Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 12-1-2019] Sư phụ giảng:
“Mỗi việc mà chư vị gặp phải đều không hề ngẫu nhiên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010 – Giảng Pháp tại các nơi XI)
Mỗi khi mâu thuẫn xảy đến, tôi đã học được cách hướng nội cho đến khi tìm được chấp trước của mình. Khi tôi nhận ra chấp trước của mình từ trong Pháp lý và xả bỏ chúng, biểu hiện của mâu thuẫn lập tức được giải trừ và chân tướng đều hiển lộ.
Sư phụ giảng:
“Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Năm 2018 tôi làm công việc chăm sóc cho một cụ bà 91 tuổi người dân tộc Triều Tiên. Một hôm, trong lúc ăn trưa, bà hỏi tôi: “Cô có thấy chiếc cốc nhỏ đựng mắm tỏi của tôi ở đâu không?” Tôi nói: “Cháu có thấy, cháu đã rửa sạch rồi cất vào tủ bát rồi.” Bà nói: “Sao tôi không thấy, tôi còn tưởng cô làm vỡ nó rồi.” Tôi nói: “Cháu chưa từng làm vỡ gì cả. Bà đừng lo, ăn cơm xong cháu đi tìm cho bà.” Bà ấy không vui và nói: “Có lần tôi ở trong phòng nghe thấy cô đang rửa bát và hình như có thứ gì đó rơi xuống đất. Cô đã không nói gì với tôi, và tôi cũng không tiện hỏi.” Tôi liền cười: “Bà ơi, rửa bát làm sao mà không gây ra tiếng động chứ? Nhưng đúng là cháu không có làm vỡ gì cả, nếu có thì cháu đã nói với bà rồi.” Tôi không đợi đến lúc ăn cơm xong mà lập tức đi vào bếp để tìm.
Thật kỳ lạ! Tôi đã tìm khắp phòng bếp, trong các tủ bát, giá đựng đồ, đều không tìm thấy chiếc cốc nhỏ đó. Trong nhà ngoài tôi và bà cụ ra, bình thường không có ai khác. Thỉnh thoảng con gái của bà về ở vài ngày. Làm sao chiếc cốc lại không cánh mà bay được nhỉ?
Khi tôi nói với bà cụ rằng tôi cũng không tìm thấy chiếc cốc, bà nói với giọng mỉa mai: “Nếu cô không làm vỡ nó, thì nó sẽ xuất hiện. Nếu cô làm vỡ nó rồi thì tôi sẽ không bao giờ tìm thấy nó. Mặc dù nó không đắt lắm nhưng tôi rất thích nó.”
Một bài thơ của Sư phụ xuất hiện trong đầu tôi:
Thiểu biện
“Như ngộ cường biện vật tranh ngôn
Hướng nội trảo nhân thị tu luyện
Việt tưởng giải thích tâm việt trọng
Thản đãng vô chấp xuất minh kiến”Diễn giải:
Biện giải ít đi thôi
“Nếu gặp phải biện giải mạnh mẽ thì đừng tranh lời
Hướng nội tìm nguyên nhân, ấy là tu luyện
Càng muốn giải thích thì tâm càng nặng
Mà lòng khoáng đãng không chấp thì lại nảy ý kiến sáng suốt”(Hồng Ngâm III)
Tôi không giải thích gì thêm, hẳn là tôi vẫn còn các chấp trước nào đó chưa phát hiện được. Tôi không nên nhìn mọi việc trên bề mặt. Vậy chấp trước của tôi là gì?
Tôi ngộ ra từ Pháp rằng những người xung quanh chính là tấm gương phản chiếu các chấp trước của bản thân tôi. Cụ bà người dân tộc Triều Tiên là người khá cố chấp, bà nghe thấy thứ gì rơi nhưng không hỏi xem đó là gì, mà khi không tìm thấy chiếc cốc, bà lại cho rằng tôi đã làm vỡ nó. Chiếc cốc không quá đáng giá nhưng bà rất thích nó và thậm chí còn mất ngủ vì mất nó. Điều này khiến tôi nhớ đến lời giảng của Sư phụ:
“Tôi không trọng hình thức, tôi sẽ lợi dụng các loại hình thức để bộc lộ tâm được chôn giấu rất sâu của chư vị, trừ bỏ chúng đi.” (Nhổ tận gốc, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Hướng nội
Tôi nhận ra rằng những điều tôi nhìn thấy ở bà đang nhắc nhở mình phải hướng nội vô điều kiện. Tôi đã tìm thấy chấp trước của mình. Cố chấp vào ý kiến cá nhân là một kiểu chứng thực bản thân và chấp trước vào tự ngã. Cụ bà đã nghe thấy gì đó, rồi bắt đầu tưởng tượng và đưa ra nhận định – đó là quan niệm được hình thành hậu thiên. Cụ bà đã “hoài nghi” – đây chính là nghi tâm. Bà đã ngại không hỏi tôi – đó là ngại mất mặt, là tâm cầu danh. Nó không quá đắt – bất kể là đồ vật đó lớn nhỏ, đắt rẻ thế nào, đây chính là tâm lợi ích. Bà thực sự thích nó và không vui khi làm mất nó – đây chính là xuất phát từ “tình”. Thậm chí bà còn mất ngủ vì nó – tâm chấp trước này rất mạnh mẽ.
