Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 03-12-2018] Đạo lý trong cõi nhân gian bao gồm mọi loại lý thuyết và khái niệm cổ xưa lẫn hiện đại. Trước khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã rất quan tâm đến những trích dẫn kinh điển và những câu nói phổ biến đương đại. Tôi đã nghĩ chúng tốt và có lý.
Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, học các pháp lý nhiều hơn và đề cao tâm tính của bản thân, tôi dần dần cảm nhận rằng những nguyên lý nơi người thường như vậy có thể can nhiễu đến việc đề cao tâm tính của tôi. Cảm giác đó trở nên rõ ràng hơn với tôi gần đây khi tôi đọc một trang web cá nhân có vẻ rất triết lý, cho tới khi đó tôi mới nhận ra rằng tôi phải gột sạch những tư tưởng mơ hồ này bằng một tâm thái bình tĩnh.
Ví dụ, gần đây tôi đọc một trích dẫn trên mạng: “Không được làm người quá tốt, và chó không nên cho ăn quá no.” Nó ngụ ý rằng người ta nên làm việc có chừng mực. Nếu một người đối xử với những người khác quá tốt, họ sẽ không biết ơn, nếu một con chó quá no, nó sẽ không thể thực hiện trách nhiệm bảo vệ nhà. Suy nghĩ này có đúng không? Đối với người thường, nó có thể có lý. Nhưng với người tu luyện, nó có thể là một sự can nhiễu và là một cái bẫy.
Sư phụ đã giảng:
“Tu luyện là quá trình thăng hoa của sinh mệnh, là bắt đầu từ từng bước từng bước làm người tốt, dần dần thành người tốt hơn nữa, [thành] sinh mệnh cao thượng vượt khỏi người thường, cho đến cao hơn nữa.” (Gửi các học viên Việt Nam 2018)
Các đệ tử Đại Pháp nên phải tốt hơn người thường, với tâm từ bi và không theo đuổi lợi ích. Họ có nên từ chối làm người tốt chỉ vì mọi người không thể hiện sự đánh giá cao với họ theo các nguyên lý tại nhân thế?
Tại sao những nguyên lý thế gian lại can nhiễu đến việc đề cao tâm tính? Bởi vì người thường tuân theo nguyên tắc của người thường, còn người tu luyện thì tuân theo nguyên lý tại cao tầng. Tuy nhiên, người tu luyện đến từ xã hội người thường và tu luyện trong đó, và như vậy họ vẫn là một phần trong xã hội đó. Do đó, những nguyên tắc người thường đó có thể tạo ra sự nhầm lẫn lớn, có thể ẩn sâu. Chúng ta thường bám vào chúng mà không nhận thức được việc đó.
Sư phụ đã giảng:
“Từ cao tầng mà xét, sinh mệnh con người chẳng phải vì để làm người.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ Ba)
Các nguyên tắc được bàn tới trong xã hội người thường dù là phổ biến hay sâu sắc thì dường như vẫn đóng vai trò là chỉ dẫn cho con người. Do sự khác biệt cơ bản này, các học viên phải buông bỏ nỗi ám ảnh với những nguyên tắc người thường. Người thường đề cao lợi ích cá nhân còn các đệ tử Đại Pháp nên hành xử theo các pháp lý của Sư phụ.
Sư phụ đã giảng:
“từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác, vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (Tinh tấn yếu chỉ – Phật tính vô lậu)
“Cái Lý của thế gian con người không thành Đạo được, trạng thái con người sinh tồn cũng không phải trạng thái chân thực của sinh mệnh vũ trụ” (Gửi Hội giao lưu Đài Loan 2018)
Nhiều lý của thế gian có thể là chấp trước. Chúng ta phải buông bỏ tất cả những chấp trước ích kỷ đó.
Các học thuyết nơi thế gian chủ yếu là ngược lại với chính lý của vũ trụ; chúng đã bị bóp méo. Do đó, bất kỳ sự gắn kết nào với các học thuyết thế gian đều chệch khỏi Đại Pháp. Những người tu luyện phải buông bỏ các học thuyết người thường để có thể đồng hóa với Đại Pháp. Đồng thời, chúng ta không nên chỉ trích người thường vì bám vào các học thuyết nơi thế gian và chúng ta không nên tranh luận đúng sai với họ. Nếu cuộc tranh luận xảy ra với người thường, chúng ta đã rớt xuống các tiêu chuẩn của người thường khi dính mắc vào đúng sai.
Sư phụ giảng:
“Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng.” (Giảng Pháp tại Manhattan)
Trong văn hóa truyền thống, nhiều đạo lý của nhân gian bắt nguồn từ Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Ngay cả khi một đạo lý xuất phát từ một trường phái chính thống, các đệ tử Đại Pháp phải buông bỏ nó bởi vì nó đi ngược với yêu cầu cơ bản “tu luyện phải chuyên nhất” như Sư phụ đã giảng:
“Ngoại trừ học Pháp, bất kể điều gì đều không thể cho lẫn vào, do đó tuyệt đối không thể lưu truyền giữa các đệ tử Đại Pháp bất kể những gì không thuộc về bản thân Đại Pháp, tuyệt đối không được tạo thành can nhiễu cho đệ tử Đại Pháp.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc 2004)
Đằng sau mỗi khái niệm, luôn có hàm chứa một đạo lý trong cõi nhân gian. Một người tu luyện đắm chìm trong những suy nghĩ con người thì thực sự cũng đắm chìm tại nhân gian. Các đệ tử Đại Pháp tu luyện trong xã hội người thường không thể hành xử bất thường hay trộn lẫn với những tín ngưỡng thông thường. Chỉ bằng cách đồng hóa với Đại Pháp, người tu luyện mới có thể sống trong thế giới, được dẫn dắt bởi những tiêu chuẩn cao hơn của Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/28/380934.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/26/175962.html
Đăng ngày 11-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.