Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Thiên Tân, Trung Quốc
[MINH HUỆ 04-02-2019]
Các đồng tu, xin hãy tự hỏi bản thân xem mình có đang ở trong Pháp hay không? Bạn có là đệ tử chân chính của Sư phụ hay không?
Gần đây, ở khu vực chúng tôi lại có kinh văn giả lưu truyền trong một số học viên. Ngày 28 tháng 4 năm 2013, Ban Biên tập Minh Huệ đã đăng bài viết (có lời bình của Sư Phụ vào ngày 16 tháng 4 năm 2013) nói riêng về kinh văn giả. Chính Pháp đang đến cuối cùng, tại sao đã rất nhiều lần Sư phụ chỉ rõ rằng không xem không truyền kinh văn giả, mà kinh văn giả lại vẫn có thị trường? Đồng tu, bất kể bản thân là học viên đã tu luyện được bao lâu đi chăng nữa, chúng ta đều cần phải tĩnh tâm xuống, nghiêm túc suy xét về vấn đề này.
Dưới đây, tôi xin được chia sẻ với các bạn đồng tu về kinh nghiệm cũng như liễu giải của bản thân về một số “rối loạn” trong tu luyện biểu hiện ra ở địa phương tôi, mong rằng nó sẽ hữu ích để chỉnh thể chúng ta đề cao trong tu luyện. Xin vui lòng chỉ ra thiếu sót và những điều chưa thỏa đáng.
Có những đồng tu dường như trường kỳ chấp mê công việc cũng như cuộc sống của họ trong xã hội người thường, và không thể thoát ra khỏi danh lợi tình. Họ không dụng tâm làm ba việc, không đạt yêu của Pháp, và trong tu luyện thì trường kỳ quanh quẩn ở một tầng thứ.
Một vài người có thiên mục khai mở tại tầng thứ nào đó, đi khắp nơi nói rằng trên thân người này người kia có phụ thể, rằng người này kiếp trước là nhân vật nào đó trong lịch sử, hoặc ai với ai tiền kiếp có quan hệ gì, v.v.
Có những đồng tu lại rất quan tâm đến hình thế, động thái của xã hội, và trông chờ người thường chấm dứt bức hại.
Một số lại một mực hướng ngoại và chú ý vào những thiếu sót của những học viên khác. Một vài người thậm chí còn chụp mũ người này người kia bị tà ngộ, trong khi những vị đồng tu [bị quy chụp] tuy có đoạn thời gian trạng thái tu luyện không chính xác, song đã kịp thời quy chính trong Pháp.
Một số khi thấy đồng tu khác đang xuất hiện ma nạn, thì không quy chính tự kỷ, thiện ý chỉ ra vấn đề còn tồn tại của đồng tu, mà lại đi lan truyền những thiếu sót của đồng tu, theo đó đã tạo nên những khổ nạn mới cho họ.
Có những học viên bắt đầu tu luyện Đại Pháp sau năm 1999 vẫn không học các bài giảng Pháp của Sư phụ một cách có hệ thống, hoặc có người vẫn chưa thể khai sáng được hoàn cảnh gia đình. Họ không chỉ không tham gia nhóm học Pháp, tự bản thân không thể học Pháp có quy củ, mà bộ phận đồng tu này còn không thể dĩ Pháp vi Sư, thường tìm đồng tu khác giúp giải quyết vấn đề của mình.
Một số lại trường kỳ học Pháp chạy theo hình thức, không đắc Pháp, luyện công và phát chính niệm thì rơi vào trạng thái buồn ngủ và mơ mơ màng màng trong thời gian dài. Rất nhiều học viên dù đắc Pháp trước năm 1999 cũng ở trong trạng thái này.
Một vài đồng tu lại cố gắng trở nên lập dị khác thường, và muốn bước theo con đường mà Sư phụ đã đi theo nghĩa đen và mang tính bề mặt. Họ lên núi vào miếu ở khắp nơi trên toàn quốc. Họ tự nhận mình là học viên, nhưng họ lại không thực sự hiểu rằng tu luyện Đại Pháp thì duy chỉ có con đường duy nhất là tu tâm.