Sư phụ giảng:
“Tất nhiên chúng ta có thể giải thích một cách có thiện ý; nói rõ sự việc thì không hề gì; tuy nhiên chư vị chấp trước quá thì không được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Thay vào đó tôi đã hai lần giải thích rằng mình không làm vỡ cốc. Tôi đã cố gắng bảo vệ bản thân. Tại sao? Tôi muốn tranh luận rằng mình đúng còn bà thì sai. Đây là tâm tranh đấu. Nếu “tôi đúng” thì có gì là to tát đây?
Khi về nhà, tôi kể lại sự tình cho con trai và nhờ cháu mua hộ một chiếc cốc giống như thế trên mạng. Cháu nói: “Đây không phải chuyện tiền nong, nếu mẹ mua cho bà ấy, bà ấy đương nhiên sẽ nghĩ rằng mẹ đã làm vỡ nó.”
Tôi trả lời: “Nhưng đó không phải điều quan trọng, không nên vì một chiếc cốc nhỏ mà khiến bà ấy cáu giận, mất ngủ.” Nhưng chẳng có cái nào tương tự trên mạng cả. Tôi đi các cửa hàng, siêu thị nhưng cũng không thể tìm được.
Tôi đến nhà của cụ bà vào sáng sớm. Bà nhìn tôi khó chịu và hỏi tại sao tôi lại đến sớm. Tôi nói rằng tôi đã đi đến các cửa hàng nhưng không thể tìm thấy chiếc cốc tương tự.
Bà nhìn tôi chằm chằm: “Cô không làm vỡ nó. Tại sao cô lại muốn mua? Cháu gái của tôi đã mua nó ở Hàn Quốc.”
Tôi nói rằng tôi chỉ muốn bà có thể ngủ ngon hơn và không lo lắng nữa. Bà quay mặt đi và không nói gì.
Giữ phong thái của người tu luyện
Kể từ đó bà bắt đầu soi lỗi của tôi. Lúc thì thức ăn quá mặn hoặc nhạt nhẽo. Màu sắc quá đậm vì nhiều xì dầu hoặc bà không thấy món ăn ngon nếu không có xì dầu. Cơm quá khô hoặc quá nát. Dù bà có khó tính thế nào, tôi vẫn bình tĩnh và vui vẻ. Tôi cố gắng hết sức để đáp ứng yêu cầu của bà.
Một lần bà nổi giận và nói: “Công việc này quá dễ dàng với cô, cô kiếm tiền quá dễ dàng ở đây.” Tôi vẫn bình tĩnh, tâm bất động. Tôi tiếp tục công việc của mình với nụ cười trên môi. Tôi đang nhẩm bài thơ của Sư phụ trong tâm.
Thuỳ thị thuỳ phi
“Tu luyện nhân
Tự trảo quá
Các chủng nhân tâm khứ đích đa
Đại quan tiểu quan biệt tưởng lạc
Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma”Tạm dịch:
Ai thị ai phi (ai đúng ai sai)
“Người tu luyện
Tự tìm lỗi
Các loại nhân tâm phải bỏ nhiều
Quan ải lớn nhỏ chớ rớt lại
Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa”(Hồng Ngâm III)
Tôi giữ trong tâm những lời dạy của Sư phụ. Tôi nên nhẫn và nghĩ cho người khác trước. Bà cụ lại nói tiếp: “Tôi có hơi khó tính. Nếu cô không muốn công việc này. Cô có thể về nhà bất cứ lúc nào.” Bà ấy thực sự đang ép tôi nghỉ việc.
“Tôi với bà gặp nhau là duyên phận, nếu tôi có làm gì sai, xin bà hãy chỉ ra và tôi sẽ sửa chữa.” Tôi nói với một nụ cười và bà ấy không nói gì.
Sư phụ giảng:
“khi người khác đối xử với chư vị không tốt, có thể có tồn tại hai loại tình huống: một là chư vị tại đời trước có thể đã đối xử không tốt với người ta; trong tâm chư vị thấy bất bình: ‘Cớ chi đối xử với tôi như vậy?’ Nhưng tại sao trước đây chư vị đối xử với người ta như thế? Chư vị nói rằng chư vị đâu có biết được lúc ấy, rằng đời này đâu liên quan gì với chuyện của đời kia; [suy nghĩ] thế không được. Còn có một vấn đề nữa, trong lúc mâu thuẫn, thì có động chạm đến vấn đề chuyển hoá nghiệp lực; do đó chúng ta khi đối xử [với trường hợp] cụ thể, cần phải có phong thái cao, chứ không như người thường.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi cảm thấy biết ơn cụ bà bởi bà đã giúp tôi đề cao tâm tính. Nhưng bà trông khá ủ rũ và không nói chuyện với tôi.
