Bài viết của một phóng viên tại tỉnh Cát Lâm

Tên: Vu Liên Hòa (于连和)
Giới tính: Nam
Tuổi: 41
Địa chỉ: Đường Longquan, thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm
Nghề nghiệp: Bán bít tất
Ngày mất: 22/11/2009
Ngày bị bắt gần đây nhất: 12/04/2009
Nơi bị giam giữ gần đây nhất: Trại giam Thạch Lĩnh ở thành phố Tứ Bình (四平市石岭监狱)
Thành phố: Tứ Bình
Tỉnh: Cát Lâm
Hình thức bức hại: tẩy não, kết án bất hợp pháp, đánh đập, phạt tù, tống tiền, lục soát nhà, thẩm vấn và cầm tù.

[MINH HUỆ 29 – 01 – 2010] Vào khoảng 6h tối ngày 12 tháng 4 năm 2009, hơn chục cảnh sát từ Bộ phận An ninh nội địa thành phố Thông Hóa đã nhảy qua tường gạch vào nhà ông Vu Liên Hòa và bắt giữ ông. Tòa án thành phố Thông Hóa đã kết án ông 3 năm tù giam vào ngày 17 tháng 9 năm 2009 và đưa ông tới nhà tù Thạch Lĩnh ở thành phố Tứ Bình vào ngày 2 tháng 10 năm 2009. Ông Vu đã bị đánh đập đến chết trong trại giam vào ngày 22 tháng 11 năm 2009.

2010-1-28-yulianhe--ss.jpg
Ông Vu Liên Hòa

Cuộc khám nghiệm tử thi đã được thực hiện bởi hai bác sĩ pháp y được trại giam chỉ định, một bác sĩ pháp y được thuê bởi gia đình ông Vu và có sự chứng kiến của cả gia đình ông và lính canh trại giam. Họ phát hiện ông Vu chảy máu ở tai phải và hai mắt của ông bị bao phủ bởi những vết bầm tím cho thấy ông đã bị đánh đập. Cơ thể ông dường như không có vết thương khi kiểm tra từ bên ngoài, nhưng có hơn 1 lít rưỡi máu trong khoang ngực của ông, và lá lách của ông có ba chỗ bị rách do sự đánh đập. Các mô gần lá lách đẫm máu và bị hư hại. Bác sĩ pháp y nói nguyên nhân cái chết của ông là do một lá lách bị rách. Gia đình ông Vu đang kiện nhà tù.

Ông Vu Liên Hòa sinh ra với chứng dễ băng huyết và lớn lên cùng sự truyền máu thường xuyên. Đầu gối và khớp háng của ông bị biến dạng, và sau khi cha mẹ ông qua đời, ông đến sống ở nhà chị gái thứ hai của mình. Năm 1998, anh chị của ông nghe nói Pháp Luân Công có tác dụng thần kỳ với những căn bệnh vào giai đoạn cuối nên họ đưa ông tới chỗ để học. Trong vòng một tháng những chứng bệnh của ông đã biến mất. Ông đã thay đổi thành một con người hoàn toàn mới. Ông lấy lại sự tự tin và rũ bỏ các thói xấu của mình, không còn nóng nảy nữa, và bỏ cả hút thuốc lẫn uống rượu. Sau đó ông có thể kiếm sống bằng việc bán bít tất. Ông nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp và Sư Phụ đã cho ông một cuộc đời thứ hai.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông Vu muốn tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Ông đã bị chặn lại giữa đường, bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ thành phố Thông Hóa, và sau đó được thả sau khi gia đình ông bị tống tiền 2000 Nhân dân tệ.

Khoảng năm 2002, ông Vu bị bắt bởi các cảnh sát từ Trạm cảnh sát Lão Trạm. Chiều ngày hôm sau, ông không thể chịu đựng được sự ngược đãi tàn bạo trong trại và đã nhảy xuống từ lầu hai, khiến chân của ông bị gãy thành bốn phần. Cảnh sát không để ý đến ông và từ chối giúp đỡ. Một tài xế taxi hảo tâm đã đưa ông về nhà chị gái thứ hai của ông, và ông đã sống sót sau vàingày điều trị trong bệnh viện.

Gia đình ông rất tức giận vì cảnh sát đã không cứu ông khi ông bị giam giữ, và kiện Trạm cảnh sát Lão Trạm. Trạm cảnh sát hứa sẽ giải quyết mà không cần xét xử và trả cho họ 100.000 Nhân dân tệ. Những cảnh sát đã mang một máy ghi hình đến nhà ông và nói rằng nếu ông viết một bản cam kết từ bỏ Pháp Luân Công và nói xấu Sư Phụ thì sau đó ông sẽ có tiền. Ông Vu từ chối phản bội Pháp Luân Đại Pháp sau khi mà việc tập luyện đã cứu sống ông. Vì vậy ông không bao giờ nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào. Chỗ gãy xương của ông đã hoàn toàn lành lại thông qua việc tập luyện Pháp Luân Công.

