Theo phóng viên của chúng tôi tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

Tên: Ân Phượng Cầm(殷凤琴)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 63

Địa chỉ: Phố Triều Dương, thành phố Diên Cát, tỉnh Cát Lâm
Nghề nghiệp: Đã nghỉ hưu
Ngày qua đời: ngày 29 tháng 1 năm 2010

Ngày bị bắt gần nhất: ngày 29 tháng 1 năm 2010

Nơi bị bắt gần nhất: Trại lao động cưỡng bức nữ Hắc Chủy Tử, tỉnh Cát Lâm (吉林省黑嘴子女子劳教所)
Thành phố: Diên Cát
Tỉnh: Cát Lâm
Hình thức bức hại: Lao động cưỡng bức, bị tẩy não, kết án bất hợp pháp, bỏ tù, bị đánh và bị tra tấn, giam giữ.

Người bức hại: Thường Chinh (ngữ âm; không rõ tên cụ thể bằng tiếng Trung), thành viên Phòng 610 tỉnh Cát Lâm; Phác Quý Noản, Lý Thành Triết, từ Đội an ninh nội địa thành phố Diên Cát; Mục, cộng tác viên từ thành phố Diên Cát và Mã, cộng tác viên từ thành phố Cát Lâm

[MINH HUỆ 05-03-2010] Trước ngày mùng 1 tết Âm lịch Trung Quốc ( ngày 14 tháng 2 năm 2010), thi thể của bà Ân Phượng Cầm đã gấp rút bị hỏa táng. Gia đình bà nói rằng họ đã bị Sở cảnh sát thành phố Diên Cát gây áp lực để hỏa táng bà Ân, người đã qua đời vào ngày 29 tháng 1 khi cảnh sát cố bắt bà tại nhà.

Bà Ân qua đời sau khi bị ngã từ ban công tầng năm tại nhà

2010-3-3-yinfengqin.jpg
Bà Ân Phượng Cầm

Vào buổi sáng ngày 29 tháng 1 năm 2010, Thường Chinh, thành viên Phòng 610 tỉnh Cát Lâm đã dẫn Phác Quý Noản, Lí Thành Triết ở Đội an ninh nội địa thành phố Diên Cát và những cảnh sát khác đã đến nhà bà Ân để bắt bà. Sau khi cảnh sát xông vào nhà, bà Ân đã bất ngờ nhảy xuống từ tầng năm, khiến bà bị vỡ đầu, bị gãy chân và tay, còn khiến xương sườn của bà bị lòi ra ngoài. Dù bà được đưa đến Bệnh viện Duyên Biên, nhưng bà đã qua đời trước đó.

Hơn chục người có mặt tại nhà bà vào lúc xảy ra vụ việc, gồm có hai cộng tác viên, Mục từ thành phố Diên Cát và Mã từ thành phố Cát Lâm, có hai phụ nữ, và nhiều nhân viên ở ủy ban. Tất cả mọi người, từ cảnh sát cho đến người tham dự vào việc bức hại, đều phải chịu trách nhiệm cho cái chết của bà Ân.

Những năm bức hại đã phá hủy gia đình bà

Cả gia đình bà Ân đã chịu bức hại tàn bạo trong nhiều năm. Chồng bà, ông Dương Phúc Tiến, phải nằm liệt giường. Con gái bà, cô Dương Lệ Quyên, có hai con nhỏ, bị suy sụp tinh thần sau khi bị tiêm thuốc độc tại Trại lao động cưỡng bức nữ Hắc Long Giang. Chồng cô Dương, anh Lý Quang Thạch, đã bị kết án tù bất hợp pháp và đang bị giam tại Nhà tù Cát Lâm. Bà Ân đã phải chăm lo cho cả gia đình.

Chưa hết, cảnh sát vẫn không tha cho bà. Ngay cả một cộng tác viên ở thành phố Diên Cát có họ là Mục đã nói với cảnh sát, “Hãy xem hoàn cảnh của gia đình bà Ân. Nếu các ông đưa bà ấy đi [hôm nay] thì làm sao gia đình này sống được?” Cảnh sát đã im lặng. Sau đó Thường Chinh đã bất ngờ phản đối. Ông ta vẫn cương quyết rằng bà Ân phải bị đưa đi

Bà Ân nói rằng bà không hợp tác với việc bắt giữ bất hợp pháp của họ. Cảnh sát đã hét lên rằng điều đó là quá mức, nhiều cảnh sát đã dùng vũ lực đưa bà đi. Họ đã định đưa bà đến trại tẩy não ngay cả khi họ phải trùm bà trong một cái chăn rồi mang bà đến đó.

Họ nói với bà đi đến phòng gần ban công để lấy thêm quần áo. Khi bà đi đến đó, cảnh sát Lý Thành Triết và Phác Quý Noản đi theo bà vào đó.
Không rõ điều gì xảy ra ở trong phòng đã dẫn đến cú ngã chết người của bà. Khi con trai bà đến bệnh viện, bà đã qua đời.

Trước khi vụ bắt giữ xảy ra, các nhân viên ở ủy ban đã dẫn cảnh sát ở địa phương và ở Đội an ninh nội địa thành phố Diên Cát đến quấy nhiễu tại nhà bà. Ngày 16 tháng 1 năm 2010, các thành viên ở ủy ban và đội an ninh đã bắt một học viên Pháp Luân Công, khi học viên đó đến thăm bà Ân. Không có thông tin gì về việc bắt giữ học viên này.

