Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 20-1-2010]

Bà Chu Văn Phương là một học viên Pháp Luân Công ở thôn Đại Tân Trang, xã Hiền Đài, huyện Mãn Thành, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc. Tất cả bệnh của bà đều biến mất sau khi bà bắt đầu tập Pháp Luân Công. Vào năm 2009, do không thể chịu đựng sự bức hại của ĐCSTQ vào bà và nhiều người thân, bà đã qua đời trong đau buồn. Khi bà ở trong cơn nguy kịch, bà đã yêu cầu Trại lao động cưỡng bức Bảo Định cho bà được gặp con trai một lần cuối. Yêu cầu của bà đã bị từ chối.

2010-1-19-210115-0--ss.jpg
Bà Chu Văn Phương

2010-1-19-210115-1--ss.jpg
Anh Lý Chấn Hưng, con trai cả của bà Chu Văn Phương.

Bà Chu từng bị bệnh cao huyết áp, bị gia tăng các tế bào bất thường trong xương, bị tê ở hai bàn tay và bàn chân, bị đau chân, đau dạ dày… trước khi tập Pháp Luân Công. Sau khoảng hai tháng tập Pháp Luân Công, tất cả bệnh của bà đều đã biến mất, và bà trông giống như một người mới tràn đầy sức sống.

Trong mùa đông năm 2007, con trai út của bà Chu đã đến thành phố máy tính Minh Hoa, một cửa hàng máy tính ở thành phố Bảo Định, để mua một số thiết bị. Anh đã bị nhiều cảnh sát mật ở cửa hàng phát hiện, những người đã tìm thấy hai đĩa chứa tài liệu giảng rõ sự thật ở trong giỏ xe máy của anh. Anh đã bị bắt và bị đưa đến Đồn cảnh sát Dụ Hoa Lộ để thẩm vấn. Sau đó anh bị đưa về sở cảnh sát địa phương ở thị trấn Hiền Đài. Cảnh sát đã tịch thu xe máy của anh và phạt anh 2,000 nhân dân tệ. Họ đã đe dọa anh, “ Nếu anh không viết một thư bảo đảmtừ bỏ Pháp Luân Công hoặc trả tiền phạt, chúng tôi sẽ đưa anh đến một trại tạm giam.”

Vài tháng trước Thế Vận Hội 2008, Lý Đồng Hân, Bí thư ĐCSTQ ở thôn Đại Tân Trang, Phan Tú Quân, Chủ tịch liên hội phụ nữ, Trần Hàng Châu, Kế toán thôn, và hai Phó bí thư Triệu Kiến Lập và Phạm Quân Thụy đã đến nhà bà Chu và quấy nhiễu gia đình bà. Họ đã buộc gia đình bà viết một “ thư bảo đảm” từ bỏ Pháp Luân Công. Dù gia đình bà đã cố  giảng rõ sự thật, nhưng họ không nghe.

Ngày 13 tháng 7, Lý Đồng Hân đã dẫn bốn người khác xông vào nhà bà Chu một lần nữa. Họ đã rất thô lỗ, quá đáng và yêu cầu thu lại chứng minh thư của những người trong gia đình bà. Họ đe dọa rằng “Chúng tôi sẽ bắt các vị nếu không đưa lại chứng minh thư. Có một xe cảnh sát của văn phòng viện kiểm sát đang chờ ở ngoài cửa. Các vị hãy nghĩ về việc đó. Chúng tôi sẽ chờ các vị ở tổ chức.”

Dưới áp lực của chính quyền, gia đình bà đã quyết định chạy trốn khỏi nhà, cuốn trong sự vô vọng. Trong những ngày đó, bà Chu có biểu hiện của nhiều bệnh tật. Trong lúc đó, nhiều cây hoa hướng dương mà họ trồng ở vườn và nhiều hoa họ để ở nhà đã bắt đầu bị héo.

Ngay trước Thế Vận Hội, nhiều viên chức ở huyện và thị trấn đã bắt đầu đặt các trạm của họ ở trong thôn. Khi gia đình bà Chu buộc phải sống lưu vong, nhiều viên chức ở thôn đã luân phiên canh chừng cửa nhà bà 24 giờ một ngày. Sau khi nhiều người trong gia đình bà Chu nghe về việc gia đình bà sống lưu vong, họ đã đi xung quanh để hỏi chỗ ở của gia đình bà. Họ đã đến thôn nơi bà ở và gặp các viên chức, những người đã hứa với họ rằng mọi chuyện sẽ ổn thỏa nếu gia đình bà trở về nhà. Khi bà Chu về nhà, tất cả những gì bà thấy là một căn nhà trống trơn. Ngô, phân bón, dầu hạt nho, xe ba bánh, máy trồng hạt, và một ống dài 200 mét dùng để phun nước, tất cả đều đã bị lấy trộm. Bà đã đến gặp một viên chức ở thôn. Ông ta đã đổ trách nhiệm cho người dân ở thôn. Dương Bình, trưởng thôn, đã trả bà 1,000 nhân dân tệ. Bà Chu đã từ chối nhận tiền. Dương đã đưa tiền cho cháu của bà Chu, anh Sinh Vu Đại.

Vì viên chức ở thôn đã hứa không có gì xảy ra với gia đình bà Chu nếu họ trở về. Chồng bà Chu và hai con trai đã lần lượt trở về nhà. Bà Chu đã đến đồn cảnh sát để trình báo việc mất cắp. Thái Hồng Kiến, trực ban, đã nói bà đi đến Đơn vị Interpol ở cách thôn Đại Tân Trang 15 dặm. Bà biết rằng sẽ không giúp được gì ngay cả khi bà đến đó. Vô vọng và tuyệt vọng, bà đã quyết định yêu cầu người dân ở thôn cho bà được nói lên những bất bình của bà.

