Bài viết của Chương Vận, phóng viên Minh Huệ tại Canada

[MINH HUỆ 29-07-2019] Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo vào đầu năm nay rằng cơ quan này có thể từ chối đơn xin cấp visa và nhập cảnh đối với những người vi phạm nhân quyền đã được xác định, trong đó bao gồm cả những người đã bức hại các học viên Pháp Luân Công. Các học viên gần đây đã đệ trình một danh sách những người vi phạm nhân quyền đã được xác nhận cho cơ quan này, và hối thúc họ có hành động đối với những cá nhân đã tham gia vào cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công trong 20 năm qua ở Trung Quốc.

Các quan chức chính phủ Canada đã và đang quan tâm sát sao đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc, và đã bình luận trước bước tiến này. Họ đang kêu gọi chính phủ Canada thực thi những biện pháp tương tự Hoa Kỳ.

Nghị sỹ Quốc hội và nguyên Bộ trưởng Bộ Nhập cư: Không cho nhập cảnh đối với những người vi phạm nhân quyền

f0abd09daded996aacba600aec9b34ce.jpg

Bà Judy Sgro, Nghị sỹ Quốc hội và nguyên Bộ trưởng Bộ Nhập cư, phát biểu rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là “không chính đáng và không công bằng.”

Bà Judy Sgro từng là Nghị sỹ Quốc hội Canada trong 20 năm, và là nguyên Bộ trưởng Bộ Nhập cư và Quốc tịch. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Nghị sỹ Sgro cho biết: “Cộng đồng [học viên] Pháp Luân Công đang sống và thực hành những giá trị nền móng mà theo đó chúng ta xây dựng đất nước của mình. Tôi thật sự không thể hiểu được tại sao ai đó lại gặp phải vấn đề không tôn trọng toàn thể cộng đồng học viên Pháp Luân Công.”

Bà Sgro cho biết thêm: “Mặc dù cuộc đàn áp [ở Trung Quốc] vẫn đang tiếp diễn, nhưng việc bức hại những người vô tội là hoàn toàn không chính đáng và không công bằng.” Bà nói rằng những người dính líu vào sự việc này sẽ phải chịu trách nhiệm. Bà cũng chỉ ra: “Họ tẩu thoát được bởi vì phần còn lại của thế giới chưa lên án mạnh mẽ. Khi quốc hội họp trở lại vào mùa thu này, tôi hy vọng chúng ta sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trước đây.”

Điều đặc biệt hơn là Nghị sỹ Sgro mong đợi Canada sẽ xây dựng những chế tài pháp lý tương tự như ở Hoa Kỳ dựa trên Đạo luật Magnitsky. “Dù chúng ta đang nói về Pháp Luân Công, hay chúng ta đang nói về những người tham gia vào sự diệt chủng hàng loạt, hay những người không tôn trọng nhân quyền thì đất nước chúng ta sẽ không cấp bất kỳ đặc quyền nào cho họ trong việc xin visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ, Canada hay Úc“.

Nghị sỹ Sgro cũng gửi lời nhắn nhủ tới các học viên đang phải chịu bức hại ở Trung Quốc: “Hãy bảo trọng. Các bạn [hãy luôn] nhớ rằng có rất nhiều người trên thế giới này yêu mến và kính trọng các bạn, và chúng tôi muốn các bạn được an toàn. Chúng tôi sẽ là tiếng nói của các bạn ở đây, tại đất nước Canada này.”

Nguyên Thượng Nghị sỹ: Thu hoạch nội tạng là một trong những hành động tàn ác nhất chống lại nhân loại

3f7245ac487f3e49a30d7a209409f290.jpg

Ông Con Di Nino, nguyên Thượng Nghị sỹ, cho biết tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng vẫn tiếp diễn tại Trung Quốc.

Ông Con Di Nino, nguyên Thượng Nghị sỹ Canada, đã bày tỏ sự quan tâm đối với các học viên bị bức hại. Ông nói: “Chúng ta không bao giờ được ngừng lên án sự bất công xảy ra ở bất kỳ đâu trên thế giới, cho dù là ở Trung Quốc hay Canada. Nếu chúng ta không làm vậy, thì xã hội này sẽ sụp đổ.” Ông cho hay xã hội Canada dựa trên hòa bình, độ lượng và thấu hiểu lẫn nhau.

Thượng Nghị sỹ Di Nino nói: “Một ví dụ đáng nói nhất là Trung Quốc ngăn cản quyền tự do báo chí, điều mà ĐCSTQ đã không chịu thừa nhận. Như vậy, họ đang muốn che giấu điều gì? Tại sao họ lại không để những người trong chúng ta muốn đến đó để xác minh?”

Ông Di Nio đã từng làm việc tại Thượng viện Canada trong 22 năm. Là nhà đồng sáng lập Hội những người bạn của Pháp Luân Công trong Quốc hội Canada, ông cho biết cuộc bức hại mà các học viên đang phải trải qua ở Trung Quốc, đặc biệt là hành vi mổ lấy các bộ phận của cơ thể người mà không được sự cho phép là “một trong những hành động tàn ác nhất chống lại nhân loại.”

“Mọi người không được bỏ qua thảm kịch này và không làm gì cả,” Thượng Nghị sỹ Di Nino nói. “Tất cả các chính phủ trên thế giới cần phải đứng lên và phê phán [tội ác này], cho dù có mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.” Ông Di Nino hy vọng những nỗ lực lập pháp sớm có hiệu lực để trừng phạt những người vi phạm nhân quyền theo cách giống như Đạo luật Magnitsky.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/29/390761.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/1/178675.html

Đăng ngày 04-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share