Bài viết của Lý Chinh, phóng viên Minh Huệ tại Sydney, Úc

[MINH HUỆ 08-06-2019] Lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Úc tháng trước đã nhận được thư, tuyên bố hoặc bài phát biểu tại các sự kiện, bày tỏ sự ủng hộ và tuyên dương các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong việc nâng cao nhận thức về cuộc bức hại cũng như chia sẻ lợi ích của môn tu luyện với cộng đồng.

Dưới đây là nhận xét của một số lãnh đạo cộng đồng đã ủng hộ các lễ kỷ niệm gần đây cũng như nỗ lực của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong những năm qua.

Thị trưởng: Tôi rất biết ơn Pháp Luân Đại Pháp vì đã mang lại nguồn năng lượng tích cực vô hạn cho thành phố của chúng ta

a7bbabc988a02f3c3b47cd57e2e44189.jpg

Thị trưởng Andrew Wilson (phải) của thành phố Parramatta, Sydney và ứng viên Parramatta, Nghị sỹ Quốc hội Liên bang Charles Camenzuli (trái) của Đảng Tự do Úc tại buổi tiếp đón của sự kiện Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Tòa thị chính Ashfield vào ngày 12 tháng 5 năm 2019

Thị trưởng Andrew Wilson của thành phố Parramatta đã trình bày tuyên bố và thư ủng hộ của thành phố đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tuyên bố và bức thư công nhận lễ kỷ niệm 27 năm ngày hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp, chúc mừng sinh nhật Sư phụ Lý, và tôn vinh sự đóng góp của Pháp Luân Đại Pháp đối với cộng đồng địa phương.

Thị trưởng Wilson phát biểu: “Chúng tôi rất tự hào về sự đóng góp của các bạn, cũng như những nỗ lực của các bạn nhằm gia tăng vẻ đẹp và sự thịnh vượng của thành phố này.”

Ông kể lại lần đầu biết đến Pháp Luân Đại Pháp – lần đó, ông gặp các học viên Pháp Luân Đại Pháp vào mùa đông. Ông thấy họ ngồi trên nền gạch lạnh lẽo ở trung tâm thành phố, và đang luyện bài thiền định của Pháp Luân Đại Pháp.

Ông cho rằng họ là những người cống hiến hết mình, việc mà họ đang làm thì ông chưa từng làm. Lúc đó, một học viên Đại Pháp đề nghị ông có lời phát biểu. Vì vậy, ông đã tìm hiểu trên mạng. Ông thấy rằng tất cả những gì mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp muốn chỉ là tự do căn bản. Ông nói: “Tại sao tôi lại không giúp những người vốn chỉ yêu cầu nhân quyền và tự do tín ngưỡng chứ?”

Ông nói tiếp: “Đến nay, tôi đã ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp khoảng 10 năm. Tôi thấy họ là những người rất tốt. Họ không cần gì nhiều, mà chỉ yêu cầu tự do tín ngưỡng, vốn là điều ai cũng cần phải có.”

Ông nói ông đã tham gia một cuộc mít-tinh của Pháp Luân Đại Pháp. Tại cuộc mít-tinh này, khi một phát ngôn viên kể về cuộc tra tấn của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, ông thấy có tiếng khóc trong khán giả. Ông nói: “Thật cảm động!”

Ông tự hỏi mình có thể làm được gì nữa để hỗ trợ Pháp Luân Đại Pháp phản đối cuộc bức hại này. Ông nói ông cảm ân Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại nguồn năng lượng tích cực vô hạn cho thành phố.

Ứng viên Quốc hội Liên bang của Đảng Tự do: Pháp Luân Đại Pháp hảo!

Ứng viên ở Parramatta của Đảng Tự do Úc cho Quốc hội Liên bang, Charles Camenzuli cho biết: “Tôi thấy may mắn khi biết các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã dõi theo Pháp Luân Đại Pháp hơn 10 năm nay, bắt đầu là thời đầu của cuộc bức hại đến tội ác bị phơi bày trong thời gian qua – tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng bị phơi bày của ĐCSTQ nhắm vào các học viên Pháp Luân Đại Pháp còn sống.”

Ông Camenzuli cho hay, ông biết Pháp Luân Đại Pháp đã được hồng truyền ở Trung Quốc từ năm 1992 đến 1999 và thu hút tới 100 triệu người. Ông tin rằng Đại Pháp nhanh chóng truyền rộng nhất định là vì pháp môn này tích cực và hiệu quả.