Vào ngày 12 tháng 4 năm 2009, dẫn đầu bởi đặc vụ Kinh Quý Tuyền, hơn chục cảnh sát từ Bộ phận An ninh nội địa thành phố Thông Hóa đi trên ba chiếc xe, đã nhảy qua hàng rào gạch vào nhà ông Vu Liên Hòa và bắt giữ ông. Họ đã tát ông Vu, lục soát nhà ông và không cho phép ông Vu và ba người trong gia đình chị gái thứ hai của ông rời đi. Họ giam giữ ông Vu tại Trung tâm giam giữ Trường Lưu và thẩm vấn ba người trong gia đình chị gái thứ hai của ông trên tầng 3 của Phòng Cảnh sát quận Đông Xương. Sau cuộc thẩm vấn chúng đã thả họ ra.

Vào ngày 17 tháng 9 năm 2009, Tòa án thành phố Thông Hóa đã kết án ông ba năm tù giam và đưa ông đến trại giam Thạch Lĩnh ở thành phố Tứ Bình vào ngày 2 tháng 10 năm 2009. Chị gái thứ hai của ông đã nói với chính quyền nhà tù về chứng bệnh dễ băng huyết của ông. Bà nói với họ rằng nếu ông ta bắt đầu chảy máu thì khó mà dừng được.

Lúc 9h sáng ngày 22 tháng 11 năm 2009, bốn tù nhân đánh đập ông. Ông đã sử dụng nhà vệ sinh hai lần sau khi bị đánh. Một tù nhân khác thấy mặt ông rất nhợt nhạt và hỏi ông đang bị làm sao. Ông nói : “Ổn mà”. Tuy nhiên vào lúc 2h chiều ông nói với những người khác rằng sườn bên trái của ông đau buốt, và lính canh đưa ông tới nhà thương của trại giam. Các bác sĩ cho biết ông cần phải được đưa đến Bệnh viện Trung ương thành phố Tứ Bình.

Vào khoảng 3h30, ông Vu được đưa đến Bệnh viện Trung ương thành phố Tứ Bình. Các bác sĩ nói rằng không có hy vọng cứu sống ông sau khi đã kiểm tra. Họ không thể tìm thấy bất kỳ mạch đập nào. Các bác sĩ hỏi chuyện gì đã xảy ra và lính canh trả lời là ông bị đánh đập bởi tù nhân. Lính canh chỉ đem đến 2000 Nhân dân tệ và đã sử dụng nó vào việc truyền máu. Ông Vu mất vào khoảng 8h tối cùng ngày.

Vào ngày 23 tháng 11 năm 2009, chính quyền nhà tù đã thông báo cho anh cả của ông. Sau đó gia đình ông Vu đưa đến một bác sĩ pháp y mà họ thuê từ thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, và sau khi đến bệnh viện, họ đi trực tiếp đến phòng ướp lạnh của nhà tang lễ. Họ phát hiện ở cả hai mắt của ông có những vết bầm tím và tai phải của ông đầy máu. Anh trai thứ ba của ông cố gắng chụp một bức ảnh nhưng bị hơn chục lính canh ngăn lại.

Gia đình ông đã sao chép tất cả hồ sơ y tế của Bệnh viện Trung ương thành phố Tứ Bình, đã nghe những chấn đoán và quá trình điều trị của bác sĩ. Một nhân chứng người mà chăm sóc một bệnh nhân khác đã nói với họ những gì anh ta thấy. Lúc 3h30 chiều ngày 22 tháng 11 năm 2009, ông Vu nói là ông khát nước. Bác sĩ đã đưa nước cho ông, nhưng bảo ông đừng uống quá nhiều. Lúc 8h tối, ông Vu nói: “Tôi không thể làm nó” rồi mất ngay sau đó.

Người anh thứ hai của ông Vu hỏi ban quản lý trại giam rằng ông đã bị đánh đập như thế nào, ban quản lý trại giam trả lời rằng: “Vu Liên Hòa nằm trên giường của mình với bàn chân của ông ở trên mép giường cao 5 inchs (1inch = 2,54 cm). Một tù nhân đã va vào bàn chân của ông khi đi ngang qua, và sau đó tát ông Vu nhiều cái. Thêm ba tù nhân nữa đã tham gia vào việc đánh đập”.

Ông Vu ở Khu số Mười trong trại giam và sau đó bị chuyển đến một khu giam giữ mới. Chị ông đã hỏi lính canh Khu số Mười là họ có chuyển thông tin rằng ông Vu bị chứng dễ băng huyết đến lính canh ở khu giam giữ mới không. Anh ta nói: “Chắc chắn rồi”. Sau đó bà hỏi có phải ông Vu cũng bị đánh ở Khu số Mười đúng không. Anh ta trả lời: “Bà phải hỏi người giám thị cấp trên của tôi”, và chỉ vào bảng tên trên cửa phòng khu giam giữ mới: “Bà phải nhớ cái tên này (đó là người giám thị mới Hào Ngọc Lâm)”. Ông Vu đã bị đánh đập đến chết tại khu giam giữ mới dưới quyền giám thị Hào Ngọc Lâm.

Trường Trần, Phó Giám đốc Phòng Cảnh Sát Quận Đông Xương: 86-435-3907772 (văn phòng), 86-13843585689 (di động)

Phùng Cương, Phó Giám đốc Phòng Cảnh Sát Quận Đông Xương: 86-13704356166 (di động), 86-435-3904758 (nhà)

Kinh Quý Quyền, đặc vụ của Bộ phận An ninh nội địa thành phố Thông Hóa: 86-13944598898 or 86-13904459699 (di động), 86-435-3249899 (nhà), 86-435-3258809 (văn phòng)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/29/217173.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/31/114275.html
Đăng ngày: 26-2-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share