Viết bởi Qing Yan
[Minh Huệ] Trước hết, điều quan trọng nhất là chúng ta nên hiểu rõ ràng rằng chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân và bè phái chỉ dựa trên lừa dối và bịa đặt. Sự buộc tội mà y dựng nên chỉ là chiến thuật để biện hộ cho chính sách khủng bố Pháp Luân Công của y. Trong một quyển sách của Pháp Luân Công có nói là “Ngoài việc làm tốt công tác của mình, một người tu luyện không bao giờ thích thú vào chính trị hay bất cứ quyền lực chính trị nào; nếu không làm đúng như vậy, thì người đó không phải là đệ tử của tôi” (“Tu luyện không phải là chính trị”, trong Tinh Tấn Yếu Chỉ) Trong bài này, tôi muốn vạch rỏ một số vi phạm của các nhân viên chính phủ và nói thêm về sự hợp pháp của chính sách khủng bố Pháp Luân Công của bè phái Giang Trạch Dân.
Mới đây, một số nhân viên chính quyền địa phương tại Trung Quốc tổ chức trưng cầu dân ý để gọi là dân chủ. Ở đây, tôi không đề cập đến vấn đề có thật sự như vậy hay không, nhưng tại một số làng ở tỉnh Sơn Đông, những tài liệu của chính phủ nói rằng các đệ tử Pháp Luân Công không có quyền bỏ phiếu. Tất cả dân chúng trong làng đều được tài liệu để đọc. Đây là một cách khủng bố và tước đoạt quyền tự do mà đã được hiến pháp công nhận cho mọi người, nhưng đã được áp dụng rộng rãi kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999. Một số đại biểu Quốc hội và các thành viên trong Bộ chính trị đã bị cách chức vì họ thành tín tu luyện Pháp Luân Công.
Có phải Giang Trạch Dân cảm thấy bất an, không có an ninh và y không có chọn lựa nào hơn là triệt hạ các đệ tử Pháp Luân Công và tách rời họ ra khỏi quần chúng? Hay có thể y không tin tưởng vào các nhân viên chính phủ hối lộ, lạm quyền vì họ theo đúng đường lối do y đặt ra? Nếu không thì tại sao y đã áp dụng chính sách vô nhân đó đối với các đệ tử Pháp Luân Công, trong khi đó họ không bao giờ quan tâm đến chính trị?
Chúng ta biết rằng nhân dân có một số quyền hạn được công nhận bởi luật pháp, và họ được quyền tham gia chính trị nếu họ thực hiện quyền hạn của họ. Bộ luật hình sự của Trung Quốc nói rằng tước đoạt quyền hạn chính trị chỉ áp dụng cho những tội phạm, nhưng quyết định tước đoạt quyền hạn này chỉ được toà án quyết định. Giang Trạch Dân hoàn toàn đạp chân lên quyền hạn của toà án và tước đoạt quyền hạn của các đệ tử Pháp Luân Công vì lòng thành tín của họ vào Pháp Luân Công, và đây là điều khôi hài, nhục nhã của hệ thống pháp lý tại Trung Quốc.
Điều luật 34 của Hiếp pháp Trung Quốc phát biểu rằng “Tất cả công dân của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đến 18 tuổi đều có quyền bầu cử và ứng cử, không phân biệt chủng tộc, nghề nghiệp, phái, quan hệ gia đình, điạ vị, tín ngưỡng, giáo dục, thời gian di trú, ngoại trừ người đó bị tước đoạt quyên chính trị bởi toà án”
Luật pháp của Hội đồng Nhân dân Làng Xã của Trung Quốc cũng nói rằng “Chính sách tại các làng xã và quy định của họ cũng như các quyết định bởi các cuộc họp của làng xã không được đi ngược với hiến pháp hay các luật lệ quốc gia, và họ không được vi phạm quyền tự do, quyền sống và các quyền về làm chủ của dân làng”.
Rõ ràng, nhân viên chính phủ địa phương đã cấm các đệ tử Pháp Luân Công bầu cử là vi phạm luật lệ Trung Quốc. Bè phái chính trị của Giang Trạch Dân lãnh đạo không dưới sự chỉ đạo của luật pháp Trung Quốc nhằm triệt hạ Pháp Luân Công, đã sử dụng những biện pháp như “Triệt hạ thanh danh họ, phá sản tài chính của họ và thủ tiêu họ” đối với đệ tử Pháp Luân Công, “nếu các đệ tử Pháp Luân Công bị tra tấn mà chết thì cứ nói là họ tự sát; thi hài được hoả táng ngay lập tức không cần thân nhân họ xác định” Hơn 1, 100 đệ tử Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết, và hàng trăm ngàn người khác hiện đang bị giam giữ bất hợp pháp tại các trại cưỡng bức lao động.
Mới đây, Công tố viện Tối cao của Trung Quốc đã tổ chức một cuộc điều tra về các nhân viên chính phủ đã vi phạm nhân quyền hay lạm dụng quyền hành. Rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công thỉnh nguyện họ về những tra tấn dã man tại trại cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, bè phái Giang Trạch Dân đã đưa lệnh xuống cho Công tố viện tối cao là không được nhận, hay cứu xét những hồ sơ xin điều tra của các đệ tử Pháp Luân Công. Như một nhân viên trong ngành pháp lý nói “Chúng tôi biết rằng việc này là sai trái, nhưng chúng tôi phải theo lệnh của Giang Trạch Dân và làm như thế là vì trách nhiệm về chính trị, vì y bắt chúng tôi chịu trách nhiệm nếu chúng tôi điều tra những vụ về Pháp Luân Công”.
Những sự thật này tạo nên những điểm biểu hiện cho sự khôi hài của chế độ Giang Trạch Dân khi y tung hô lên là “Cai trị theo đúng luật” hay “Nhân danh nhân quyền” mà y thường la lớn trên chính trường quốc tế.
Vì thế, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng những nhân viên chính phủ hành động trái phép, tích cực tham gia vào chính sách khủng bố của Giang Trạch Dân. Chính sách khủng bố này hoàn toàn vô luật lệ, và những nhân viên này sẽ bị trừng trị đích đáng bởi luật pháp Trung Quốc và quốc tế. Giang Trạch Dân và đám hầu đoàn đã bị nhiều quốc gia trên thế giới kiện và chúng tôi tin tưởng rằng họ sẽ ra trước công lý cho những tội trạng mà họ đã vi phạm.
5-11-2004
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/11/5/88390.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/12/5/55265.html.
Dịch ngày 9-12-2004, đăng ngày 11-12-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.