Tôi cầu xin Sư phụ trong tâm: “Sư phụ, con đã nhận ra rất nhiều chấp trước và cố gắng hết sức để loại bỏ chúng. Con cũng đã giảng chân tướng cho bà ấy và bà biết con tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và tu Chân-Thiện-Nhẫn. nhưng bà đã nghĩ rằng con làm vỡ cốc và nói dối. Không quan trọng rằng con đã sai. Con chỉ không muốn bà ấy hiểu nhầm về Đại Pháp và không được cứu. Chiếc cốc này hẳn phải ở đâu đó. Sư phụ xin Ngài hãy điểm hoá cho con tìm được chiếc cốc.”
Đột nhiên tôi nhớ ra một hôm tôi nghe thấy con gái của bà nói rằng cô ấy sẽ mang chiếc cốc về nhà nếu bà không dùng đến. Lúc đó tôi cũng ở trong bếp và đã không để tâm. Liệu có phải là cô ấy đã mang cốc về nhà? Tôi có nên gọi điện cho cô ấy? Tôi có thể gây ra mâu thuẫn giữa họ nếu tôi gọi cho cô con gái. Vậy nên tôi đã không làm gì cả.
Khi tôi trở về nhà vào ngày hôm sau, con gái của bà gọi điện cho tôi và tôi hỏi cô ấy có nhìn thấy chiếc cốc không. Cô nói rằng đã cất nó đi và hỏi tôi tại sao. Tôi nói: “Thật tốt quá, mẹ của chị nghĩ rằng tôi đã làm vỡ nó. Chị có thể nói với bà chuyện đó để bà yên tâm được không?”
Mâu thuẫn được hoá giải
Khi tôi bình tĩnh lại, tôi nhận ra rằng mình vẫn chưa bỏ hết được tâm muốn chứng minh bản thân vô tội. Tôi tự trách mình đã không chú ý tu khẩu, không giữ vững tâm tính. Những gì cụ bà đã làm trong suốt những ngày vừa rồi là để giúp tôi tu nhẫn.
Vài ngày sau, con gái của bà đã đến thăm và mang theo chiếc cốc. Hiểu lầm đã được giải trừ, cụ bà chủ động nói chuyện với tôi. Hơn nữa con gái bà cũng vô tình thông qua chị cả mà biết được những chuyện bà đã làm với tôi, vì bà vẫn luôn thích kể chuyện với người con gái cả. Họ đã cùng ngồi lại nói chuyện với bà: “Mẹ trách oan người giúp việc rồi, gây khó dễ cho người ta, cố tính đuổi khéo. Vậy mà cô ấy cũng không tức giận hay phàn nàn về mẹ. Cô ấy vẫn làm tốt công việc của mình và chăm sóc mẹ cẩn thận. Thật khó để tìm được một người giúp việc như cô ấy bây giờ. Chừng nào nhà mình vẫn cần người giúp việc, thì chắc chắn phải thuê cô ấy.”
Người con gái xúc động nói với tôi: “Chị thật tốt. Tại sao chị không nói với chúng tôi là chị bị oan?” Tôi nó rằng vì chúng tôi tu luyện chân chính và đối xử tốt với tất cả mọi người.
Sau đó tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho cô ấy. Cô lắng nghe chăm chú và đặt các câu hỏi và tôi đã trả lời từng câu một. Cô nói: “Những người có niềm tin thực sự khác với những người không có niềm tin. Tôi luôn phàn nàn này nọ và luôn phiền não. Chị có thể vui lòng cho tôi mượn cuốn sách đó? Tôi muốn tĩnh tâm đọc nó và quy chính tâm thái của bản thân.”
Tôi đã rất mừng khi cô nói vậy, tạ ơn Sư phụ vì lòng từ bi của Ngài. Cô ấy có thể được cứu rồi!
Không có điều gì là nhỏ nhặt trong tu luyện. Chiếc cốc nhỏ đã gây ra một sự việc, qua đó đã khiến tôi ngộ ra: Khi gặp sự việc, nếu động tâm thì tôi nên cảnh giác và tìm kiếm các chấp trước liên quan đến nó. Các chấp trước đều không cô lập, đều là từng vòng từng vòng gắn vào nhau. Ngay cả chấp trước ẩn sâu nhất cuối cùng cũng phải được phơi bày từng cái một và tôi nên loại bỏ chúng. Sau đó tôi phải tĩnh tâm học Pháp và nghiêm khắc dùng Đại Pháp tu chính bản thân. Sư phụ sẽ cho tôi thấy được các Pháp lý ở tầng thứ của tôi. Tôi tự nhắc mình rằng, cho dù gặp bất cứ mâu thuẫn nào, tôi cũng không được nhìn vào ngoại cảnh, chỉ để tâm tu chính mình.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2019/1/12/380252.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/13/175813.html
Đăng ngày 10-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.