Ông nhớ rằng chính phủ Trung Quốc từng tuyên dương Đại Pháp khi pháp môn này được hồng truyền. Ông nói: “Sau đó, ĐCSTQ sợ có quá nhiều người tuân theo Chân – Thiện – Nhẫn thay vì nghe theo ĐCSTQ. Thật không thể hiểu được. ĐCSTQ đúng là xấu xa!”

Ông Camenzuli tin rằng điều các học viên đang làm rất đúng đắn và vĩ đại. Càng ngày, ông càng thấy rằng Pháp Luân Đại Pháp và các học viên đáng được ủng hộ. Vì vậy, ông nói: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Chủ tịch Khối Đại Đoàn kết Dân chủ Trung Quốc: Học hỏi được nhiều từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp

f507407f51fce86b55a92c6441800787.jpg

Ông Chung Cẩm Giang, Chủ tịch Khối Đại Đoàn kết Dân chủ Trung Quốc

Ông Chung Cẩm Giang, chủ tịch Khối Đại Đoàn kết Dân chủ Trung Quốc, cho biết: “Tôi đã biết đến Pháp Luân Đại Pháp từ cuộc Thỉnh nguyện Ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999 ở Bắc Kinh. Ban đầu, tôi nhìn nhận nó từ góc độ chính trị. Sau đó, dần dần tôi mới hiểu Pháp Luân Đại Pháp là thế nào – đó là 20 năm trước.”

“Tôi cũng đã chứng kiến quá trình liên tục trưởng thành và phát triển của các học viên và nhóm Pháp Luân Đại Pháp. Ban đầu, tôi cũng coi Pháp Luân Đại Pháp là một nhóm bị xâm hại và là một đồng minh. Tuy nhiên, sau nhiều năm, tôi lại có thái độ khác, và còn chia sẻ kinh nghiệm với các học viên Pháp Luân Đại Pháp.”

“Tôi rất xúc động mỗi khi tham gia các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi cũng có thêm cảm hứng và động lực trước sự kiên định và tinh thần bất khuất của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã học được rất nhiều điều có ý nghĩa giúp chúng ta kiên định hơn với niềm tin của mình.”

Ông Chung nói tiếp: “Tôi thường tự hỏi: Sự can đảm của các học viên Pháp Luân Đại Pháp đến từ đâu? Động lực nào đã giúp họ giữ vững đức tin trong nhiều năm như vậy? Làm thế nào một nhóm được gọi là ‘dễ bị xâm phạm’ lại có được ý chí mạnh mẽ đến vậy, để duy trì sự phản đối cuộc bức hại của chế độ chuyên chế? Ấy là do những lời dạy và tấm lòng độ lượng của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, và rất nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp vô tư vô ngã làm việc này.”

“Tuy nhiên, đối với ĐCSTQ, nó sắp đến lúc bị diệt vong: thậm chí nhiều nhóm bị bức hại khác đã tham gia vào các nỗ lực chống lại sự kiểm soát độc tài của ĐCSTQ. Chúng tôi tin rằng ĐCSTQ sắp đến lúc bị diệt vong. Chúng ta phải tiếp tục làm những gì chúng ta đang làm.”

Học giả nghiên cứu Trung Quốc: Tôi ngưỡng mộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp

0e77f4569fa11bb563eb6a410a1fea5e.jpg

Tiến sỹ Phùng Sùng Nghĩa, một học giả nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS)

Tiến sỹ Phùng Sùng Nghĩa, một học giả nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS), cho biết: “Tôi rất ngưỡng mộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp vì họ đã đứng lên phản đối cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ.”

“Tôi cho rằng nhóm Pháp Luân Đại Pháp, bằng lòng tốt và sự khoan dung của họ, đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất.”

“Người ta có thể phán xét đúng sai, thiện ác. Thật không thể hiểu nổi khi một bộ máy quốc gia bức hại một nhóm tâm linh với nhiều người tốt đến vậy. Điều này đã khiến người ta chán ghét chế độ cộng sản, mà đồng cảm với các học viên Đại Pháp.”

“Trong xã hội, nhiều người không dám đứng lên và ủng hộ (Pháp Luân Đại Pháp) vì sợ hãi hoặc vì những lý do khác. Nhưng có nhiều người chân thành ủng hộ Đại Pháp trong nhiều năm qua.”

“Trong bạn bè của tôi, đặc biệt là những người ở Úc, họ phản đối việc ĐCSTQ đàn áp tự do tín ngưỡng và tự do hội họp. Khi phán xét bên nào đúng, bên nào sai, công lý đứng về phía Đại Pháp! Tôi thấy mừng cho các học viên Đại Pháp!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/8/388430.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/13/178055.html

Đăng ngày 19-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share