Thứ Hai ngày 11 tháng 7, 2005
Guo Guoting cũng không vui mừng mấy khi ở tại Canada như anh ta nghĩ. Và anh ta nói là anh ta cũng sẽ không trở về Trung Quốc, ít nhất là thời gian sắp tới. Người luật sư 46 tuổi từ Thượng hải bay đến Ottawa vào ngày 20 tháng Năm, bằng chiếu khán thăm viếng, với mục đích tham dự một buổi họp. Lý do thật sự cho việc ra đi của anh ta, theo anh ta nói, là vì anh ta phải chạy trốn chính sách khủng bố tại quốc gia của anh ta. Mặc dầu anh ta đã là luật sư chuyên môn về luật thương mại và hàng hải, vào năm 2003 anh ta chuyển hướng qua bãi chiến trường của luật dân sự, nhận bào chữa cho một nhà báo đang bị bắt giữ, các luật sư luật dân sự đồng nghiệp, và các đệ tử Pháp Luân Công, một [nhóm thiền tập] bị chế độ Cộng sản Bắc Kinh cấm đoán. Vì công việc của anh ta, anh ta nói, công an đã đến lùng sục văn phòng của anh ta và tịch thu máy điện toán của anh ta, và chính phủ rút lại bằng hành nghề luật của anh ta, và vào ngày 10 tháng Ba, anh ta bị bắt giam tại ngay tại nhà anh.
Với một mạng lưới của các tù chính trị và các đệ tử Pháp Luân Công ở hải ngoại, trường hợp của anh Guoting được thế giới biết đến. Trong số đó, có cựu dân biểu đảng Tự do David Kilgour liền viết thư cho Bắc Kinh, kêu gọi trả tự do cho Guo. “Tôi muốn họ biết rằng nếu họ muốn được tôn trọng và xem là thành viên của cộng đồng thế giới, thì họ cần phải tôn trọng quyền tự do con người” Kilgour nói, bây giờ ông ta là một dân biểu độc lập, vì đã bỏ đảng Tự do vào tháng Tư. “Họ không thể đối xử với luật sư bằng cách này”.
Vào ngày 4 tháng Sáu, kỷ niệm 16 năm vụ Thảm sát Thiên an môn, Guo công khai tuyên bố rút lại lời tuyên thệ mà ông đọc trước đây, là một thành viên trẻ trong Hồng quân, tuyên thệ là trọn đời hy sinh cho đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). “Tại sao tôi ly khai khỏi Hồng quân? Vì tôi đồng ý với Cửu Bình — Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc” anh Guo nói chậm rải bằng tiếng Anh. Anh Guo muốn tham gia cùng phong trào tuyên bố thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và “đẩy mạnh phong trào này”, anh ta nói “Tôi yêu cầu mọi người trong Đảng Cộng sản nên ly khai càng sớm càng tốt, vì tại Trung Quốc, nếu không có đảng Cộng sản, thì một Tân Trung Hoa sẽ ra đời”.
cửu bình đang lưu hành mạnh mẽ trên toàn Trung Quốc từ khi chúng được đăng trên tời Đại Kỷ Nguyên Thời báo vào tháng 11 năm ngoái. Chín bài bình luận dài, nói rõ ràng, chi tiết lịch sử và tội ác của ĐCSTQ từ khi nó ra đời vào năm 1921, cho đến khi chúng giành chính quyền vào năm 1949, cho đến hiện tại, là những bài được truyền tay nhau nhiều nhất qua máy điện toán (giống như cách các thiếu niên Canada chuyền những bài hát MP3) để tránh sự kiểm duyệt, dòm ngó của Bắc Kinh. Với đầu đề như “Đảng Cộng sản Trung Quốc là một Tà giáo như thế nào?”, Đại Kỷ Nguyên Thời báo đăng những bài Bình luận này phát động một chiến dịch khuyến khích mọi người thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Và cho đến nay, theo tờ báo này, đã có hơn 2 triệu công dân Trung Quốc đã công khai tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
Masha Ma, một người Trung Quốc đang theo học tại Đại học Toronto, chính thức thoái Đảng Cộng sản sau khi Chín bài Bình luận được đăng tải. “Các bài này giúp tôi lối suy nghĩ độc lập và tôi biết rằng tôi đã bị tẩy não để tin tưởng vào nhiều điều” Cô Ma nói. Khi tôi 8 tuổi, tôi là thành viên Thiếu Niên Tiền phong; đến 13 tuổi, cô ta tham gia vào Đoàn Thanh niên, và đến 18 tuổi, khi còn đang học Trung học, cô ta thành đảng viên ĐCSTQ. Trong thời niên thiếu, cô ta nhớ lại cô ta được dạy thuộc lòng những lời dạy của Đảng như “Mặt trời thì lớn, trái đất cũng lớn, nhưng không