Bài của đồng tu Pháp Luân Đại Pháp Zhong Yan

[Minh Huệ] Ngày 21 tháng mười một 2004, đài truyền hình vệ tinh Bắc Kinh bị xen cắt vào bỡi một đoạn phim sáng tỏ sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Các phương tiện truyền thông của Chánh phủ Trung Quốc đăng một tuyên cáo qua Hảng Vệ tinh Sinosat cho rằng một “vệ tinh nào đó đã cắt đứt một cách ‘tà ác’”. Tác giả tin rằng lời tuyên bố như vậy phơi bày mục đích của những người đứng sau lưng cuộc khủng bố Pháp Luân Công. Họ có ý định tiếp tục gạt dân chúng, và sợ sự thật về cuộc khủng bố bị phơi bày ra.

Sự phân biện Thiện và Ác là dựa trên luân lý đạo đức mang tính nhân bản. Các cái quan niệm về giá trị đạo đức được tòan thế giới công nhận là đã qua những sự trắc nghiệm của thực tế và lịch sử. Một ý kiến hoặc một hành động là thiện hay ác thật phân biệt không khó.

Tháng Mười hai 2003, Tòa án Quốc tế Tội Hình về Rwanda đã nhóm họp để xử ba người bị truy tố vì đã tham gia trong cuộc diệt chủng những người dân Rwanda năm 1994 dùng phương tiện truyền tin xúi dục hận thù và biến như thể là ma quỉ những người bị khủng bố. Hai người trong họ bị án tử hình, và người thứ ba nhận một bản án 35 năm.

Theo bản điều lệ của Tòa Án Quốc tế Tội Hình Rwanda, điều 2: “Tội diệt chủng (Genocide), ” đoạn văn thứ ba, nói rằng “Những hành động sau đây sẽ đáng trừng phạt.” điều (c) tuyên bố rằng, “Xúi dục trực tiếp và công khai để phạm vào tội diệt chủng.” (“Direct and public incitement to commit genocide” https://www.ictr.org/ENGLISH/basicdocs/statute.html). So với những chứng cớ mà Tòa án Quốc tế Tội Hình Rwanda có đối với vai trò của Đài truyền thanh Rwanda về xúi dục hận thù như thế, chúng ta có thể thấy ngay rằng có một sự tương đồng cao độ đáng ngạc nhiên, trong cả tầm mức và hình thức đối với những tuyên bố trắng trợn để xúi dục sự hận thù đối với Pháp Luân Công từ lâu đã thực hiện do mọi truyền tin chánh thức của chánh phủ Trung Quốc dưới sự kiểm sóat của chế độ Giang. Ví dụ, truyền tin thường báo cáo những công bố của những viên chức chánh phủ và tòa án, xúc động sự phẩn nộ và sợ hãi cuả công chúng đối với Pháp Luân Công, kêu gọi tòan dân tham gia việc bứng tận gốc Pháp Luân Công và ‘cải tạo’ những người tu Pháp Luân Công, và truyền tin cố ý tổ chức những loại hội thảo và học tập để tấn công Pháp Luân Công (https://ictr.org/ENGLISH/cases/Bizimana/indictment/govI.pdf (trang 10)). Hơn nữa, chế độ Giang dùng truyền tin để vu khống và diễn xuất những điều giã mạo hầu nói xấu Pháp Luân Công. Một ví dụ điển hình nhất là vụ gọi là ‘tự thiêu tại Thiên an Môn’. Vô số những chứng cớ cho thấy rằng cái gọi là ‘tự thiêu’ ấy là bày đặt bỡi chế độ Giang. Một viên chức Trung Quốc một lần nọ đã bật mí cho tờ Washington Post biết rằng cuộc tiêu trừ và khủng bố đã không thành công lắm cho đến năm 2001 khi mà họ tìm thấy ‘một phương pháp hữu hiệu hơn’.

Phương pháp ‘hữu hiệu hơn’ đó gồm có ba phần: bạo lực, tuyên truyền cường độ cao, và tẩy não. Theo sự điều tra của WOIPFG (Tổ chức Thế giới để Tra cứu cuộc khủng bố Pháp Luân Công), có 347 bài viết thóa mạ Pháp Luân Công trong tháng đầu bắt đầu cuộc khủng bố trong tờ Nhân Dân Nhật Báo, một tờ báo chánh thức của chính quyền Trung Quốc. Đài Truyền Hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hợp tác chặc chẻ với sự khủng bố và phát hành một số lượng lớn chương trình truyền hình thóa mạ và gán tội cho Pháp Luân Công. Trong khoảng thời gian dưới hai năm từ 25 tháng Tư 2002 đến cuối 2003, có 332 chương trình thóa mạ được phát hành dưới đề mục là ‘Phỏng vấn tiêu điểm’, ‘Tin tức’, ‘Băng tần Thiên nhiên và Khoa học’, Tuần báo Luật Pháp ngày nay’, Hội thảo về Ngoại giao Trung Quốc’, Truyền hình chỉ trích, ‘Hội thảo truyền tin mạn lưới Trung Quốc’ và ‘Đài đời sống’, v.v. Những chương trình thóa mạ đó được các truyền tin địa phương rộng truyền tãi. Từ tháng giêng 2000 đến tháng mười 2003, mạn lưới Tân Hoa Xã đăng 522 bài tấn công Pháp Luân Công. Các bài được rộng phát hành và kết nối với những mạn lưới Trung Quốc và hãi ngọai khác. Như có thể cho thấy, tất cả mỗi bài đó đều có thể dùng như là chứng cớ tội phạm đối với những truyền tin chánh thức đó.