Giả vờ quan tâm trong khi chờ chỉ thị

Cả cảnh sát và các thành viên ở ủy ban đều lo sợ về trách nhiệm liên quan đến cái chết của bà Ân. Không một ai trong số họ dám đối diện với gia đình bà Ân và tất cả họ đều nhanh chóng tháo chạy. Gia đình bà đã nổi giận. Họ đã đến Sở cảnh sát thành phố Diên Cát để đòi lại công bằng.

Để trốn tránh trách nhiệm về cái chết của bà Ân, cảnh sát ở Sở cảnh sát thành phố Diên Cát đã cố xoa dịu gia đình bà, hứa sẽ giải quyết theo yêu cầu của gia đình, như họ chỉ cố kéo dài thời gian trong lúc chờ chỉ thị từ cấp trên. Tại cùng thời điểm, có vài người khả nghi đã theo dõi gia đình bà. Bất kì nơi nào gia đình bà đến, đều có một nhóm người xuất hiện để theo dõi.

Dưới áp lực mạnh mẽ về tinh thần và điều kiện lụn bại về tài chính, gia đình bà Ân đã đồng ý từ bỏ vụ kiện chống lại những người đã gây ra cái chết cho bà Ân. Tuy nhiên, họ đã yêu cầu được bồi thường về tài chính và yêu cầu trả tự do cho chồng cô Dương, ông Lý Quang Thạch, bị giam ở Nhà tù Cát Lâm, để anh có thể chăm lo cho gia đình. Nhiều cảnh sát phụ trách hứa sẽ cố hết sức để đáp ứng yêu cầu của gia đình.

Sau đó cảnh sát đã viết một lá thư hẹn vào ngày 3 tháng 2 năm 2010 cho gia đình để thảo luận tại Sở cảnh sát.

Bộ mặt của cảnh sát

Vào đầu buổi sáng hôm thứ tư, ngày 3 tháng 2 năm 2010, nhiều người trong gia đình và họ hàng của bà Ân đã đến Sở cảnh sát thành phố Diên Cát. Ngay sau khi họ đến cổng, một nhóm cảnh sát đã chờ ở đó để đe dọa họ. Cảnh sát đã lăng mạ vài người trong gia đình. Họ còn giữ nhiều máy quay và chụp ảnh từng người trong gia đình và họ hàng để gây áp lực tâm lý cho gia đình.

Lúc đó, thái độ cảnh sát đã thay đổi 180 độ. Họ phủ nhận sự thật rằng đã có hai cảnh sát ở trong phòng gần ban công khi thảm kịch xảy ra. Sau đó, họ bắt đầu lăng mạ gia đình bà Ân vì thái độ của họ. Cảnh sát nói với gia đình bà rằng nếu họ muốn có sự thông cảm, họ cần thay đổi thành giọng cầu khẩn. Hoặc gia đình sẽ không có gì hết.

Đỗ Vân Khởi (phiên âm), đội phó, đã đe dọa gia đình. Thậm chí ông ta còn hét lên và cố bắt giam bất hợp pháp một người trong gia đình bà khi dám nói thẳng sự thật. Cảnh sát Đỗ đã hét lên với con dâu bà Ân, “ Cô làm gì ở đây! Họ của cô là Đổng cơ mà…” cô Đổng đáp lại “Ngày mà tôi lập gia đình, tôi đã trở thành một phần của gia đình này!” ông Đỗ đã không nói được gì. Sau đó ông ta lại đe dọa con trai bà Ân, anh Dương Quang Thuyết, “Anh muốn làm liên lụy đến tất cả mọi người trong gia đình à! Có muốn đi theo anh rể anh [người hiện bị giam tại Nhà tù Cát Lâm] không?”

Chỉ có ba người trong gia đình bà được phép về nhà. Phần còn lại đã bị ép vào các xe cảnh sát. Họ bị đưa đến nhiều đồn cảnh sát để thẩm vấn bất hợp pháp. Họ được chỉ thị không được nói gì về cái chết của bà Ân.

Chồng bà Ân rất lo về sự an toàn của gia đình và họ hàng của ông khi bị cảnh sát bắt giữ. Con trai và con dâu ông đã hỗ trợ ông để ông, cô con gái bị bệnh tâm thần của ông, cùng với họ và hai đứa cháu của ông đi ra ngoài để kháng án. Sáu người họ đã đến chính quyền quận, thành phố và ủy ban tư pháp để khiếu nại. Những người ở đây đã giũ sạch trách nhiệm của họ và tạo nhiều lí do để đưa họ về. Không chỉ khiến cho yêu cầu của họ bị làm ngơ, họ còn bị theo dõi bởi một nhóm người ở bất cứ nơi nào họ đến.

Chỉ sau một đêm, cảnh sát đã thả toàn bộ người trong gia đình và họ hàng của bà Ân.

Cảnh sát chắc hẳn đã nhận được chỉ thị từ cấp trên để đối xử thô bạo, quá đáng và bất hợp pháp với gia đình bà Ân. Thái đội bịa đặt của cảnh sát đã cho họ thêm một tuần đợi quyết định từ cấp trên.

Dưới áp lực của cảnh sát, gia đình đã đồng ý hỏa táng.

Trước ngày Tết âm lịch, thi thể bà Ân đã nhanh chóng được hỏa táng. Gia đình nói rằng họ đã bị áp lực bắt hỏa táng bà Ân từ Sở cảnh sát thành phố Cát Lâm, điều này đi ngược với ý định của họ

Ngày 5 tháng 3 năm 2010

Thông tin liên quan:


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/5/219239.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/24/115544.html
Đăng ngày 29-3-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share