; họ cũng dùng những mảnh tre và các dụng cụ khác để đánh người học viên trên các khớp xương, cổ tay, đầu gối và mắt cá, và các chỗ khác. (2) Các lính canh trói các học viên bằng dây thừng và sau đó càng thắt chặt hơn. Họ buộc các học viên đứng thẳng trong thời gian dài, cấm họ dùng nhà vệ sinh, không cho họ ngủ, và buộc họ lao động như nô lệ từ 13 đến 14 giờ mỗi ngày. Mông của nhiều học viên bị mưng mủ, và bàn tay họ bị cước.

Ông Lý Tân Quang, khoảng 50 tuổi, ở trong trại lao động cưỡng bức hai lần. Các lính canh đổ nước lạnh lên người ông vào mùa đông. Họ không cho ông dùng nhà vệ sinh, đồng thời bắt ông uống rất nhiều nước. Ông bị mất khả năng kềm chế bàng quang. Vào chiều tối, ông không được phép đi ngủ. Các lính canh cũng ra lệnh cho các tù nhân nhét hai bàn chải đánh răng vào hậu môn của ông và sau đó xoay tròn và đẩy ra đẩy vào. Việc này gây chảy máu và máu bị ứ đọng và ông không thể bước đi trong một thời gian dài. Ông trở nên vô cùng yếu ớt vì bị tra tấn. Họ chửi mắng ông liên hồi.

Anh Đồng Hải Khoan, khoảng 30 tuổi, từ Huyện Lâm Toánh. Anh bị mang đến trại lao động trong thời gian diễn ra Thế vận vội Bắc Kinh. Các lính canh trói lại treo anh lên và sau đó thắt chặt các sợi giây, làm như vậy chín lần một ngày. Sự tra tấn này khiến anh đau đớn vô cùng. Các lính canh cũng buộc anh đọc các sách lăng mạ Pháp Luân Công.

Ông Hà Hồng Lượng, 60 tuổi, bị mang đến trại lao động trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh. Các lính canh trong Đội số 3 không để cho ông dùng nhà vệ sinh, cũng không cho phép ông ngủ buổi tối. Họ ra lệnh cho các tù nhân và tù nhân nghiện may túy đánh đập, chửi mắng ông, và khạc nhổ vào mặt ông. Họ cũng chửi mắng người sáng lập Pháp Luân Công. Họ buộc ông Hà và Diêm Trung Lĩnh, khoảng 60 tuổi, qùy gối bên ngoài xưởng của trại. Một lần, sau khi họ đã làm việc từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối, các lính canh bắt họ làm việc thêm hai giờ để làm tóc giả. Một lần khác, một lính canh mang giày da dẫm dữ dội lên ông Hà và bàn chân của Đoạn Diễm Lâm, người này là một học viên từ An Dương. Chân họ bị sưng lên, và họ không thể bước đi trong hơn hai tháng. Các lính canh thường bắt các học viên chỉ trích công khai theo kiểu Cách mạng Văn hóa, để tạo một bầu không khí kinh hoàng. Chúng thường hăm dọa và bức hại ông Hà.

Ông Triệu Tắc Mẫn, khoảng 40, từ Huyện Tề, Thành phố Khai Phong tại Tỉnh Hà Nam. Ông cũng bị bắt và bị mang đến trại lao động trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội. Các lính canh buộc ông đọc các tài liệu lăng mạ Pháp Luân Công. Họ cũng bắt ông lao động như nô lệ. Ông Triệu không hợp tác với yêu cầu của họ. Kết quả, lính canh Chu Anh Khuê đã đánh ông Triệu nặng nề, khiến cho mắt ông bị sưng và nhãn cầu mắt bị chảy máu. Sự đánh đập đã hủy khả năng nhìn bên mắt phải của ông đến độ ông không còn thấy gì rõ ràng nữa. Các lính canh Đội số 3 cũng ra lệnh cho Liêu Hạo, một tù nhân nghiện, đánh đập ông Triệu một cách tàn ác. Các viên chức trại tổ chức nhiều buổi họp lớn, để tạo một bầu không khí kinh hoàng. Ông Triệu không thể bước đi và tự chăm sóc cho mình vì kết quả của sự tra tấn. Ông cần hai người để đỡ ông trong lúc ông bước đi. Bất kể thời tiết xấu như thế nào, những người khác đều kéo lôi ông đi và về. Đôi giày ông rách nát vì bị kéo lê. Các lính canh cho là ông Triệu giả vờ bị bệnh. Họ ra lệnh cho các tù nhân nhiều lần kiểm tra xem ông Triệu có giả vờ bị bệnh không. Ví dụ, trong khi hai tù nhân đỡ ông bước đi, họ thình lình thả ông ra. Điều này khiến ông bị té mạnh xuống đất. Ông Triệu gầy như bộ xương và rất yếu. Tóc ông trở nên xám bạc, nhưng họ vẫn bức hại nặng hơn. Các lính canh ra lệnh cho hai tù nhân kéo ông ra ngoài trời và phơi nắng ông khi thời tiết ngoài trời là 38ºC (100.4ºF). Da ông bị lột ra sau khi ông bị tra tấn như vậy trong nhiều tháng.

Ông Ma Vĩnh Hằng, 38 tuổi, từ Thành phố Khai Phong. Ông bị gửi đi trại lao động trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội. Các lính canh đánh và chửi mắng ông liên tục và buộc ông đọc các sách thóa mạ Pháp Luân Công. Họ không để ông ngủ buổi tối, cũng không cho phép ông dùng nhà vệ sinh. Ông bị buộc làm lao động như nô lệ trong nhiều giờ dài.

Ông Trịnh Kiến Dân, khoảng 50 tuổi, từ Thành phố Bình Đính Sơn. Ông bị gửi đi trại lao động hai lần. Ông Trịnh bị đánh đập vì ông từ chối lao động như nô lệ. Các lính canh Chu Anh Khuê, Trầm Kiến Vĩ, Trương Thanh Thiện, Mạnh Quảng Lộ, và Thủy Vượng Đẳng đánh ông tàn bạo. Họ đặt ông vào phòng biệt giam trong mười ngày. Khi thả ra, mặt ông rất xanh xao, và ông đã trở nên ốm nhom. Các lính canh cũng để cho các tù nhân nghiện ma túy hạn chế sự tự do của ông và cản trở ông nói chuyện với bất cứ ai. Họ không cho phép ông ngủ. Một ngày nọ các lính canh trói lại treo ông lên bằng một sợi dây thừng và thắt chặt dây 11 lần ngày hôm đó. Ông Trịnh không thể cử động hai cánh tay trong một thời gian dài.

Trại Lao động cưỡng bức số 3 Tỉnh Hà Nam:

Lưu Tông Khải, giám đốc trại; Phó Vĩnh, phó trại

Đổng Kiến Siêu, trưởng đội;

Trầm Kiến Vĩ, phó đội

Chu Anh Khuê và Cận Sơn Vĩ, lính canh

Từ Thủy Vượng, Mạnh Quảng Lộ, Triệu Chí Dân, Trương Thanh Thiện, Đô Chính Đào, trưởng nhóm

Đội số 3, 86-374-3262722


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/31/115775.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/15/219851.html

Đăng ngày 06-04-2010, Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share