Cách nay không lâu, một phóng viên tờ Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times) phỏng vấn một viên chức Trung Quốc trách nhiệm về tuyên truyền. Khi được hỏi về ‘cấp cấp thẩm thấu’, ông ta nói rằng, ‘Có ba tờ báo Đảng do Sở Đăng tin của Hội đồng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc: Nhân Dân Nhật Báo, Kinh tế Nhật báo, và tạp chí Cầu Thị. Họ đẩy ba tờ báo Đảng này xuống đến cấp tĩnh [có nghĩa: ra lệnh cho cấp tĩnh phải đặt mua ba tờ báo]. Mỗi tĩnh thêm vào của nó báo Tĩnh của Đảng và đẩy nó xuống đến cấp thành phố và thị xã. Mỗi thành phố sau đó thêm vào của nó báo Thị xã Đảng vào các huyện. Cấp này đến cấp kia, tất cả đều tuyên bố rằng sự đăng ký gia nhập là tự nguyện, nhưng sự thật là, không ai có thể từ chối gia nhập. Trung bình, mỗi thành thị cần chi khỏang 100, 000 đồng (yuan — tiền Trung Quốc) cho sự đăng ký vào các báo Đảng khác nhau, và đa số gánh nặng này là gánh bỡi dân làng.’ Viên chức Đảng nói, ‘Chúng tôi chuyên môn trong sự cai quản vấn đề ý thức hệ, kể cả chỉ trích Pháp Luân Công, v.v.’ Lời tuyên bố của ông ta có thể giúp chúng ta hiểu được hơn sự tuyên truyền và thẩm thấu áp lực nặng nề chống Pháp Luân Công bỡi chế độ Giang trong năm năm qua.

Nói về “tà ác” còn gì tà ác hơn là giết người, tạo hỗn loạn, và giã dối và gắp lửa bỏ tay người (như là ‘tự thiêu’)? Còn gì tà ác hơn là xúc động toàn xã hội tham gia vào những tội lỗi đó? Còn gì thất đức hơn là xúc động toàn xã hội chống lại những giá trị căn bản nhất của nhân loại? Còn gì xấu xa hơn là khai thác tâm tốt lành của dân chúng để gạt họ trong thời gian lâu như thế? Nhưng đó chính là cái mà chế độ Giang, và hệ thống tuyên truyền do họ kiểm sóat, làm ra.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào sự xen vào phát hành truyền hình. Cho dù là những đồng tu Pháp Luân Công hay là những con người ngay chánh làm ra nó, đó là một hành vi chủ động phơi bày và khắc chế những hành động tội lỗi của chế độ Giang, và sử dụng chứng cớ để xáo bỏ sự hận thù và những tư tưởng xấu xa đã gắn vào trong tâm trí người dân. Qua năm năm dài vừa qua, các đồng tu Pháp Luân Công đã không bao giờ lơi là trong mục đích nguyên thủy của họ, là làm ngưng sự khủng bố này, đưa những tội phạm thật sự ra một tòa án để xữ tội, và giúp những người bị lầm đường tham gia vào sự khủng bố phải ngưng những hành động tội lỗi của họ và hàn gắn những tổn thất mà họ đã gây ra. Trong sự đối nghịch và khổ nạn vô tiền lệ này, các đồng tu Pháp Luân Công đã không lưu tâm đến tổn thất cá nhân và nguy hiễm đến tánh mạng. Họ nói lên với dân chúng những sự kiện thực tế và hy vọng rằng các người này sẽ có được một tương lai báo đền. Với tấm lòng trong sạch không chủ đích cá nhân trong khi nhìn vào vấn đề xen vào truyền hình, vấn đề thật sau lưng đó là rất rõ rệt. Chư vị có thể thấy rõ ràng thiện ác.

24-11-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/11/24/89872.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/11/30/55081.html.

Dịch ngày 7-12-2004, đăng ngày 8-12-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share