Một đệ tử tại Trung Quốc

[Minh Huệ] Trung Cộng thao túng các phương tiện truyền thông tại Trung Quốc là một điều có một không hai. Đây là ‘kinh nghiệm’ đúc kết sau ‘nhiều năm đấu tranh cách mạng’. Ngay từ ban đầu thời sau ‘giải phóng’, nguyên lão đảng viên Trung Cộng là Trần Vân đã nói trắng ra rằng một trong những lý do Trung Cộng có thể ‘chiến thắng’ Quốc Dân Đảng, một kẻ thù mạnh hơn mình, chính là Quốc Dân Đảng không thao túng các phương tiện truyền thông công cộng, và điều ấy tạo cơ hội cho đảng phát tán những báo chí của mình và điều khiển công luận. Từ đó đến nay, thao túng các phương tiện truyền thông công cộng là một thủ đoạn mà Trung Cộng luôn luôn chú trọng, là một biện pháp quan trọng để đảng duy trì và phát triển sức quyền lực chính trị của mình. Trung Cộng sẽ không bao giờ nhả món đồ ấy ra.

Dưới ảnh hưởng của thông tin một chiều được đảng kiểm duyệt khắt khe như vậy, người dân Trung Quốc thông thường không biết được chân tượng của sự thật. Ngay cả những bài nói của lãnh tụ trong đảng cũng bị kiểm duyệt. Vì vậy, người dân nói chung chỉ thấy được quan điểm cá nhân của các lãnh tụ Trung Cộng khi họ được thông tín viên của các hãng thông tấn ngoại quốc phỏng vấn, bởi vì chỉ có các thông tín viên ngoại quốc mới đăng sự thật. Đã có nhiều bài viết của các hãng thông tấn ngoại quốc về vấn đề này.

Ví dụ, năm 1989, ngay trước khi Triệu Tử Dương rời phòng đã thổ lộ với Goóc-ba-chốp nhân dịp họp tại Tanzania: Ngay cả một tổng bí thư như tôi, tôi cũng không có quyền hành thực sự gì. Những lời ấy nếu nói ra cho các phóng viên Trung Quốc, thì đã không bao giờ được đăng, và người dân sẽ không bao giờ biết được sự thật.

Các bài của lãnh tụ Trung Cộng chỉ được đăng trên phương tiện truyền thông Trung Quốc sau khi đã được kiểm duyệt. Trong một lần được Đài truyền hình Trung Ương Trung Quốc (CCTV) phỏng vấn trong chương trình “Tiêu Điểm”, nguyên thủ tướng Chu Dung Cơ đã nói thẳng: “Tôi cũng chỉ là một đối tượng mà các ông đang giám sát mà thôi!” Những lời ấy tất nhiên đã bị bỏ và không xuất hiện trong trương trình được đăng vào hôm sau đó. Mãi nhiều năm về sau, người ta mới biết được.

Sau 25-4-1999 (sự kiện mà các hãng thông tấn Trung Cộng bóp méo thành cái gọi là Pháp Luân Công ‘vây hãm’ Trung Nam Hải, rồi lấy đó làm một trong những cái cớ để biện minh cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công), Giang Trạch Dân đã lờ đi những phản đối của nhiều lãnh tụ khác trong đảng, và phát động cuộc đàn áp. Trong buổi gặp phỏng vấn với tờ Le Figaro (Pháp), Giang Trạch Dân đã buông lời thoá mạ Pháp Luân Công. Ngay sau đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã gia tăng mạ lị và vu khống Pháp Luân Công.

Quyền tự do ngôn luận, thực ra đang được Trung Cộng kiểm duyệt khắt khe. Điều ấy cũng thể hiện rất rõ trong những thể hiện xâm phạm vào tự do của các phóng viên. Các phóng viên đi đâu về đâu cũng thường bị giới hạn. Các phóng viên ngoại quốc đặt chân đến Trung Quốc nói chung đều bị giám sát suốt ngày, và ngay cả điện thoại của họ cũng bị nghe lén.

Một người bạn làm việc ở Đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc (CCTV) đã nói thẳng với tôi về cái gọi là “vụ tự thiêu tại Thiên An Môn”: “Đây không phải là một sự kiện đột xuất gì đâu. Ngay cả phóng viên của CCTV nếu muốn đến quảng trường Thiên An Môn để làm bài phỏng vấn ai đó thì cũng phải xin phép Bộ tuyên truyền Trung Ương trước đó từ 1 đến 3 ngày. Nhưng ngay khi đó đã có người đến quay phim với máy quay video sẵn sàng trên vai. Đây chắc chắn là đã được xin phép rồi mới đến quay phim. Nhất là cảnh quay ông Vương Tiến Đông, cảnh quay cận cảnh và rõ nét như thế, trong một hoàn cảnh hỗn loạn như thế, thì chỉ có thể thực hiện được khi đã có chuẩn bị phối hợp từ trước.”

Cá nhân tôi, lúc cái gọi là vụ ‘tự thiêu’ xảy ra ấy cũng ngẫu nhiên có mặt tại quảng trường Thiên An Môn. Tôi đang sửa soạn cùng các bạn đồng tu để giương khẩu hiệu. Cảnh sát có mặt rất đông ở quảng trường với mức độ đề phòng rất cao. Các cảnh sát chìm đứng vây quanh cả một khu vực. Hầu hết các bạn đồng tu đều bị lục soát và bắt ngay, và chỉ có một số ít các bạn đồng tu thật sự lọt được vào quảng trường. Những người ‘tự thiêu’ đã đi thành nhóm đến thẳng và tôi cảm thấy rằng như họ đã ‘có giấy phép’ nên mới đến dễ dàng như thế.

Nhiều người dân dần dần nhận ra sự thật đằng sau vụ này. Nhiều người tự họ cũng nhận ra nhiều điều thậm chí ngay khi xem cách thức mà các phương tiện truyền thông Trung Quốc tuyên truyền về vụ ‘tự thiêu’. Ngày nay, khi công nghệ thông tin ngày càng trở nên mạnh mẽ, việc Trung Cộng bám víu vào thủ đoạn thao túng các phương tiện truyền thông chỉ càng ngày càng làm người dân mất dần niềm tin vào đảng. Trung Cộng giành chính quyền nhờ vào vu khống và lừa dối, và nó cũng sẽ mất chính quyền cũng chính vì vu khống và lừa dối ấy.

1-2-2005

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/2/1/94664.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/2/5/57185.html.

Dịch ngày, đăng ngày; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share