Bài viết của Vương Anh, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 24-07-2019] Ngày 20 tháng 7 năm 2019, Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc (CECC) đã ban hành một tuyên bố kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra. Tuyên bố nêu: “Trong 20 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã phải trải qua những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và không thể chấp nhận được ở Trung Quốc.”

Tuyên bố này là do Hạ nghị sỹ James McGocate, Chủ tịch CECC, và Thượng nghị sỹ Marco Rubio, Đồng Chủ tịch CECC ban hành và được đăng trên trang web của CECC tại www.cecc.gov.

e1dd58558e093dbc7fdb8574d473ae3e.jpg

Hạ nghị sỹ James McGitas (giữa), Chủ tịch CECC

b02660342eb8994b792ba7169c5140a6.jpg

Thượng nghị sỹ Marco Rubio, Đồng Chủ tịch CECC

Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhiều học viên Pháp Luân Công “đã bị tùy tiện giam giữ, tra tấn, cưỡng bức và liên tục bị quấy rối”.

Tuyên bố cũng nêu: “Vào ngày kỷ niệm đáng buồn này, chính quyền Trung Quốc nên chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và cho phép Liên Hợp Quốc thực hiện một cuộc điều tra độc lập và minh bạch về các vi phạm nhân quyền đối với Pháp Luân Công trong hai thập kỷ qua.”

Hai trường hợp được trích dẫn

Tuyên bố trích dẫn trường hợp hai học viên đang bị giam cầm vì tu luyện Pháp Luân Công như sau: “Chúng tôi cũng hối thúc chính phủ Trung Quốc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Đặng Thúy Bình, bà Tả Hồng Đào, và nhiều học viên Pháp Luân Công khác, đồng thời tôn trọng quyền tự do duy trì và thực hành đức tin của tất cả các học viên Pháp Luân Công, theo đúng tiêu chí của nhân quyền quốc tế và Hiến pháp của Trung Quốc.”

Bà Đặng, một cư dân 52 tuổi ở thành phố Ngọc Sơn, tỉnh Vân Nam, bắt đầu tu Pháp Luân Công vào năm 1997. Bà sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công và đã khỏi hẳn chứng mất ngủ kể từ đó. Song, vì đức tin của bà mà bà bị đuổi việc và bị đưa vào một trung tâm tẩy não. Ngay sau khi em gái bà bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công, bà Đặng cũng bị bắt và giam giữ vào cuối năm 2000 vì đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.

Khi bà Đặng tiếp tục nói với người dân về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, bà lại bị bắt vào năm 2006 và bị kết án ba năm tù. Bà đã bị bắt vào ngày 24 tháng 7 năm 2016 và bị kết án sáu năm tù vào tháng 2 năm 2017.

Vào tháng 1 năm 2019, ông Tả, 44 tuổi, một học viên từ thành phố Tần Hoàng Đảo của tỉnh Hà Bắc, đã bị kết án 13 năm tù. Vợ ông, không phải là học viên, cũng bị giam 19 tháng (từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 1 năm 2019) vì ủng hộ Pháp Luân Công.

Tháng 10 năm 2000, Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập CECC để theo dõi tình hình nhân quyền và sự phát triển của nhà nước pháp quyền ở Trung Quốc, và đệ trình báo cáo thường niên lên Tổng thống và Quốc hội. Ủy ban này gồm các Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ và các quan chức cấp cao trong chính quyền do Tổng thống bổ nhiệm.

Các báo cáo liên quan:

Báo cáo thường niên của CECC năm 2018: Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn diễn ra tại Trung Quốc

Trại tạm giam từ chối bảo lãnh y tế cho một học viên cần được chữa trị khối u khẩn cấp

Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc: Bốn học viên Pháp Luân Công kháng cáo các bản án sai vì đức tin của họ


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/24/390514.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/25/178572.html

Đăng ngày 28-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share