Một số thì lại bỏ ngoài tai những lời cảnh tỉnh của Sư phụ về việc tà ác có thể nghe lén thông qua điện thoại di dộng. Họ tùy ý sử dụng điện thoại để liên lạc với các học viên khác mà không cân nhắc đến vấn đề an toàn. Khi có người chỉ ra rằng họ cần phải vì chỉnh thể mà chú ý vấn đề an toàn, họ liền nói một cách bừa bãi rằng học viên này có tâm sợ hãi và còn lan truyền những lời xằng bậy đó giữa các học viên.
Có người thì một thời gian dài không buông bỏ được chấp trước căn bản, hoặc chưa bao giờ nhận thức ra chấp trước căn bản của mình. Họ tu luyện nửa vời, biểu hiện bề mặt thì rầm rầm rộ rộ làm các hạng mục Đại Pháp, nhưng vẫn là mang lối tư duy của người thường mà làm.
Những biểu hiện của việc không phù hợp với tiêu chuẩn nghiêm túc và thần thánh của Chính Pháp còn rất nhiều, phải làm sao đây? Chỉ có một cách duy nhất là chiểu theo lời giảng của Sư phụ. Tôi xin được trích dẫn một đoạn Pháp của Sư phụ và hy vọng tất cả chúng ta có thể tu luyện tinh tấn và đề cao như một chỉnh thể.
Sư phụ giảng:
“Tuy nhiên, dù khó thế nào, sinh mệnh được cứu đã can nhiễu và đặt ra nạn ra sao trước lúc được cứu, [thì] đệ tử Đại Pháp là có con đường của bản thân mình. Là đệ tử Đại Pháp mà nói, trước đây tôi vẫn luôn giảng, tôi nói rằng đệ tử Đại Pháp có sứ mệnh lịch sử to lớn thế, cần gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh, khẳng định là có đường thông mà chư vị có thể đi qua. Con đường ấy ắt phải là con đường mà có thể đạt được tiêu chuẩn, như thế thì chúng sinh vũ trụ mới bội phục, mới có thể không can nhiễu nổi, chư vị mới sẽ không có phiền toái trên con đường ấy, mới sẽ bước đi được một cách rất thông thuận. Nếu không, mang theo các chủng chấp trước, nhân tâm, thì trên con đường ấy sẽ đụng phải rất nhiều phiền toái, những phiền toái ngăn trở không cho bản thân vượt qua. Kỳ thực không đi nổi chính lộ ấy, một là nguyên nhân nghiệp lực, trong đó gồm cả những phiền toái mà sinh mệnh mang theo sau lưng, các loại ân oán và thệ nguyện, cũng như các loại liên đới của sinh mệnh, v.v.; một nữa là nhân tâm chấp trước của bản thân mình. Đặc biệt là quan niệm đã hình thành, phương thức tư duy đã hình thành, những cái đó khiến bản thân rất là khó nhận thức ra những biểu hiện một cách không tự biết của nhân tâm. Nhận thức không ra thì làm sao buông bỏ? Đặc biệt là hoàn cảnh kia ở Trung Quốc, tà đảng đã huỷ đi văn minh truyền thống Trung Quốc, làm ra một bộ những thứ toàn là những gì của tà đảng, cái gọi là ‘văn hoá đảng’. Dùng phương thức tư duy mà chúng lập ra ấy, sẽ khó nhận thức Chân Lý vũ trụ, thậm chí không nhận thức ra được rằng những tư tưởng hành vi bất lương kia là đối lập với những giá trị phổ biến của thế gian. Rất nhiều tư tưởng bất lương mà không nhận thức ra nổi thì làm sao đây? Chỉ có chiểu theo Đại Pháp mà làm. (“Giảng Pháp vào ngày kỷ niệm 20 năm truyền Pháp,” Giảng Pháp tại các nơi XI)
Bản tiếng Hán: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/19/175886.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/19/175886.html
Đăng ngày 09-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.