Lúc 22 giờ ngày 7 tháng 8, anh Lý Chấn Hưng, con trai cả của bà Chu, đã bị chặn lại bởi Phạm Thụ Chánh, bí thư ĐCSTQ ở huyện khi anh đang đi xe máy mang tài liệu giảng rõ sự thật. Anh đã bị bắt và bị đưa đến một đồn cảnh sát ở Hiền Đài. Sau nhiều lần bị đánh bởi cảnh sát, anh bị đưa đến trại tạm giam ở huyện Mãn Thành. Sau đó, Trung sĩ Thạch Quân Bảo đã dẫn nhiều cảnh sát xông vào và lục soát nhà bà. Họ đã tìm thấy một bản sao báo Minh Huệ hàng tuần và nhiều tài liệu khác. Họ đã bắt bà Chu, chồng và con trai thứ hai của bà và đưa họ đến đồn cảnh sát.

Họ đã bị cảnh sát tra tấn trong hai ngày và hai đêm. Bà Chu và chồng bị giam tại Nhà tù Mãn Thành, con trai bà bị đưa đến Trại tẩy não Trác Châu. Bà Châu đã bị ốm vào ngày giam thứ tám. Bà và chồng đã được thả. Ngay cả sau khi họ được thả, nhiều viên chức ở đội và trong thôn vẫn canh chừng họ. Điện thoại nhà họ đã bị nghe trộm bởi cảnh sát Mãn Thành.

Lý Đồng Hân, bí thư đội, đã nói với bà Chu rằng con trai cả của bà đã bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong 15 tháng. Anh đã bị shock điện bởi bốn dùi cui điện được dùng bởi nhiều cai ngục ở Trại lao động cưỡng bức Bảo Định. Anh cũng bị trói vào một ống dẫn nhiệt trong nhiều ngày. Khi nghe tin đó, bà Chu đã suy sụp. Mặc dù bà và chồng bà đã nhiều lần yêu cầu được gặp anh Lý ở Trại lao động cưỡng bức Bảo Định, nhưng họ luôn bị cai ngục từ chối bởi vì anh đã không “chuyển hóa” và gia đình anh là các học viên Pháp Luân Công. Đôi lúc hai người chỉ có thể gọi lớn tên anh Lý ở bên ngoài trại lao động. Họ đã đến trại nhiều lần và ngồi chờ nửa ngày chỉ muốn được gặp con. Cảnh sát đã đe dọa bắt giữ họ.

Sức khỏe của bà Chu trở nên tồi tệ do chịu nhiều đau khổ. Bà đã đến một phòng khám để kiểm tra và được thông báo là bà đã mắc bệnh tiểu đường. Bà đi đến Bệnh viện Phú Khang ở huyện Mãn Thành để chữa trị, bà bị giảm glucoza trong máu và hôn mê. Bà được đưa đến Bệnh viện thứ nhất ở Bảo Định. Bệnh viện đã phát hiện ra bà bị bệnh phồng cơ tim, loạn nhịp tim, tim thường đập nhanh, và bị cao huyết áp. Thể trạng của bà rất không ổn định. Trong lúc nguy kịch, bà đã yêu cầu được gặp con trai một lần cuối, nhưng đã bị từ Trại lao động cưỡng bức Bảo Định từ chối. Bà được điều trị ba lần ở Bệnh viện thứ nhất Bảo Định. Do không tìm được bệnh, bà được đưa về nhà và đã qua đời trên đường về.

Ngay cả khi mẹ anh qua đời, Trại lao động cưỡng bức Bảo Định cũng không cho anh Lý được gặp mẹ lần cuối. Theo Đồn cảnh sát Hiền Đài, anh phải trả 10,000 nhân dân tệ nếu anh muốn được gặp bà Chu. Cuối cùng, anh Lý đã không còn cơ hội để gặp bà.

Chồng bà Chu đã thuê một luật sư để lập hồ sơ kiện chống lại các thủ phạm. Ngay trước phiên xử, luật sự của ông bất ngờ nhận được thông báo bằng lời từ tòa án quận Mới, “Không ai được phép đại diện cho Pháp Luân Công- liên quan đến nhiều vụ án.” Lúc đó, chồng bà Chu đã nhận được một tài liệu chi tiết về thời hạn giam của con trai ông tại trại lao động cưỡng bức. Theo tài liệu, anh đã bị giam ở đội số hai trong 15 tháng, và ngày được thả là ngày 7 tháng 11. Sau khi trải qua nhiều khó khăn, anh và gia đình đã được đoàn tụ vào ngày theo lịch trình. Khi gia đình anh Lý đến trại lao động, các cai ngục đã bỏ mặc họ và nói họ rằng hình phạt của anh Lý đã được kéo dài thêm hai tháng, và không có lý do. Hai tháng sau, ngày 7 tháng 1 năm 2010, cha anh lại đến. Cai ngục nói với ông rằng ngày thả anh lại bị hoãn đến ngày 20 tháng 1. Họ nói rằng đội an ninh quốc gia và đồn cảnh sát chịu trách nhiệm về trường hợp của anh Lý

Trại lao động cưỡng bức Bảo Định: 86-312-5939110.

Lô Hồng Văn, Trưởng đồn cảnh sát Hiền Đài: 86-13013244883 (Di động).

Lý Đồng Hân, Bí thư ĐCSTQ ở thôn Đại Tân Trang: 86-312-7011353, 86-13933206466 ( Di động)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/20/216596.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/2/114317.html
Đăng ngày 7-2-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share