Đào Nhiên

[Minh Huệ] Gần đây một tờ báo của Trung CộngNhân Dân nhật báo — đã bày đặt một câu chuyện lừa mị, như sau: “Trường hợp Liệu Nguyên Hoa: Một số ‘phần tử cứng đầu’ của Pháp Luân Công đã câu kết với những hoạt động chống phá Trung Công ở ngoại quốc và đang cố gắng gửi những bức ảnh chụp những thiết bị tra tấn mà họ từng phải chịu đựng khi ở trong nhà tù Trung Cộng cho website Minh Huệ Net (www.minghui.org) của Pháp Luân Công. Thám tử quốc gia đã phát hiện ra hành động này, và những người bị bắt đã nhận tội. Sau khi được Công An giáo dục, họ đã tự nhận là bị Pháp Luân Công lừa dối và họ đã thú trước các cơ quan truyền thông rằng họ sẽ không nghe theo tuyên truyền của Pháp Luân Công nữa”.

Một trong những học viên được nêu trong câu chuyện trên, ông Liễu Nguyên Hoa, từng là quan chức thanh tra của nhà nước, đã bị tống vô trại cưỡng bức lao động và tra tấn dã man chỉ vì ông kiên định thành tín vào chân lý Chân Thiện Nhẫn, và nêu cao quyền cơ bản của con người.

Viết ra câu chuyện ấy, cây bút của Nhân Dân nhật báo đã vô tình vạch trần sự thật mà quan chức Trung Cộng vẫn gắng sức che dấu bấy lâu nay: “cố gắng gửi những bức ảnh chụp những thiết bị tra tấn mà họ từng phải chịu đựng khi ở trong nhà tù Trung Cộng cho website Minh Huệ Net của Pháp Luân Công”. Tờ báo đã mặc nhiên thừa nhận rằng các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn, và thậm chí còn viết tiếp: “Thám tử quốc gia đã phát hiện ra hành động này, và những người bị bắt đã nhận tội”. Theo Hiến Pháp Trung Quốc, không được tra tấn tù nhân nhà ngục. Tra tấn cũng là điều mà Tuyên Cáo Phổ quát của Liên Hiệp Quốc quy định về Nhân Quyền, và chính quyền Trung Cộng đã ký vào bản cam kết đó.

Hiến Pháp Trung Quốc cũng quy định rằng công dân có quyền tự do ngôn luận, và được quyền bày tỏ quan điểm cũng như thỉnh nguyện khi thấy có điều bất công. Vì vậy, cảnh sát Trung Cộng đã vi phạm Hiến Pháp một lần nữa khi cấm các học viên đang đưa những hình ảnh tra tấn phi pháp ra trước công lý.

Nhân Dân nhật báo không đặt dấu hỏi về xuất xứ những tấm ảnh chụp thiết bị tra tấn, và họ cũng thừa nhận rằng các học viên Pháp Luân Cộng đã bị tra tấn, mà trái lại, tác giả bài viết còn cảm thấy tự hào khi cái gọi là “tội” vạch trần sự thật khi chuyển bức ảnh ra ngoại quốc đã được công an xử lý, và còn tiếp rằng, sau khi được xử lý bằng “giáo dục” của cảnh sát, các học viên ấy đã quay lại nói xấu Pháp Luân Công. Dù những học viên ấy đã nói gì trong khi được “giáo dục” tại nơi cảnh sát Trung Cộng giam cầm, thì người đọc sẽ không tránh khỏi tự hỏi, xem có phải chính những thiết bị tra tấn ở trong những tấm hình kia đang được công an sử dụng như những dụng cụ “giáo dục” hay không.

Từ khi cuộc đàn áp phi nhân tính của Giang Trạch Dân được triển khai, Trung Cộng đã đốt sách Pháp Luân Công, lăng mạ môn học này, viết bài vu khống đăng lên các phương tiện truyền thông, bắt bớ và tra tấn các học viên, thậm chí giết họ. Quan chức Trung Cộng không hề để dành một cơ hội nào cho các học viên Pháp Luân Công bày tỏ ý kiến của mình. Tuy nhiên 5 năm qua, các học viên đã gắng mọi cách để giúp mọi người hiểu rõ sự thật, sự tàn bạo của cuộc đàn áp, với mục đích ngăn chặn cuộc bức hại và sát hại. Vô vàn những câu chuyện về học viên tại Trung Quốc bảo vệ đức tin vào Chân Thiện Nhẫn của mình dẫu đang bị bức hại nặng nề, qua đó bày tỏ tinh thần đáng khâm phục của họ.

Với mục đích miêu tả các học viên Pháp Luân Công như những “phần tử cứng đầu”, cây bút Nhân Dân nhật báo đã tự phơi bày sự thật rằng các học viên Pháp Luân Công vẫn đang kiên định vào đức tin của mình, mặc dù khủng bố và đàn áp vẫn rất tàn khốc, và nhắm thẳng vào những ai dũng cảm đứng lên nói lên sự thật cho dân chúng.

Rất có thể, phóng viên viết bài báo đó chưa thật sự hiểu tại sao các học viên Pháp Luân Công lại có dám rủi ro cả mạng sống của mình cho chân lý, chứ không chịu “ngồi tập” bí mật ở nhà để an toàn.

Thực ra, lý do các học viên bước ra để vạch trần sự thật và phản đối cuộc đàn áp, cũng là xuất phát từ thiện tâm. Họ biết rõ rằng Pháp Luân Công là tốt, và cũng không cần tranh đấu với ai cả. Ấy là vì những người chưa hiểu rõ về Pháp Luân Công, nếu bị các phương tiện thông tin vu khống bôi Pháp Luân Công do Trung Cộng điều khiển, sẽ bị mất đi cơ hội quý giá trong đời của mình.

Rất nhiều kiều bào người Hoa đã biết đến Pháp Luân Công và sự thật cuộc đàn áp. Họ khâm phục tinh thần hy sinh của các học viên Pháp Luân Công, tinh thần hy sinh cho chân lý. Họ thường nói rằng, những hành động ấy giúp họ thấy được thiện tâm của các học viên.

31-12-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/1/2/92573.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/1/23/56845.html.

Dịch ngày, đăng ngày; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share