có gì lớn hơn lòng bao dung của Đảng, ” và “Gần Mẹ, Gần Cha, nhưng không ai gần bằng Mao Chủ tịch”, Cô Ma nói. Những bài Bình luận này là để giúp cô ta quyết định thay đổi tâm ý của cô ta, mà bắt đầu khi cô ta vừa mới đặt chân lên Canada và xem bộ phim về vụ Thảm sát Thiên an môn, và biết rằng cô ta bị lừa mị rất nhiều lần trong suốt cuộc đời cô ta. “Khi còn bé, người ta nói với tôi rằng những người biểu tình cố tình muốn giết chết Hồng quân và nhân dân Bắc Kinh muốn tách rời ra khỏi Trung Quốc, và vì thế họ đe doạ cho an ninh quốc gia. Thậm chí họ còn dạy chúng tôi học thuộc tên của những người lính bị chết – như là anh hùng dân tộc” Cô Ma nói. Sau đó, cô ta tham dự một cuộc hội nghị tại Đại học Toronto về quan hệ giữa Trung Quốc và Canada. Tại đó cô ta gặp một thanh niên và anh ta giới thiệu anh ta là đệ tử Pháp Luân Công. “Tôi rất sợ vì tại Trung Quốc họ bị xem là [tên bị bỏ trống vì bôi nhọ] và tất cả các sách vở và băng sách đều bị đốt”. Nhưng sau khi tôi nghiên cứu các tài liệu từ ở hải ngoại, tôi biết rằng tất cả những điều họ tuyên truyền là lừa mị. Cuối cùng Ma làm đám cưới với người thanh niên mà cô ta gặp tại hội nghị.
Trước làn sóng thoái xuất khỏi ĐCSTQ cho đến vụ đào nhiệm của một nhân viên cao cấp tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney, Úc là Chen Yonglin (Trần Dụng Lâm). Đơn xin tỵ nạn chính trị của ông Chen lúc đầu bị từ chối — một số người phỏng đoán rằng Úc muốn giữ quan hệ thương mại, mậu dịch tốt với Trung Quốc. Mặc dầu hiện nay ông ta đang trốn tránh, người nhân viên lãnh sự này đã nói chi tiết lộ một hệ thống gián điệp Trung Quốc đang hoạt động tại Úc, Hoa kỳ và Canada. Vài ngày sau đó, Hao Feng Jun (Hào Phụng Quân), một cựu sĩ quan an ninh Trung Quốc, cũng xin tỵ nạn chính trị tại Úc và nói thêm về hệ thống gián điệp Trung Quốc mà ông Chen đã tiết lộ.
Có nhiều tin đồn về hệ thống gián điệp Trung Quốc đang hoạt động tại Bắc Mỹ không có gì lạ cả, Bản báo cáo Sidewinder và Washington’s Cox Report cũng đã từng nói chi tiết về sự hiện hữu của các gián điệp về kỹ nghệ và chính phủ tại đây cũng như tại Hoa kỳ. Và chỉ trong vòng mấy tháng trước khi Hao và Chen tuyên bố công khai trước công chúng, cơ quan tình báo Canada CSIS cũng đã báo trước với chính phủ về hệ thống gián điệp Trung Quốc tại Canada. “Chúng tôi muốn chính phủ phải có hành động ngay bây giờ”, Stockwell Day, một dân biểu trong đảng đối lập tại Quốc hội Canada đòi hỏi, và yêu cầu chính phủ phải điều tra và có biện pháp. “Theo tôi biết chính phủ chưa bao giờ theo lời yêu cầu của chúng tôi, đòi hỏi Đại sứ Trung Quốc và có biện pháp, đặt câu hỏi về những trường hợp này”
Ông Day cũng phàn nàn rằng những sự kiện như thế không được dư luận báo chí tại Canada để ý — không giống như họ không thấy trước được sự sụp đổ của chính quyền Sô viết cũ vào thập niên 80. Trong thực tế, chỉ vài ngày trước ngày ông Chen đào nhiệm, ông Day đã có một bài nói chuyện lớn về ảnh hưởng của Chín bài Bình luận tại Hội nghị tại Đại học Toronto và diễn tiến này có bài báo đăng trên tờ Đại Kỷ Nguyên. “Thật khó khăn để lôi kéo sự chú ý từ báo chí cho những vấn đề về nhu cầu an ninh của Canada, về dân chủ hay nhân quyền”, ông Day nói. Và nếu sự phản tỉnh trong chính trị Trung Quốc bắt đầu một cách rầm rộ vì ảnh hưởng của Chín Bài Bình luận, nó có thể làm cho đảng Cộng sản Trung Quốc bị sụp đổ nhanh chóng như chế độ Sô viết cách đây 15 năm, thì một lần nữa, người Canada, sẽ giật mình, không tưởng tượng nổi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/7/13/106076.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/7/14/62893.html.
Dịch ngày 16-7-2005; đăng ngày 23-7-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.